CIF là gì? Trách nhiệm của các bên được quy định như thế nào trong điều khoản CIF? Nắm rõ các quy tắc thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương là điều cơ bản đối với những ai đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong Incoterms, CIF là một trong những điều kiện giao hàng cực kỳ quan trọng, được áp dụng rất rộng rãi và phổ biến hiện nay.
Vậy CIF là gì? Khi nào nên sử dụng CIF và trách nhiệm của bên mua lẫn bên bán như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
I. CIF là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết khái niệm CIF, bạn phải làm quen với thuật ngữ Incoterms. Theo đó, Incoterms là viết tắt của International Commerce Terms. Đây chính là tập hợp bộ quy tắc thương mại quốc tế với nội dung là các điều khoản, quy định về trách nhiệm của bên mua và bên bán trong hợp đồng ngoại thương.
Như vậy, CIF là một trong các điều khoản trong Incoterms. Đây là viết tắt của Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm), Freight (cước phí). Nội dung của CIF quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, tuy nhiên lại phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích.
Cấu trúc tên gọi: CIF + Tên cảng đến, phiên bản Incoterms.
CIF thường được viết kèm theo tên cảng đích. Lưu ý rằng, điều khoản CIF chỉ được phép áp dụng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa.
II. Chuyển giao rủi ro trong CIF
Chuyển giao rủi ro là điều tạo nên sự khác biệt giữa các điều khoản được quy định trong Incoterms. Theo đó, nội dung của điều khoản CIF quy định rằng, rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng. Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau khi hoàn tất sẽ tiến hành gửi bảo hiểm cho người mua cùng các chứng từ liên quan. Như vậy, bên được bảo hiểm chính là bên mua. Khi có tổn thất ngoài ý muốn trên đường vận chuyển lô hàng, người mua sẽ là bên đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường.
Với quy định của CIF, bên bán sẽ có trách nhiệm trả phí vận chuyển lô hàng nhưng sẽ không cần chịu rủi ro cho lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển trên biển.
III. Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF
1. Cung cấp hàng hoá
Người bán có trách nhiệm giao hàng, cung cấp các chứng từ quan trọng như hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển,…
Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng theo như quy định đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã ký kết.
2. Giấy phép và thủ tục
Người bán sẽ phải cung cấp đầy đủ giấy phép xuất khẩu cùng các giấy tờ uỷ quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu.
Trong khi đó, bên bán sẽ phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng, đồng thời xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá.
Nếu như bạn muốn chúng tôi support trong việc khai thuê hải quan thì liên hệ với chúng tôi nhé
3. Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm
Bên bán sẽ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng, đồng thời có trách nhiệm chi trả kinh phí vận chuyển lô hàng đến cảng đích được chỉ định.
Bên mua không có trách nhiệm ký kết các hợp đồng vận chuyển chính và cũng không phải ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng đó.
4. Giao hàng và nhận hàng
Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng tại cảng chỉ định, đây là điều cơ bản của CIF.
Bên mua sẽ nhận hàng từ bên bán ở cảng được chỉ định.
5. Chuyển giao rủi ro
Rủi ro được chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi toàn bộ lô hàng được giao qua lan can tàu.
Người mua sẽ tiếp nhận rủi ro sau khi hàng đã được giao xuống boong tàu.
6. Cước phí
Về cước phí, bên bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí để đưa hàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai hải quan, làm bảo hiểm, nghĩa vụ đóng thuế xuất khẩu,…
Bên mua có trách nhiệm chi trả đối với các khoản phí phát sinh khi khi lô hàng được giao lên tàu. Ngoài ra, bên mua sẽ phải đóng thuế nhập khẩu đồng thời làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng đó.
7. Bằng chứng giao hàng
Bên bán sẽ phải giao chứng từ gốc sau khi lô hàng được giao lên tàu.
Người mua chấp nhận các chứng từ được chuyển giao từ người bán dưới hình thức phù hợp nhất.
8. Kiểm tra hàng
Người bán cần tiến hành chi trả chi phí cho việc kiểm hàng, quản lý chất lượng, đóng gói hàng hoá,…
Người mua cần chi trả các chi phí như công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,…
IV. Khi nào nên dùng FOB, khi nào nên dùng CIF?
1. Khi nào doanh nghiệp nên mua CIF
CIF thực sự là những điều khoản có lợi cho các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Trách nhiệm của người mua cao hơn người bán, tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chi phí mà họ phải trả sẽ ít hơn bên bán.
Người bán sẽ được làm việc với bên vận chuyển nên họ có thể kiếm thêm lợi nhuận so với người mua.
Người mua sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc kiểm soát lô hàng nếu như lô hàng lớn.
2. Khi nào doanh nghiệp nên mua FOB
Doanh nghiệp đã có kinh nghiệm dày dạn trong mảng thương mại quốc tế.
Người mua có đại lý giao nhận tại cảng xếp.
đối với mỗi chuyến vận chuyển hàng, bên mua sẽ có thêm lợi nhuận bởi thoả thuận được giá cước tốt, và làm việc được với bên vận chuyển.
==> Xem thêm tại đây: FOB là gì? – tất tần tật về f.o.b trong xuất nhập khẩu
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về nội dung điều khoản CIF. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!