Trong hệ thống giao dịch chứng khoán có rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau. Trong đó, chứng quyền có đảm bảo được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Bởi loại chứng khoán này có thể giúp đảm giảm thiểu các rủi ro khi giao dịch. Vậy cụ thể chứng quyền là gì? Chứng quyền có đảm bảo là gì? Những lợi ích và rủi ro khi mua bán loại chứng khoán này? Để có cái nhìn tổng quan nhất về chứng quyền chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây của FBLAW nhé!
1. Chứng quyền là gì?
Chứng quyền có tên tiếng anh là Stock Warrant. Đây là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phát hành. Mục đích chính của việc nắm giữ chứng quyền đó chính là việc cho phép người sở hữu được mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó, cho dù có bất kỳ thay đổi nào về thị trường hay giá trị, những biến động của công ty.
Ví dụ: Công ty A phát hành chứng quyền với giá 100.000 VNĐ/chứng quyền với kỳ hạn 6 tháng. Việc sở hữu chứng quyền này sẽ cho phép người nắm giữ có thể mua cổ phiếu do công ty A phát hành với giá 100,000VNĐ/cổ phiếu.
Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, người cầm chứng quyền này đều được mua cổ phiếu với giá không đổi(100,000VNĐ/ cổ phiếu).
2. Chứng quyền có đảm bảo là gì?
Mở rộng khái niệm về cổ phiếu chứng quyền là gì, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe đến nhiều hơn một khái niệm khác nữa là chứng quyền có đảm bảo. Loại chứng quyền này trong tiếng anh là Covered Warrant ( thường được viết tắt: CW).
Đây là một loại chứng khoán được phát hành riêng biệt bởi các tổ chức tài chính, cho phép người sở hữu có thể mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể với một mức giá đã quy định sẵn ở một thời điểm bất kỳ trong tương lai.
>>>>Xem thêm: Cổ phiếu là gì?
>>>>Xem thêm: Trái phiếu là gì?
3. Đặc điểm của chứng quyền có đảm bảo
Chứng quyền có đảm bảo có những đặc điểm rất riêng để phân biệt với các loại chứng quyền thông thường:
- Chứng quyền có đảm bảo sẽ được niêm yết với mã giao dịch riêng biệt trên các sàn chứng khoán .
- Chứng quyền có đảm bảo hoạt động như một mã chứng khoán cơ sở thông thường.
- Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cấp phép cho các công ty chứng khoán được phép phát hành CW.
- CW luôn được liên kết với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lời, lãi.
- Giá của chứng quyền được xác định ở thời điểm khác nhau:
+ Thời điểm IPO (phát hành lần đầu tiên):
Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm phát hành sẽ đưa ra một mức giá nhất định.
+ Sau khi phát hành:
Dựa trên mã chứng khoán cơ sở, giá của CW sẽ có một vài biến động.
- Các CW đã được niêm yết trên sàn giao dịch có thể được bán lại bởi các nhà đầu tư đã mua CW.
- CW có quy định thời gian đáo hạn nên nhà đầu tư có thể giữ đến thời điểm này để có được một khoản chênh lệch bằng tiền mặt. Phần chênh lệch này được tính dựa trên giá thanh toán của CW tại ngày đáo hạn ( là mức giá trung bình của 5 phiên giao dịch trước thời điểm đáo hạn của CW) và giá thực hiện ( là mức giá không đổi đã được quy định rõ vào thời điểm đáo hạn của CW) và giá thực hiện ( là mức giá không đổi đã được quy định rõ vào thời điểm nhà đầu tư mua CW)
- Công ty chủ quản không được phép phát hành thêm CW. Chính vì vậy, các công ty chứng khoán trước khi phát hành, đều phải có một lượng chứng quyền nhất định để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành CW
- Ví dụ: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI thông báo phát hành chứng quyền có đảm bảo với các thông tin như sau:
- Tên chứng quyền: Chứng quyền TCB/5M/5511C/EUlCash – 09
- Tên mã chứng khoán cơ sở: TCB
Tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
4. Chứng quyền là gì? Các loại chứng quyền có đảm bảo
Chứng quyền có đảm bảo CW được chia làm 2 loại chính: chứng quyền mua và chứng quyền bán. Hai loại chứng quyền này được giao dịch phổ biến trên các sàn chứng khoán tại Việt Nam và quốc tế.
Chứng quyền bán (Put Warrant)
– Người nắm giữ chứng quyền bán sẽ được phép bán một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá đã được quy định rõ.
– Khoản chênh lệch từ chứng quyền mua là khi giá chứng khoán cơ sở < giá thực hiện tại thời điểm đó.
Chứng quyền mua (Call Warrant)
Người nắm giữ chứng quyền mua sẽ được phép mua một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá đã được quy định rõ.
Khoản chênh lệch từ chứng quyền mua là khi giá chứng khoán cơ sở > giá thực hiện tại thời điểm đó.
