Bạn có biết Early Decision, Early Action, Regular Decision là gì?

Early decision là gì

Nhiều bạn thắc mắc về các thuật ngữ như Early Decision (ED), Early Action (EA), Regular Decision (RD), vậy:

  • Early Decision, Regular Decision hay Early Action là gì?
  • Chúng khác nhau như thế nào?
  • Hiểu rõ các thông tin đó giúp ích gì cho bạn trong việc nộp đơn xin trường?

Một trong những lưu ý quan trọng khi bắt đầu chọn và nộp đơn trường Đại học tại Mỹ chắc chắn các bạn phải tìm hiểu chính là các mốc thời gian quan trọng hay nôm na là các “Deadline”.

Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

3 mốc thời gian quan trọng để nộp hồ sơ xin trường Đại học Mỹ

Early Decision, Early Action, Regular Decision được hiểu là 3 thời hạn nộp hồ sơ xin trường khi đi du học Mỹ và mỗi trường sẽ có một quy định riêng.

Thời gian nộp hồ sơ này rất quan trọng, đây là yếu tố quyết định việc bạn có nhận được học bổng từ trường hay không.

Và khi bạn nộp hồ sơ trước sẽ nhận được ưu tiên nhất định từ trường, những khoản hỗ trợ tài chính, học bổng cao…

1. Early Decision (ED) là gì?

Đây là hình thức nộp hồ sơ sớm có tính ràng buộc. Tính ràng buộc là các bạn nộp hồ sơ, được trường chấp nhận và tặng học bổng.

Thông thường thời hạn nộp đơn của ED khoảng từ giữa tháng 10 tới tháng 11 và học sinh sẽ nhận được kết quả vào tháng 12.

Bạn sẽ được trường yêu cầu đặt cọc sau vài ngày chấp nhận hồ sơ.

Bên cạnh đó bạn phải cam kết học tại trường đó và không nộp vào bất kỳ một trường nào khác hoặc rút tất cả các hồ sơ bạn đã lỡ nộp ở các trường khác trước đó.

Hồ sơ ED thường yêu cầu một số mẫu đơn có chữ ký liên quan đến việc bạn cam kết sẽ theo học tại trường được là Early Decision Agreement.

Lưu ý: Nếu bị phát hiện nộp hơn 1 trường, những trường nhận đơn khác sẽ đánh rớt bạn ngay lập tức hoặc hủy bỏ quyết định nhận.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rút lại thư mời học ED nếu chứng minh được mình không đủ khả năng chi trả học phí hoặc mức hỗ trợ tài chính của trường không đủ với tình hình tài chính của gia đình hiện tại.

Nếu không chứng minh được, cơ hội đậu ở các trường khác của bạn sẽ gặp “nguy hiểm”. Vì vậy, bạn phải cân nhắc rất cẩn thận khi quyết định nộp Early Decision.

Trong trường hợp nếu rớt Early Decision thì sao?

Một số trường sẽ có thêm một đợt ED2 và hạn nộp sẽ là từ ngày 1/1 đến 15/1, tùy theo từng trường và cũng có cam kết ràng buộc như ED, đến giữa tháng 2 sẽ công bố kết quả.

Đây có thể là 1 cơ hội tốt cho những bạn bị từ chối ED lần 1 hoặc nằm trong danh sách chờ đợt tuyển sinh ED lần 1 của các trường Đại học khác.

Đây cũng là một cơ hội giúp bạn có thêm thời gian trau dồi thêm trình độ tiếng Anh của mình và tham gia thi SAT/ACT kịp thời để đáp ứng yêu cầu.

Ưu điểm:

  • Khả năng đậu vào trường cao hơn và nhận được mức hỗ trợ tài chính nhiều hơn các đợt khác.
  • Nhận kết quả sớm để lên mọi kế hoạch cho việc nhập học và không tốn chi phí apply cho các trường khác nữa.

Nhược điểm:

  • Chỉ nộp được duy nhất 1 trường; phải chuẩn bị hồ sơ sớm trước tháng 11; nếu được nhận thì chỉ có 1 tháng để đưa ra quyết định và gửi tiền cọc.
  • Với mức hỗ trợ tài chính của các trường là khác nhau nên bạn không thể so sánh được.

Thông thường đối với các trường Top mức độ cạnh tranh rất cao và hầu như ai cũng đủ điều kiện được nhận, thậm chí nhiều trong số các học sinh nộp đơn không cần xét tới học bổng hay hỗ trợ tài chính, học sinh sẽ chọn ED để đảm bảo cơ hội được nhận vào trường.

