Người ta thường nhìn vào chức danh hoặc chức vụ của một người để xác định vị trí hay địa vị của một cá nhân trong xã hội cũng như trong các tổ chức chính trị, nghề nghiệp,…Hai thuật ngữ này thường đi cùng nhau, gây nhầm lẫn và thường khó phân biệt. Vậy làm thế nào để phân biệt chức danh và chức vụ?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Chức danh là gì?
Chức danh là sự ghi nhận cho người có một vị trí được các tổ chức hợp pháp như tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – chính trị, tổ chức nghề nghiệp…. công nhận và giữ một bổn phận nhất định. Ví dụ: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, dược sĩ, kỹ sư….
Khi tiến hành bất cứ công việc nào, người lao động phải biết mình đã sử dụng gì và phương thức tiến hành như thế nào và bất cứ công việc nào cũng yêu cầu những người có mức độ phẩm chất nhất định để thực hiện công việc. Bởi vậy tổ chức cần phải tiến hành đánh giá công việc để mang ra các chức danh thích hợp cũng giống như nghiên cứu các thông tin về người thực hiện công việc như Nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người lao động, các mối liên kết, các điều kiện làm việc,… nhằm làm rõ bản chất của công việc. Việc này sẽ giúp ích cho các hoạt động không giống của Quản trị nhân lực trong tổ chức. đánh giá và dựng lại chức danh công việc nhằm tạo điều kiện cho người quản lý sắp đặt đúng người vào đúng việc và giúp cho người lao động hoàn thiện công việc một phương pháp tốt nhất để đạt được những mục đích mà đơn vị đề ra.
Xem thêm: Mẫu đơn xin từ chức, xin thôi giữ chức vụ, xin từ nhiệm mới nhất năm 2022
2. Chức vụ là gì?
Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nhất định trong một tổ chức/tập thể cụ thể. Một số ví dụ như: chủ tịch, thủ tướng,… đối với đất nước hay chức vụ giám đốc, trưởng phòng, phó phòng,… đối với một doanh nghiệp/công ty bất kỳ. Thông thường thì chức vụ đi cùng với chức danh nhưng trong một số trường hợp hai khái niệm này lại độc lập không đi cùng nhau.
Để đạt được một chức vụ nhất định mỗi cá nhân buộc phải trải qua quá trình tuyển dụng, đào tạo nhất định. Điều quan trọng là người nắm giữ chức vụ phải được công nhận và quản lý bởi một tổ chức.
Ngược lại, chức danh lại không cần những yêu cầu trên, người nắm giữ chức danh đôi khi chỉ cần cố gắng, phấn đấu để được công nhận chức danh đó. Mà không cần được tuyển dụng quản lý bởi một tổ chức nào đó. Nhưng chức danh lại được công nhận bởi xã hội.
Xem thêm: Chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định về phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
3. Phân biệt chức danh và chức vụ:
Chức danh và chức vụ thường đi cùng với nhau, và dễ gây nhầm lẫn chung với nhau. Nhưng hai thuật ngữ này có những đặc điểm khác nhau rõ rệt dưới đây:
– Sự công nhận
+ Chức danh: Chức danh được sự công nhận của xã hội, có thể nói đây là công nhận quá trình phấn đấu của một cá nhân đối để có được một chức danh đó. Quá trình phấn đấu của cá nhân không chỉ là quá trình học tập mà còn phải nói đến sự tuyển dụng.
Một số chức danh có thể kể đến được như: Giáo sư, tiến sỹ, phó giáo sư, thạc sĩ, cử nhân, giáo viên, phát thanh viên
+ Chức vụ: Chức vụ không chỉ được sự công nhận của xã hội mà quan trọng là phải được sự công nhận của tổ chức.
