- 1 Giới thiệu sơ lược về đền thờ Chu Văn An
- 2 Đền thờ Chu Văn An có gì mà hấp dẫn du khách
- 2.1 Tham quan bức tranh thiên nhiên quá xinh đẹp
- 2.2 Tham quan kiến trúc độc đáo của đền thờ Chu Văn An
- 2.3 Tham quan lăng mộ Thầy Chu Văn An
- 2.4 Tham quan rửa mặt tại giếng ngọc
- 2.5 Tham quan Điện Lưu Quang
- 2.6 Thiên đường tham quan và nghỉ dưỡng
- 2.7 Thiên đường cầu xin khấn vái
- 3 Nguồn gốc và lịch sử hình thành đền thờ Chu Văn An
- 4 Đền thờ Chu Văn An nằm ở đâu?
- 5 Giá vé và chi phí tham quan đền thờ Chu Văn An
- 6 Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan đền thờ Chu Văn An
- 7 Đường đi và phương tiện du chuyển đến đền thờ Chu Văn An
- 8 Ăn gì khi đi tham quan đền thờ Chu Văn An
- 8.1 Bún cá rô đồng
- 8.2 Rươi Tứ Kỳ
- 8.3 Bánh gai Ninh Giang
- 9 Ở đâu khi đi tham quan đền thờ Chu Văn An
- 10 Lưu ý
Đền thờ Chu Văn An là điểm được chọn để thờ phụng người thầy giáo nổi tiếng mẫu mực về tâm đức sáng ngời. Đền thờ là điểm để các học sinh sinh viên đến viếng thăm và thắp hương với sự kính cẩn cực tôn nghiêm. Đây là nơi để người Việt Nam thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Giới thiệu sơ lược về đền thờ Chu Văn An
Đền thờ Chu Văn An là một quần thể kiến trúc cực kỳ bề thế và xinh đẹp. Đây là ngôi đền mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng ngút ngàn. Đền củng là nơi để giáo dục con em chúng ta gìn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Chính vì thế mà ngày nay nó trở thành điểm tham quan cực kỳ hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước..
Đền là nơi thờ phượng người thầy Chu Văn An. Thầy có tên thật là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn. Thầy Chu Văn An sinh sống từ nhỏ ở thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm. Nơi này ngày nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thầy Chu Văn An học vị tiến sỉ nhưng không làm quan, ông chỉ dạy học tại trường Huỳnh Cung ở sông Tô Lịch.
Thầy Chu Văn An được Vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Nghĩa là thầy đảm nhiệm chức vụ dạy cho các Thái tử và phò giúp nhà vua. Cho đến thời Trần Dụ Tông, triều đình rối ren, thầy Chu Văn An dâng “thất trảm sớ” để trấn an tình hình nhưng bị bác bỏ. Thầy từ đó cáo quan về núi Phượng Hoàng sống ẩn dật với nghề dạy học, viết sách. Thầy còn chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo đến hơi thở cuối cuộc đời của mình.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Đền thờ Chu Văn An có gì mà hấp dẫn du khách
Tham quan bức tranh thiên nhiên quá xinh đẹp
Toàn cảnh đền thờ Chu Văn An nhìn từ trên cao xuống rất xinh đẹp. Nó quả thật là một bức tranh danh lam thắng cảnh với canh xanh phủ quanh đền. Điểm giữa một rừng cây xanh thẳm là một ngôi đền bằng đá với kiến trúc độc lạ rất đẹp.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Tham quan kiến trúc độc đáo của đền thờ Chu Văn An
Đền thờ Chu Văn An thực sự đã bị tàn phá kinh khủng bởi chiến tranh bởi bom đạn. Và vào năm 1997 chính quyền tỉnh Hải Dương bắt đầu cho khai quật khảo cổ và trùng tu tôn tạo. Tuy là xây mới nhưng vẫn giữ lại nét kiến trúc cổ xưa của triều Nguyễn. Đền với 3 khu chính là Đền thờ, Lăng mộ và Điện Lưu Quang. Toàn bộ công trình cự kỳ kiên cố và xây dựng theo đúng lối kiến trúc cổ. Nổi bậc nhất có lẻ là cầu thang với hơn 100 bậc đá có khắc 4 chữ là chữ Vạn, Thế, Sư, Biểu.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Tham quan lăng mộ Thầy Chu Văn An