2. Early Action (EA) là gì?

Early Action là hình thức nộp hồ sơ sớm nhưng KHÔNG ràng buộc.

Bạn được phép nộp đơn ở nhiều trường và bạn không bắt buộc phải học ở những trường này nếu được nhận. Và bạn cũng không cần phải điền một loại đơn nào nếu nộp đơn EA.

Hạn chót của đợt Early Action là từ ngày 1/11 đến 15/12 cho đến tháng 1, tháng 2 các bạn sẽ nhận thông báo kết quả tuyển sinh.

Thông thường, vào ngày 1/5, bạn cần phải xác nhận lại với trường rằng bạn sẽ theo học tại trường hay không.

Trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ có thêm thời gian để cân nhắc và so sánh với một số trường đại học mà bạn đã nộp đơn để lựa chọn ra một trường.

Ưu điểm:

  • Hình thức Early Action cho bạn cơ hội nhận hỗ trợ tài chính cao hơn so với hình thức nộp đợt Regular Decision (RD) bởi lúc đó nguồn tài chính của trường vẫn còn rộng rãi.
  • Bạn sẽ nhận được kết quả sớm hơn, chủ động hơn trong việc nộp đơn và so sánh mức hỗ trợ tài chính giữa các trường đã nộp.

Tuy nhiên, lưu ý rằng một vài trường (Stanford University, Yale University,…) là những trường có Restricted EA – Nghĩa là dù bạn nộp EA nhưng bạn chỉ được nộp duy nhất 1 trường.

Vì vậy, bạn phải tìm hiểu thật kỹ những yêu cầu của trường trước khi ra quyết định.

Bạn có thể liên hệ EduPath để nhận được sự hỗ trợ tư vấn.

Regular Decision (RD) là gì?

Hầu hết tất cả các trường đại học Mỹ đều có đợt Regular Decision (RD), là đợt tuyển sinh cơ bản và không có bất kỳ ràng buộc nào.

Đa phần các bạn nộp hồ sơ thông qua hình thức này nhiều hơn, và có thể đăng ký bao nhiêu trường tùy thích.

Hạn cuối nộp hồ sơ ở các trường sẽ khác nhau, nhưng thường sẽ rơi vào khoảng đầu tháng 1 cho tới 15/2, tùy trường.

Bạn sẽ nhận được kết quả vào tháng 3 hoặc tháng 4 và có thời gian cân nhắc, so sánh chi phí, các hỗ trợ tài chính cũng như những yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng vào hạn chót là 1/5.

Ngoài ra còn có

Rolling Decision: Những trường có hình thức nộp đơn này cho phép các bạn nộp hồ sơ bất cứ khi nào, không có deadline cố định hoặc nếu có thì thời gian thường rơi vào giai đoạn tháng 5 hoặc tháng 6.

Mặc dù Rolling Decision không đưa ra yêu cầu về hạn chót nộp hồ sơ, tuy nhiên việc tranh thủ thời gian nộp càng sớm sẽ càng mang lại nhiều sự lựa chọn và cơ hội có được những gói hỗ trợ tài chính tốt nhất. Thông thường, tháng 2 và tháng 3 đã được xem là thời gian khá muộn để dành lấy mức đề nghị hỗ trợ hấp dẫn.

Ngân sách các trường thường sẽ cạn dần vào giai đoạn sau tháng 3, bởi các cơ hội tốt đã được trao cho nhiều bạn sinh viên nộp hồ sơ sớm.

Việc chuẩn bị hồ sơ đòi hỏi rất nhiều thời gian, đặc biệt là quá trình chuẩn bị SAT/ACT, thư giới thiệu và bài luận cá nhân, do đó lời khuyên tốt nhất cho các bạn vẫn là có kế hoạch bài bản chỉnh chu từ sớm nhất có thể và đặc biệt lưu ý deadline của những trường trong danh sách “wishlist” muốn nộp.

Ai nên nộp hồ sơ du học Mỹ sớm

Nộp đơn ED hoặc EA sẽ phù hợp với các bạn học sinh:

  • Đã làm nghiên cứu kỹ về các trường và xác định được trường mình mong muốn học dựa trên các yếu tố về học thuật chuyên môn, địa lý, v.v
  • Đáp ứng được yêu cầu về điểm SAT, IELTS, GPA
  • Học bạ xếp hạng tốt liên tục trong nhiều năm

Ngược lại, ED/EA sẽ không phù hợp cho các bạn học sinh:

Lộ trình chuẩn bị hồ sơ

Việc chuẩn bị hồ sơ để nộp đúng với các mốc thời gian quy định của trường. Bạn cần thời gian ít nhất 1 năm.