Chức vụ phải được sự công nhận của tổ chức về vị trí, quyền hạn và chức năng mà chức vụ cá nhân đang nắm giữ. Nếu không có sự công nhận của tổ chức đang quản lý chức vụ này thì cá nhân đó sẽ không được ghi nhận
– Chức năng
+ Chức danh:
Người nắm giữ chức danh thực hiện chức danh của mình gắn liền với tên gọi. Ví dụ như Giáo viên – dạy học; bác sĩ – chữa bệnh
+ Chức vụ
Người giữ chức vụ thường có nhiều chức năng khác nhau. Nhưng thông thường chức vụ sẽ nắm giữ một vị trí quan trọng nhất định trong một tổ chức. đơn vị. Chính vì vậy thì chức năng của chức vụ sẽ được tổ chức quy định cụ thể .
– Đơn vị quản lý
+ Chức danh
Người nắm giữ chức danh có thể được một tổ chức hay một đơn vị quản lý hoặc không. Không bắt buộc người nắm giữ chức danh phải thuộc đơn vị nào quản lý
+ Chức vụ
Người nắm giữ chức vụ phải được một tổ chức, đơn vị quản lý. Bởi vì một trong những đặc điểm cơ bản của chức vụ là được một tổ chức đơn vị công nhận. ghi nhận vị trí, chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của cá nhân đó đối với chức vụ đang nắm giữ
Chức danh là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị… hợp pháp công nhận. Ví dụ như giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân…
Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng… đối với một tập thể là đất nước. Giám đốc, trưởng phòng… đối với một tổ chức nào đó…
Từ hai khái niệm nêu trên bạn có thể thấy ví dụ cụ thể như giáo viên là chắc chắn là chức danh nhưng giáo viên đấy lại làm hiệu phó hoặc trưởng bộ môn thì hiệu phó và trưởng bộ môn đấy là chức vụ. Vậy nên không tách riêng chức danh với chức vụ hoàn toàn với một nghề nghiệp cụ thể.
Cũng từ đấy trong thắc mắc của bạn thì đảng viên là chức danh hay chức vụ thì ở đây đảng viên là chức danh nhưng đảng viên đấy làm bí thư chi bộ chẳng hạn thì bí thư chi bộ là chức vụ của đảng viên và chức danh vẫn chỉ là đảng viên.
Đoàn thể, cụ thể là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm nhiều chức vụ cụ thể từ trung ương đến địa phương. Chức danh thì họ đều là đoàn viên nhưng chức vụ thì được quy định khác nhau. Cụ thể người đứng đầu trong Đoàn thể là Bí thư trung ương Đoàn, còn ở các địa phương chức vụ cao nhất của Đoàn thể là Bí thư tỉnh đoàn. Chức vụ bí thư hoặc phó bí thư được gọi là chức vụ của đoàn viên.
Xem thêm: Điều kiện, mức lương, phụ cấp chức danh chủ tịch Hội cựu chiến binh
4. Một số trường hợp đặc biệt:
Nhân viên là chức danh hay chức vụ?
Từ nhân viên không thể xác định chính xác được là chức danh hay chức vụ. Vì phải gắn liền với một vị trí cụ thể thì mới có thể xác định chính xác được
Nhưng có thể dựa vào những tiêu chí như. Nhân viên này được xã hội công nhận trong quá trình như thế nào, tiếp theo là nhân viên này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong một cơ quan tổ chức nào quản lý hay không
Tiếp theo nhân viên này có đảm bảo được vị trí vai trò nào của mình đứng tại tổ chức. Vì thường chức vụ nắm giữ những vị trí vai trò quan trọng trong tổ chức.
Chính vì tính chất cuối cùng nêu trên thì nhân viên trong thực tế thì là chức danh chứ không phải là chức vụ
Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?
Từ những dấu hiệu phân tích phía trên, ta có thể khẳng định được rằng Hiệu trưởng là một chức vụ.
Có thể nói rằng hiệu trưởng là một chức vụ quan trọng trong một trường học. chức năng này nắm giữ nhiều nhiệm vụ quản lý các chức danh phía dưới.