Lăng mộ thầy Chu Văn An nằm trên mỏm núi Phượng Hoàng giữa rừng thông bát ngát. Đây là nơi được cho là đẹp nhất của đền thờ này. Lăng mộ được xây liền khối theo hình chữ nhật hướng Đông Nam. Điểm nhấn trang trí xung quanh lăng mộ là cuốn sách và giải bút nhọn. Đây là các biểu tượng thể hiện cho đức nghiệp thanh cao, trong sáng và suốt đời vì sự nghiệp giáo dục của Việt Nam mình.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Tham quan rửa mặt tại giếng ngọc
Giếng Ngọc nằm cách lăng mộ gần 50m về phía tây. Đây là cái giếng do các học sinh đào khi thầy Chu Văn An mất. Giếng Ngọc lúc nào cũng đầy nước và rửa mặt rất mát. Giếng nổi tiếng với câu chuyện rửa mặt sẽ học giỏi cho nên rất nhiều học sinh tìm đến rửa mặt. Thành giếng được ốp đá và cao hơn 1m với những chạm trổ hình “lưỡng long chầu nguyệt”.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Tham quan Điện Lưu Quang
Điện Lưu Quang là điểm mà thầy Chu Văn An ngày xưa dạy học được lưu trữ lại. Điện nằm ở bên phải đền về phía tây của núi Phượng Hoàng. Các bạn sẽ được tái hiện lại phòng dạy học theo phong cách cổ xưa trông rất lạ mắt.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Thiên đường tham quan và nghỉ dưỡng
Đền thờ Chu Văn An năm trên mảnh đất hồn thiêng sông núi với thiên nhiên thơ mộng và khí thiêng tuôn chảy. Cảnh đẹp nơi đây đã vào thơ ca, nhạc, họa tự bao đời. Đền thờ là nơi trút lòng mổi khi ai đó buồn bã ai đó âu sồng vì những lo toan, tất bật của cuộc sống thường. Đền thờ củng là nơi hay nghe nhất những câu ai oán thế thái nhân tình… Với sông núi nơi đây, các bạn vừa trút lòng vừa đắm mình trong sắc biếc của thông mã vĩ. Dành một không gian nhỏ để lặng nghe tiếng suối reo rì rào. Tôi chắc chắn rằng bao mệt mỏi buồn lo sẽ tan đi và bạn lại bắt đầu thấy bao điều kì diệu sẽ mở ra trước mắt.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Thiên đường cầu xin khấn vái
Đền thờ Chu Văn An quanh năm khói hương nghi ngút với mùi thơm ngát. Vì đơn giản nó được truyền tụng là nơi khấn vái cực kỳ tâm linh. Ai có bệnh xin bệnh, ai muốn lộc xin lộc, ai cầu tài được tài, ai cầu duyên được duyên… Nhờ vậy mà du khách gần xa ngày kéo đến mổi đông khiến cảnh khói hương luôn tuôn trào không ngớt.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Nguồn gốc và lịch sử hình thành đền thờ Chu Văn An
Đền thờ Chu Văn An được chính những người nông dân xây dựng với tên gọi là đền Phượng Hoàng. Đền được cho là nơi để tưởng nhớ công lao to lớn của Thầy Chu Văn An đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam ta. Vào thế kỷ thứ 17 đến 18, đền được trùng tu tôn tạo và trở thành một trong “Chí Linh bát cổ”. Vào năm 2008, chính quyền cho phục dựng các hạng mục công trình: đền chính, nhà tả hữu vu, nghi môn, lăng mộ…
Ảnh sưu tập 123di.vn
Đền thờ Chu Văn An nằm ở đâu?
Đền thờ thầy Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây ngôi đền có phong cảnh cực đẹp và củng là điểm cầu xin khấn vái của bà con Hải Dương.