Quá trình cần được đầu tư kỹ lưỡng để đạt được mục đích mong muốn của bạn. Sau đây là gợi ý cho kế hoạch nộp đơn vào trường Đại học Mỹ từ EduPath cho bạn:

Lớp 10

Kỳ Thu hoặc trước khi kết thúc kỳ Xuân

  • Thi SAT/TOEFL/IELTS…
  • Tìm hiểu và lên danh sách các trường Đại học mà bạn muốn nộp đơn, nếu bạn đang du học ở Mỹ hoặc có điều kiện đến Mỹ, bạn có thể đến tham quan trường vào kỳ nghỉ Xuân hoặc Hè,

Trước khi kết thúc kỳ nghỉ Hè

  • Thi SAT Subject Test hoặc ACT
  • Tiếp tục duy trì kế hoạch học tập chăm chỉ để có điểm số tốt.

Lớp 11

Hai tháng đầu năm học

  • Tiếp tục duy trì kế hoạch học tập và hoàn tất hồ sơ.
  • Nhờ các giáo viên viết thư recommendation
  • Nộp đơn sớm theo quy trình (Early Decision hay Early Action) vào các trường đã chọn.
  • Thi SAT lần nữa (nếu muốn).
  • Nộp đơn xin tài trợ tài chính, nếu cần.

Tháng 11

  • Nộp đơn xin sớm.
  • Tiếp tục gởi các thư nhận xét của Giáo viên.
  • Chuẩn bị hồ sơ cho quy trình nộp đơn thông thường (để phòng trường hợp nộp đơn sớm bị thất bại).
  • Nộp các đơn trợ giúp tài chính khác, nếu là trong yêu cầu của quy trình nộp đơn sớm.

Thường các bạn sẽ nhận được thông báo của trường về hồ sơ nộp sớm của mình trong tháng 12, hay trễ hơn là tháng 01. Khi đó quy trình nộp đơn thông thường (Regular Decision) còn chưa kết thúc!

Trong trường hợp bạn không có đủ thời gian, đừng lo lắng! Bạn còn có các trường Rolling Decision và Mỹ có hơn 5,300 trường cao đẳng, đại học bạn có thể nộp đơn!

Và nếu bạn thậm chí chưa chuẩn bị kịp các điều kiện đầu vào như IELTS/TOEFL, SAT/ACT bạn có thể đăng ký các khoá học ESL (English as a Second Language) hoặc khoá dự bị (Foundation) tại các trường cao đẳng, đại học mong muốn hoặc từ một tổ chức Anh ngữ uy tín liên kết với hàng loạt các trường cao đẳng, đại học trên khắp nước Mỹ.

Giới thiệu về EduPath.

Tư vấn du học tại EduPath

EduPath là đơn vị tuyển sinh và đối tác hàng đầu của mạng lưới các tổ chức uy tín: Educatius, PSE, ECEP,…

Hợp tác tuyển sinh cùng hơn 5000 trường, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện hồ sơ đăng ký du học của tất cả các loại visa (F1, J1, M1) bao gồm cả visa cho người phụ thuộc (F2, J2, M2).

Tiến trình hồ sơ:

  • Tư vấn miễn phí lựa chọn trường, chương trình học, ngành học.
  • Chuyên săn học bổng từ 50-100% tất cả các bậc học.
  • Dịch thuật miễn phí.
  • Đăng ký và theo dõi xuyên suốt tiến trình hồ sơ của bạn với trường hoặc tổ chức.
  • Hướng dẫn chứng minh tài chính.
  • Thực hiện thủ tục xin visa nhanh chóng, hiệu quả và hướng dẫn phỏng vấn trong suốt thời gian chuẩn bị với tỷ lệ đậu visa cao nhất.
  • Chuyên đảm trách thành công các hồ sơ từng bị từ chối.

Chăm sóc khách hàng sau khi có visa:

  • Hỗ trợ 24/7 trong quá trình sinh sống và học tập tại Mỹ
  • Hỗ trợ mua vé máy bay, sim điện thoại, sắp xếp nhà ở và đưa đón sân bay tại Mỹ.
  • Miễn phí dịch vụ visa du lịch cho phụ huynh sang thăm con du học.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết về “Early Decision (ED), Early Action (EA), Regular Decision (RD)”.

Bạn có những câu hỏi thêm thông tin, bạn trực tiếp bình luận hoặc liên hệ tư vấn viên EduPath để được hỗ trợ.