Để nắm giữ chức vụ hiệu trưởng phải trải qua quá trình bổ nhiệm phức tạp và tuân theo quy trình của pháp luật, tiếp theo sau khi được bổ nhiệm vào chức danh trên thì Hiệu trưởng được sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nhưng từ ví dụ này ta có thể phân tích sâu hơn: Có thể thấy được rằng hiệu trưởng nắm giữ nhiều chức năng, quyền hạn quản lý trong trường học, được bổ nhiệm qua các quy trình thủ tục. Nhưng trong trường học thì hiệu trưởng cũng là một giáo viên, cũng thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một giáo viên
Mà Giáo viên lại là một trong những chức danh được công nhận bởi pháp luật Việt Nam. Chính từ phân tích này ta có thể thấy được rằng hiệu trưởng vừa là có thể là chức danh vừa là chức vụ
Tầm quan trọng của chức danh công việc
- So với người lao động:
Một chức danh cao và thêm vào đủ nội lực khiến người đảm nhận cảm thấy chính mình thật hào hứng, nâng cao phẩm giá của mình và cố gắng phấn đấu để xứng đáng với chức danh đó. thêm nữa, họ cũng cảm thấy mình có chỗ đứng trong mắt các sếp và đồng nghiệp.
cộng sự và khách hàng sẽ tôn trọng người lao động trong doanh nghiệp của bạn hơn nếu chức danh công việc nghe “vĩ đại” một chút. Và đặc biệt là tạo uy tín của doanh nghiệp với nhiều người chỉ mong muốn sử dụng việc với nhân sự cấp cao hoặc cai quản.
Người đảm nhận chức danh công việc cao hơn sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi xây dựng ra những thời cơ mới. Chẳng hạn giống như, nếu một nhà tuyển dụng có hàng trăm sơ yếu lý lịch để tìm kiếm và loại trừ, một chức danh tốt có lẽ là thứ duy nhất ngăn lý lịch của bạn khỏi máy hủy tài liệu.
- Đối với doanh nghiệp:
Trong doanh nghiệp, chức danh còn xác định rõ vị trí và công việc cần thực hiện của mỗi một nhân sự. Giúp doanh nghiệp có cái quan sát tổng thể trực quan và thống trị tốt hơn trong việc đánh giá, nghiên cứu cấp độ hoàn thiện công việc của một nhân sự hoặc phân bổ công việc, nghĩa vụ phù hợp đến từ vị trí hay bộ phận.
Với mỗi chức danh còn xác định rõ nhiệm vụ, công việc được phân công được giao cho từng nhân viên. Giúp doanh nghiệp có một bộ máy quản lý rõ ràng, có cái nhìn tổng quan trực diện về năng suất hiệu quả công việc của mỗi cá nhân, từ đó sẽ có phương án tốt nhất để phân bổ công việc sao cho hiệu quả.
Ngoài ra, việc phân tích đánh giá bộ máy nhân lực của công ty cũng sẽ cho công ty các thông tin về điều kiện môi trường làm việc của mỗi cá nhân, giúp cho ta biết chỗ nào mạnh chỗ nào yếu, chỗ nào thừa chỗ nào đủ để có thể luân chuyên công việc một cách có lợi nhất cho công ty và người lao động.
Việc sử dụng chức danh không chỉ đơn giản nhằm mục đích tạo địa vị, tư thế cho mỗi cá nhân, nhân viên trong hoạt động kinh doanh của công ty mang tính chủ trương tham mưu hoạch định theo các chính sách phát triển vĩ mô mà còn là chính sách chiêu mộ thu hút, giữ hân người tài người có năng lực kinh nghiệm công tác; bên cạnh đó cũng là hình thức để khen thưởng tôn vinh các đóng góp cống hiến của nhân viên.
Kết luận: Chức danh và chức vụ là hai vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thực tế trong đời sống xã hội khi xác nhận về tư cách, về địa vị của cá nhân thuộc đối tượng có chức danh, chức vụ nhất định trong từng đơn vị. Trong thực tế một cá nhân khi vừa nắm giữ chức vụ vừa có thể có chức danh. Hai thuật ngữ này thường xuyên đi cùng nhau nhưng không phải trong mọi trường hợp. Một cá nhân có thể có một trong hai thuật ngữ trên hoặc có cả hai.