Kinh doanh theo chuỗi là gì? Quy định và các lưu ý về loại hình kinh doanh theo chuỗi?

Chuỗi là gì

Kinh doanh theo chuỗi là mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Tuy nhiên, mô hình này bên cạnh những lợi nhuận tuyệt vời nếu ” thắng “, thì bên cạnh đó mô hình kinh doanh theo chuỗi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu không có sự quản trị chặt chẽ.

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP

– Luật doanh nghiệp 2014

– Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Kinh doanh theo chuỗi là gì?

Kinh doanh theo chuỗi là quá trình một chủ thể kinh doanh đầu tư các nguồn lực vào một hình thức phân phối mà theo đó sở hữu và quản lý một nhóm các cửa hàng/điểm bán lẻ khác nhau, bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và dịch vụ.

Kinh doanh theo chuỗi tiếng Anh là Business chain “

Xem thêm: Phân biệt hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

2. Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi:

– Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều hơn cơ sở được sở hữu và quản lí tập trung. Với sự sắp xếp như vậy, một hệ thống thường có một trụ sở trung tâm được kết nối với hệ thống các cơ sở bán lẻ hoặc chi nhánh tọa lạc rộng khắp thị trường.

– Hệ thống kinh doanh theo chuỗi sẽ kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.

– Các phần tử trong chuỗi cũng hội nhập theo chiều dọc thông qua việc duy trì các trung tâm phân phối nơi họ có thể mua từ các nhà sản xuất, dự trữ hàng hóa và từ đó phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống.

– Các phần tử trong chuỗi có thể hội nhập theo chiều ngang, nghĩa là với việc thêm một cửa hàng mới thì toàn bộ hệ thống lại tiếp cận thêm một nhóm khách hàng mới.

Xem thêm: Các loại thuế phải đóng đối với hoạt động kinh doanh vận tải

3. Phân loại kinh doanh theo chuỗi:

Theo sản phẩm kinh doanh

– Chuỗi kinh doanh/bán lẻ hàng hóa

– Chuỗi kinh doanh/bản lẻ dịch vụ

Theo lượng dịch vụ cung cấp trong chuỗi

– Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự phục vụ

– Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế

– Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ

Theo dòng sản phẩm cung ứng

– Chuỗi cửa hàng chuyên biệt

– Chuỗi cửa hàng tiện lợi

– Chuỗi cửa hàng bách hóa

– Chuỗi siêu thị

– Chuỗi trung tâm thương mại

Theo phương thức tổ chức kinh doanh

– Chuỗi cửa hàng thông thường (Regular Chain) là hệ thống cửa hàng chuỗi do một doanh nghiệp sở hữu.

– Chuỗi tự nguyện (Voluntary Chain) bao gồm một loạt các nhà bán lẻ độc lập kinh doanh cùng một mặt hàng/nhóm hàng hoặc cùng một lĩnh vực kinh doanh tự nguyện liên kết với nhau để thực hiên các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô.

– Hợp tác xã của nhà bán lẻ

– Nhượng quyền thương mại

Theo phương thức bán hàng

– Chuỗi cửa hàng truyền thống

– Chuỗi cửa hàng hiện đại

Xem thêm: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

4. Quy định của pháp luật hiện hành về việc đăng ký kinh doanh cho mô hình kinh doanh theo chuỗi:

Với những chủ thể kinh doanh mô hình theo chuỗi thì nên thành lập doanh nghiệp dưới hình thức là Công ty trách nhiệm hữu hạn và thành lập các cơ sở/ chi nhánh kinh doanh theo hình thức địa điểm kinh doanh.

Căn cứ Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh

2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

3. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.”

Lưu ý về loại hình kinh doanh theo chuỗi

Với mỗi địa điểm kinh doanh mới được lập ra cần phải tiến hành đăng ký thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

1. Thông báo Về việc đăng ký lập địa điểm kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-11 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp

2. Bản sao Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

3. Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp

Nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp có nhu cầu, bạn có thể đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

Xem thêm: Quy định về hoạt động kinh doanh lưu động

5. Những ưu – nhược điểm của loại hình kinh doanh theo chuỗi:

5.1 Ưu điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi:

– Giá cả bán ra cho khách hàng thông thường là thấp hơn so với các cửa hàng bán lẻ độc lập, do vậy thu hút khách hơn và có lợi thế cạnh tranh về giá

– Giảm chi phí quảng cáo ( hoạt động quảng cáo chỉ cần thực hiện chung cho thương hiệu )

– Khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ( các cơ sở bù trừ doanh số cho nhau )

– Giảm thiểu nguy cơ rủi ro về nợ xấu cũng như rủi ro về quản lí tài chính

– Linh hoạt trong quá trình vận hành

– Có nhiều lợi thế trong hoạt động dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng sau bán

– Hệ thống kinh doanh theo chuỗi thực hiện các hoạt động giao dịch trực tiếp, không qua trung gian nên các dòng vận động trong kinh doanh vận động thẳng và nhanh, mang lại hiệu quả quản trị cao.

