1. Khái niệm chơi chứng khoán là gì?
1.1 Chơi chứng khoán là gì?
Chơi chứng khoán còn được gọi là đầu tư chứng khoán mục đích đầu tư chứng khoán nhằm sở hữu tài sản bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác do chính phủ quy định để có cơ hội sinh lời.
1.2 Phân loại chứng khoán
Các loại chứng khoán hiện nay rất đa dạng và có nhiều cách để phân loại chứng khoán tuy nhiên phổ biến nhất bao gồm có 2 loại:
- Chứng khoán vốn: một công cụ tài chính chứng nhận quyền sở hữu của người nắm giữ chứng khoán, có quyền hưởng lợi nhuận hàng năm và cùng chia sẻ những rủi ro đối với doanh nghiệp và tổ chức.
- Chứng khoán nợ: chứng khoán nợ không thể hiện quyền nắm giữ chứng khoán của người sở hữu mà thể hiện quyền chủ nợ của người sở hữu đối với doanh nghiệp và tổ chức phát hành.
2. Bắt đầu chơi chứng khoán cần những gì?
2.1 Mở tài khoản chứng khoán
Sau khi tìm hiểu về khái niệm chơi chứng khoán là gì?, bạn nên bắt đầu với việc mở tài khoản chứng khoán. Dựa theo tiêu chí các an toàn được các nhà môi giới lâu năm bình chọn, hiện nay đang có 6 công ty tốt nhất ở Việt Nam nên mở tài khoản dành cho người mới chơi chứng khoán :
- Công ty chứng khoán VPS
- Công ty chứng khoán Vndirect
- Công ty chứng khoán MBS
- Công ty chứng khoán HSC
- Công ty chứng khoán SSI
- Công ty chứng khoán BSC
2.2 Các thuật ngữ trong chứng khoán
Ngày T(T+): Chữ T viết tắt của “transaction” (giao dịch). Các con số 0,1,2,3 là thể hiện ngày mua/tiền mới về tài khoản của người mua/bán chứng khoán.
Ngày giao dịch không hưởng quyền: khi nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty phát hành của chủ sở hữu sẽ trở thành cổ đông của công ty và có quyền hưởng lợi sau: hưởng quyền cổ tức, hưởng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, hưởng quyền lợi tham dự đại hội cổ đông của công ty.
Như vậy ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày người mua cổ phiếu sẽ không nhận được các quyền lợi nêu trên.
Cổ tức: Nhà đầu tư khi sở hữu cổ phiếu của công ty và trở thành cổ đông sẽ được công ty trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hay là các loại tài sản khác.
Margin hay được gọi là giao dịch ký quỹ là một thuật ngữ thường sử dụng trong chứng khoán. Giao dịch ký quỹ được xem như là một đòn bẩy tài chính giúp các nhà đầu tư có thể gia tăng cơ hội sinh lời lợi nhuận.
Hiểu đơn giản khi nhà đầu tư giao dịch ký quỹ sẽ thế chấp cổ phiếu của nhà đầu tư để mua thêm cổ phiếu. Lãi suất vay sẽ tùy thuộc vào các công ty chứng khoán có mức quy định riêng.
Fomo: FOMO hay Fear Of Missing Out là hội chứng sợ hãi về việc sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. FOMO là thường các chuyên gia nhắc đến nhiều khi tham gia thị trường chứng khoán khiến bản thân có cảm giác giá cổ phiếu đang tăng mạnh thúc đẩy nhà đầu tư ngay lập tức mua cổ phiếu.
Từ đó khiến các nhà đầu tư vô tình đu đỉnh khi có hiện tượng bong bóng xảy ra, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và có nguy cơ rủi ro mất trắng tiền đầu tư khi không có tâm lý vững vàng trước thị trường đang giảm mạnh.
2.3 Cách đọc bảng giá điện tử chứng khoán cơ bản
Ý nghĩa của các tên cột:
1.Mã CK: Mã chứng khoán là cột danh sách các tên công ty được niêm yết trên sàn. Tên trong mã chứng khoán thường được viết tắt của tên công ty, ví dụ: TCB.
2.TC: Giá tham chiếu (Màu vàng) là mức giá đóng cửa gần nhất của phiên giao dịch trước đó.
3.Trần: Giá trần (Màu tím) là mức giá cao nhất của phiên giao dịch trong ngày khi nhà đầu tư mua hoặc bán. Sàn Hose, giá trần tăng +7% so với giá tham chiếu, UPCoM là 15% và sàn HNX là 10%.
4. Sàn: Giá sàn (Màu xanh dương) là mức giá thấp nhất của phiên giao dịch trong ngày khi nhà đầu tư mua hoặc bán. Với sàn Hose, giá sàn giảm -7% so với giá tham chiếu, HNX là 10% và UPCoM là 15%.
5. Tổng KL: Tổng khối lượng là tổng số lượng giao dịch cổ phiếu trong ngày. Tổng khối lượng càng nhiều thể hiện tính thanh khoản càng cao giúp nhà đầu tư phân loại các cổ phiếu được các nhà đầu tư khác quan tâm.
6. Bên mua: Sẽ có 3 mức giá mua tốt nhất được các nhà đầu tư mua vào và khối lượng tương ứng.
7. Bên bán: thể hiện có 3 mức giá thấp nhất được các nhà đầu tư bán ra và khối lượng tương ứng.
8. Khớp lệnh: Hiển thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu khi người mua và người bán thực hiện hoàn tất giao dịch.
9. Giá: Thể hiện tổng số lượng trong phiên giao dịch của cổ phiếu. Bao gồm 3 cột là Giá thấp nhất, Giá trung bình, Giá cao nhất.
10. Dư: Biểu thị khối lượng cổ phiếu chờ khớp lệnh khi lời chào mua của người bán và lời chào bán cho người mua.
11. ĐTNN: Đầu tư nước ngoài là khối lượng cổ phiếu được nhà đầu từ nước ngoài giao dịch trong ngày bao gồm 2 cột là cột mua và cột bán.
Quy định về màu sắc
Màu tím: So với giá tham chiếu, giá tăng cao kịch trần tương ứng của mã chứng khoán.
Màu xanh lá cây: So với giá tham chiếu, giá chưa chạm trần tương ứng của mã chứng khoán.
Màu vàng: So với giá tham chiếu, giá bằng tương tứng của mã chứng khoán.
Màu đỏ: So với giá tham chiếu, giá giảm tương ứng của mã chứng khoán.
Màu xanh dương: So với giá tham chiếu, giá giảm và chạm đáy tương ứng của mã chứng khoán.
3. Đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền?
Đầu tư chứng khoán cần bỏ vốn bao nhiêu tiền là câu hỏi thường được quan tâm nhiều nhất dành cho người mới bắt đầu chơi chứng khoán khi tham gia thị trường.
Hiện nay các sàn giao dịch của những công ty/App chứng khoán đều có thể thực hiện giao dịch mua/bán cổ phiếu chỉ cần vài chục nghìn cho đến vài trăm đồng.
4. Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán
Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về các văn bản pháp luật liên quan đến chứng khoán mà người chơi chứng khoán cần biết:
Trên đây là một số thông tin cơ bản về: Chơi chứng khoán là gì? và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán mà người chơi chứng khoán cần nắm được. Qua bài viết trên, hy vọng các bạn có thể hình dung và đầu tư chứng khoán một cách hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quy định của pháp luật liên quan đến chứng khoán, vui lòng gọi ngay cho LuatVietnam theo số 1900.6192