Giá vé và chi phí tham quan đền thờ Chu Văn An
Đền thờ Chu Văn An không có thu phí bán vé vào cổng. Cho nên các bạn hoàn toàn thoải mái khi đến đây tham quan bạn nhé. Bạn chỉ cần tôn 5.000 đồng gửi xe máy là có thể tham quan chụp hình tẹc ga rồi nhé.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan đền thờ Chu Văn An
Đền thờ Chu Văn An là điểm du lịch tâm linh và điểm du lịch cho ngành giáo dục. Chính vì vậy mà bạn có thể đến đây bất kỳ mùa nào trong năm củng được nhé. Tuy nhiên để khám phá được hết những cái hay của nó, bạn nên đi vào các dịp lễ hội. Ví dụ nếu đi vào tháng giêng bạn sẽ được tham gia lễ hội mùa xuân. Còn nếu đi vào tháng 8 thì sẽ tham gia lễ hội mùa thu. Nếu đi đúng ngày 25 tháng 8 thì sẽ dự được lể hội sinh nhật Thầy. Ngày 26 tháng 11 thì tham dự đám giổ của thầy hay còn gọi là lễ hội Về Nguồn. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là ngày 20 tháng 11, ngày nhà giáo Việt Nam.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Đường đi và phương tiện du chuyển đến đền thờ Chu Văn An
Thành phố Hải Dương có rất nhiều cơ sở giao thông hạ tầng tốt. Cho nên bạn có thể đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Vì khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Dương rất gần mà cụ thể là đến ngay đền thờ Chu Văn An chỉ vỏn vẹn có gần 80km. Cho nên các bạn cứ thoải mái di chuyển bằng xe máy các bạn nhé. Với hành trình di chuyển gần 2 giờ đồng hồ các bạn cứ men theo quốc lộ 1A. Sau đó đến giao lộ với quốc lộ 18 thì rẻ phải. Di chuyển thêm 30km nữa bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn. Các bạn quẹo trái thêm vài km nữa là đến được đền thờ.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Ăn gì khi đi tham quan đền thờ Chu Văn An
Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng là món ăn không thể bỏ qua khi đi tham quan du lịch Hải Dương. Đây là món bún vừa thơm, vừa hấp dẫn, vừa đậm đà hương vị quyến rủ. Bún cá rô đồng được chế biến nước dùng và cá đặc sắc. Cá rô bạn mang đi làm sạch vẩy được bỏ vào nồi nước và cho chút chút gia vị luộc sôi. Sau đó mang ra để nguội thì gỡ thịt cá ra để riêng. Xương cá thì cho giã nhừ, lọc kỹ rồi cho nước vào nồi nước dùng. Ăn bát bún cá rô với rau cải cúc, rau cải xanh hay rau cần phải tươi non thì không còn gì bằng.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Rươi Tứ Kỳ
Rươi Tứ Kỳ là món đặc sản cực kỳ nổi tiếng ở Hải Dương. Đây là món ăn mà hầu như du khách nào củng phải thưởng thức một lần trong đời. Chả rươi ở đây được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Vị rươi ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà. Mùi của rươi thì thơm thanh thanh của mùi vỏ quýt cộng với húng thơm.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Bánh gai Ninh Giang
Tuy nó không phải là món bánh này xuất thân của Hải Dương, nhưng nó được bày bán nhiều nhất ở đây. Bánh mang hương vị hấp dẫn khiến bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai sau khi được giã nhuyễn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Ở đâu khi đi tham quan đền thờ Chu Văn An
Ảnh sưu tập 123di.vn
Lưu ý
Đền thờ Chu Văn An là điểm tham quan tâm linh và thành kính. Cho nên các bạn đến đây nhớ ăn mặc kính đáo để thể hiện sự tôn trọng với người thấy vĩ đại nhất Việt Nam. Nhớ không được xã rác bữa bãi để giữ cho ngành du lịch Việt Nam một môi trường trong sạch.
Ảnh sưu tập 123di.vn
Đăng bởi: Bỉnh Khiêm Nguyễn
Từ khoá: Đền thờ Chu Văn An là điểm tham quan di tích của vạn học sinh