– Nếu một cửa hàng nào đó hoạt động không hiệu quả và phải đóng cửa, sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực lớn lắm đến khả năng sinh lời của toàn hệ thống bởi cách thức tính toán các chỉ tiêu tài chính của từng cửa hàng tách riêng.

5.2 Nhược điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi:

– Không cung cấp được cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng và chủng loại sản phẩm hàng hóa/dịch vụ do hệ thống thường chỉ tập trung chuyên môn hóa một nhóm hoặc một chủng loại sản phẩm.

– Thiếu sự tương tác có tính chất cá nhân với khách hàng.

– Nếu hệ thống có quá nhiều chi nhánh/cửa hàng, sẽ tạo áp lực lớn cho công tác quản lí một cách hiệu quả với yêu cầu đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa cao.

– Quản lí của từng cửa hàng có quyền lực hạn chế và thiếu tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động.

– Do tính chất mua hàng và dự trữ tập trung, nguy cơ “dự trữ chết” khá cao do nhà cung cấp khó có khả năng điều chỉnh chủng loại, số lượng, chất lượng…sản phẩm theo yêu cầu kinh doanh một cách nhanh chóng và đồng thời cho toàn bộ hệ thống.

Xem thêm: Thủ tục thuê mặt nước hoạt động kinh doanh

6. Các yếu tố cần lưu ý khi kinh doanh theo chuỗi:

Mặt bằng

Không đơn giản khi lựa chọn được mặt bằng đẹp cho chuỗi cửa hàng, tuy nhiên vấn đề này là vấn đề quan trọng trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng

Yếu tố năng lực

Dựa vào khối lượng bán hàng và nhịp độ tăng trưởng, tỷ trọng và thị phần, thị phần của các nhóm khách hàng mục tiêu, thực trạng cơ cấu bán hàng, sự xâm nhập thị trường khu vực…

Chỉ số về công tác hậu cần

Cụ thể như diện tích và tình trạng của nhà kho, đặc điểm về giao thông vận tải, chu kỳ cung ứng, số hàng lưu kho bị hỏng. Thông số này đặc biệt quan trọng trong tình hình thị trường thay đổi.

Thực trạng các chỉ số tài chính

Liên quan đến giá trị và biến động công nợ, độ quay vòng dự trữ kho, khả năng thanh toán, nhu cầu vốn lưu động, điều khoản đối với người mua.

Hình ảnh

Yếu tố hình ảnh là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đặc biệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình chuỗi cửa hàng. Bởi nếu quảng bá hình ảnh tốt, phù hợp với tệp khách hàng hướng đến thì hiệu ứng theo chuỗi sẽ mang đến lợi nhuận tốt cho chủ thể kinh doanh. Mặt khác, chỉ cần một cửa hàng có những ” hình ảnh xấu xí ” có thể là hình ảnh vô hình như thái độ nhân viên,… thì ngay lập tức thương hiệu đó sẽ bị ảnh hưởng và tất nhiên cả chuỗi hệ thống sẽ chịu tác động kéo theo.

Thận trọng trong quản trị chuỗi cửa hàng

Quá trình mở rộng chuỗi cửa hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược đầu tư dài hạn và đi từng bước vững chắc, không nôn nóng phát triển nhanh bằng mọi cách, đặc biệt ở thị trường Việt Nam với chi phí mặt bằng và tiền lương hầu như chỉ tăng chứ không giảm. Do vậy, để quản trị chuỗi cửa hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng những yếu tố sau:

Thương hiệu, hệ thống cửa hàng

Cần nhất quán ở tất cả các địa điểm kinh doanh về tiêu chuẩn mặt bằng, hình ảnh cửa hàng, trưng bày, tác phong nhân viên, tiêu chuẩn chất lượng mặt hàng,…. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chọn đúng địa điểm kinh doanh, nhanh chóng quyết định đóng cửa các địa điểm làm ăn thua lỗ.

Hệ thống vận hành

Bao gồm nguồn nhân lực, quy trình kiểm soát và phần mềm quản lý, trong đó, nguồn nhân lực là quan trọng nhất để mang lại sự thành công cho chuỗi cửa hàng, đảm bảo chuỗi được vận hành nhất quán ở tất cả các địa điểm nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Một nguồn nhân lực tốt bao gồm quản lý có năng lực, nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm, gắn bó; nhân viên được đào tạo bài bản và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát của doanh nghiệp sẽ góp phần giữ chân khách hàng, hạn chế được các rủi ro về tài chính, hàng tồn kho.

Sản phẩm

Kiểm soát chất lượng sản phẩm và ổn định giá bán, sản phẩm luôn đầy đủ, phong phú và phải phù hợp với từng địa điểm kinh doanh, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Chương trình chăm sóc khách hàng

Nhằm xây dựng dữ liệu khách hàng, tương tác, nắm bắt nhu cầu và kịp thời giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Yếu tố quan trọng nữa là doanh nghiệp phải có chiến lược marketing hiệu quả và cụ thể cho từng tháng, từng quý, từng năm cho từng điểm bán hàng.