Các trạng thái của chứng quyền mua:
Điểm đặc biệt của chứng quyền mua chính là các trạng thái khác nhau để xác định khoản chênh lệch mà các nhà đầu tư có thể nhận được.
Trạng thái của chứng quyền mua được xác định tại thời điểm đáo hạn và được xác định như sau:
Trạng thái lãi:
Đối với CW bán : Giá CKCS < Giá thực hiện
Đối với CW mua: Giá CKCS> Giá thực hiện
Nhà đầu tư sẽ được phần chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện tại thời điểm thực hiện
Trạng thái lỗ:
+ Đối với CW bán: Giá CKCS > Giá thực hiện
+ Đối với CW mua: Giá CKCS < Giá thực hiện
+ Nhà đầu tư sẽ không nhận được phần chênh lệch
Trạng thái hòa vốn:
+ Giá CKCS = Giá thực hiện
+ Nhà đầu tư sẽ không nhận được phần chênh lệch
*Ghi chú: CKCS: chứng khoán cơ sở
5. Sự khác nhau giữa chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có đảm bảo
Chứng quyền doanh nghiệp và chứng quyền có đảm bảo có những sự khác nhau tương đối, mà nếu người nào không nắm rõ khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn bởi 2 loại hình chứng khoán này.
Chúng ta sẽ cùng tìm điểm khác nhau giữa 2 loại chứng quyền để phân biệt rõ nhé:
Tổ chức phát hành:
+ Chứng quyền có đảm bảo: do công ty chứng khoán được cấp phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hành.
+ Chứng quyền doanh nghiệp: được phát hành bởi công ty chủ quản hay công ty phát hành cổ phiếu
Mục đích:
+ Chứng quyền có đảm bảo: được phát hành với mục đích bổ sung thêm loại hình đầu tư và hạn chế rủi ro; Đồng thời, giúp công ty chứng khoán có thể tăng lợi nhuận từ việc bán CW.
+ Chứng quyền doanh nghiệp: phát hành với mục đích huy động vốn cho doanh nghiệp.
Chứng khoán cơ sở
+ Chứng quyền có đảm bảo: có nhiều dạng: chỉ số, ETF, cổ phiếu,…
+ Chứng quyền doanh nghiệp: chỉ có duy nhất cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành.
Phạm vi quyền hạn
+ Chứng quyền có đảm bảo: nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở
+ Chứng quyền doanh nghiệp: nhà đầu tư có quyền mua thêm cổ phiếu cơ sở được phát hành.
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành sau khi thực hiện quyền:
+ Chứng quyền có đảm bảo: không đổi
+ Chứng quyền doanh nghiệp: tăng
Các thông tin cơ bản của chứng quyền
Trên các chứng quyền sẽ bao gồm rất nhiều các thông tin với những ý nghĩa khác nhau, bao gồm:
– TSCS: Các loại mã do Sở quy định
– Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền: Tỷ lệ này thể hiện mức tỷ lệ 1 chứng quyền có đảm bảo có thể đổi sang bao nhiêu chứng khoán cơ sở
– Thời hạn chứng quyền: chứng quyền sẽ có thời gian đáo hạn, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng.
– Ngày giao dịch cuối cùng: được tính vào thời điểm 2 ngày trước thời điểm đáo hạn của chứng quyền. Sau ngày giao dịch cuối cùng, tất cả chứng quyền đều không còn được niêm yết trên sàn chứng khoán.
– Ngày đáo hạn: sau thời gian này, CW không còn hiệu lực
– Giá chứng quyền: khoản tiền mà các nhà đầu tư sử dụng để mua chứng quyền.
– Giá thực hiện: được xác định tại thời điểm chứng quyền đáo hạn và bằng với giá của chứng khoán cơ sở
– Giá thanh toán: giá của chứng khoán cơ sở trong trung bình 5 phiên giao dịch liên tiếp trước ngày đáo hạn của chứng quyền.
– Phương thức thanh toán: tiền mặt
6. Lợi ích và rủi ro khi giao dịch chứng quyền có đảm bảo
Việc thực hiện các giao dịch chứng quyền đều có những lợi ích và tồn tại những rủi ro nhất định.
Lợi ích khi giao dịch CW
Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khi mua và bán CW
Tỷ suất sinh lời cao: Biên độ dao động về giá của các CW cực kỳ lớn. Theo lý thuyết, trong vòng 1 ngày, giá của CW có thể biến động từ 100% – 200%. Trong khi đó, các chứng khoán cơ sở có biên độ dao động chỉ khoảng 7% – 15% trong 1 ngày.
Khoản lợi nhuận thu về là không giới hạn, trong khi mức lỗ chỉ giới hạn tối đa chính là giá mua chứng quyền ban đầu.
Giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở: Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua các CW trên tài khoản mua chứng khoán cơ sở có sẵn. Cách giao dịch CW cũng tương tự như đối với cổ phiếu hay ETF.
Đồng thời, CW được giao dịch và thanh toán trên thị trường giao ngay (cash marker) nên về cơ bản, việc làm quen khi mua bán CW khá dễ với nhà đầu tư.
Vốn đầu tư thấp:
Chứng quyền có đảm bảo được xem như một hướng đầu tư khác dành cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua chứng khoán cơ sở, các nhà giao dịch sẽ lựa chọn mua chứng quyền với giá thấp hơn (chỉ khoảng 8% – 20% so với giá chứng khoán cơ sở)
Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu CW: trên thực tế, các sàn giao dịch chứng khoán không giới hạn tỷ lệ sở hữu chứng quyền có đảm bảo của các nhà đầu tư nước ngoài.
Không cần ký quỹ: bất kể chứng quyền mua hay chứng quyền bán, các nhà đầu tư cũng không cần phải thực hiện ký quỹ giao dịch. Đây chính là điểm khác biệt để phân biệt chứng quyền với hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán.
Rủi ro khi giao dịch CW
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, chứng quyền có đảm bảo vẫn còn một số những rủi ro như:
Tiềm ẩn nguy cơ mất chi phí đã bỏ ra mua chứng quyền:
Trong trường hợp chứng quyền mua ở trạng thái hòa vốn hoặc lỗ thì các nhà đầu tư có nguy cơ mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua chứng quyền, đồng thời, không nhận được khoản chênh lệch.
Đòn bẩy cao:
Chứng quyền có đảm bảo có tỷ lệ đòn bẩy cao. Trong trường hợp biên lợi nhuận giảm so với kỳ vọng của nhà đầu tư cũng sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn cho giá trị của chứng quyền. Mặc dù vậy, mức lỗ cao nhất của CW cũng chỉ dừng lại ở mức giá đã mua chứng quyền.
Có sự biến động mạnh:
Chính vì đặc điểm đòn bẩy cao nên chứng quyền có đảm bảo sẽ có những biến động mạnh cùng với sự thay đổi của giá chứng khoán cơ sở.
Có độ trễ nhất định khi phản ánh những biến động của các loại tài khoản cơ sở:
Độ trễ ở đây chính là thời gian để phản ánh những biến động của chứng khoán cơ sở tác động lên giá giao dịch quyền chọn. Thời gian đáo hạn của CW càng ngắn thì độ trễ này sẽ càng nhỏ.
Gặp rủi ro không được thanh toán:
Khi các nhà đầu tư đến thời điểm đáo hạn CW, công ty chứng khoán chịu trách nhiệm phát hành ra chứng quyền có đảm bảo đó phải thanh toán phần chênh lệch (nếu có).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổ chức phát hành này không có khả năng thanh toán, sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư không thể nhận được lợi nhuận từ chứng quyền của mình.
Tuy nhiên, Ủy ban chứng khoán Việt Nam đã đưa ra quy định về việc đặt cọc thanh toán và hạn chế rủi ro, trong đó nêu rõ: “Các công ty chứng khoán phát hành chứng quyền bắt buộc phải mua một lượng chứng khoán cơ sở nhất định, nhằm hạn chế rủi ro cho chứng quyền mua khi CKCS (chứng khoán cơ sở) lên giá. Đồng thời, tổ chức phát hành phải đặt cọc 50% phần tiền thu được trong việc phát hành CW.
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá CW
Giá của CW chịu ảnh hướng của rất nhiều các yếu tố, cụ thể:
Giá thực hiện và giá của chứng khoán cơ sở: đây là 2 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá của CW. Sự chênh lệch của loại giá này sẽ xác định trạng thái lãi, lỗ hay hòa vốn của chứng quyền.
Thời gian đáo hạn: giá trị của CW càng cao khi thời gian đáo hạn càng dài.
Lãi suất: việc thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá của CW khi nhà đầu tư mua chứng quyền mua và chứng quyền bán.
Biến động giá của chứng khoán cơ sở: Chứng khoán cơ sở có biên độ dao động càng cao thì mức lợi nhuận thu về sẽ càng lớn, dẫn đến giá của CW sẽ tăng cao.
Kết luận
Có thể thấy, chứng quyền và chứng quyền có đảm bảo mang đến rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, đặc biệt với những người có lượng vốn thấp hoặc mới bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, những hạn chế còn tồn tại của CW cũng mang đến khá nhiều bất cập cho các nhà đầu tư. Sản phẩm chứng quyền được xem là một trong những loại chứng khoán mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam nên còn khá mới mẻ với nhiều người.
Hy vọng rằng, các bạn đã có thêm thông tin về chứng quyền là gì cũng như có thể tận dụng kiến thức trong giao dịch chứng khoán để tối ưu mức lợi nhuận mong muốn của mình.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 038.595.3737/0973.098.987
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An