Ngộ độc thuốc kháng cholinergic: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngộ độc thuốc kháng cholinergic: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Cholinergic là gì

Ngộ độc thuốc kháng cholinergic thường gặp ở khoa cấp cứu nhưng hiếm khi gây tử vong. Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội Trung tâm Kiểm soát Chất độc Hoa Kỳ (AAPCC) trong năm 2015, chỉ có dưới 14.000 trường hợp phơi nhiễm được báo cáo cho các trung tâm kiểm soát chất độc, trong đó không có trường hợp nào tử vong. Tuy nhiên trong các năm trước có tới 51 ca được báo cáo có tử vong. Còn năm sau lại có tới 2.159.032 trường hợp phươi nhiễm kháng cholinergic được báo cáo cho trung tâm kiểm soát chất độc. Những con số này chưa phản ánh hết thực trạng lạm dụng và ngộ độc thuốc kháng cholinergic do nhiều trường hợp không được phát hiện ra và không báo cáo lại cho trung tâm.

Tình trạng ngộ độc thuốc kháng cholinergic có thể xảy ra với nhiều loại thuốc được kê đơn hoặc thuốc bán không cần đơn cũng như nhiều loại thực vật và nấm. Các loại thuốc phổ biến có hoạt tính kháng cholinergic bao gồm các thuốc kháng cholinergic (atropin, scopolamine, benztropine, glycopyrrolate, ipratropium…), thuốc kháng histamin (diphenhydramine, promethazine, doxylamine…), thuốc chống loạn thần (chlorpromazine, clozapine, olanzapine, quetiapine…), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, nortriptyline, imipramine, desipramine…), thuốc điều trị parkinson (benztropine, trihexyphenidyl…), thuốc giãn đồng tử (cyclopentolate, homatropine, tropicamide…), thuốc giãn cơ (cyclobenzaprine…), thực vật (nấm Amanita, cà độc dược, thiên tiên tử, cây Belladon…).

Ngộ độc thuốc kháng cholinergic

Ngộ độc thuốc kháng cholinergic

Cơ chế gây độc của thuốc kháng cholinergic

Cơ chế tác dụng và gây độc

Hệ cholinergic bao gồm các hạch giao cảm, phó giao cảm, hậu hạch phó giao cảm, bản vận động cơ vân và một số vùng trên thần kinh trung ương. Các receptor của hệ này được chia thành 2 loại chính:

– Loại nhận các dây hậu hạch như tim, cơ trơn và tuyến ngoại tiết, bị kích thích bởi muscarin và ngưng hãm bởi atropin nên được gọi là hệ cảm thụ với muscarin.

– Loại nhận dây tiền hạch bao gồm các hạch giao cảm và phó giao cảm, tủy thượng thận, xoang động mạch cảnh và bản vận động cơ vân thuộc hệ thần kinh trung ương bị kích thích với nicotin nên được gọi là hệ cảm thụ với nicotin.

Các thuốc kháng cholinergic có thể:

– Ngăn cản tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh

– Ngăn cản giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh

– Phong tỏa tại receptor

Thuốc kháng cholinergic đối kháng cạnh tranh với tác dụng của acetylcholine tại các thụ thể muscarinic và nicotinic. Do đó các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến lệ và cơ trơn hầu hết đều bị ảnh hưởng. Ngoài ra thuốc kháng muscarinic còn ức chế hoạt động muscarinic trong tim làm tim đập nhanh.

Dược động học

Hầu hết các thuốc kháng cholinergic đều được sử dụng đường uống và tác dụng của chúng thường bắt đầu trong 2 giờ. Nhưng do các thuốc này có thể tác động lên nhu động đường tiêu hóa nên thời gian này có thể kéo dài hơn. Một số thuốc bôi ngoài da như hyoscine có thể có tác dụng kéo dài hơn 24 giờ. Nhóm thuốc kháng cholinergic tác động chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương thường kéo dài trên 8 giờ, trong khi nhóm thuốc kháng cholinergic tác dụng chủ yếu lên hệ tim mạch có thời gian tác dụng ngắn hơn nhiều.

Liều độc

Với liều atropin trên 10mg đã được đánh giá có khả năng gây chết người. Ăn từ 30 – 50 hạt cà độc dược cũng gây ngộ độc nặng. Còn với trospium clorua thì liều 360mg chỉ gây khô miệng, tăng nhịp tim và không xuất hiện triệu chứng khác.

Một số thuốc kháng cholinergic thường gặp

Thuốc amin bậc 3

Liều thường dùng ở người lớn (mg)

Thuốc amin bậc 4

Liều thường dùng ở người lớn (mg)

Atropine

0,4 – 1

Anisotropine

50

Benztropine

1 – 6

Clidinium

2.5 – 5

Biperiden

2 – 5

Glycopyrrolate

1

Darifenacin

7.5 – 15

Hexocyclium

25

Dicyclomine

10 – 20

Ipratropium bromide

Chỉ có dạng hít và xịt

Flavoxate

100 – 200

Isopropamide

5

Fesoterodine

4 – 8

Mepenzolate

25

L-Hyoscyamine

0.15 – 0.3

Methantheline

50 – 100

Oxybutynin

5

Methscopolamine

2.5

Oxyphencyclimine

10

Propantheline

7.5-15

Procyclidine

5

Tiotropium

Chỉ có dạng viên để hít

Scopolamine

0.4 – 1

Tridihexethyl

25 – 50

Solifenacin succinate

5 – 10

Trospium chloride

20

Tolterodine

2 – 4

Trihexyphenidyl

6 – 10