01/05/2018 – Cơ bản, Nhạc lý, Sơ cấp – dkw – Comments Off on Vòng tròn bậc 5 Circle of Fifths là gì?
Vòng tròn bậc 5 “Circle of Fifths” là chìa khóa vạn năng giúp bạn có thể mở rất nhiều cánh cửa sau này, trong phạm vi bài viết chúng ta sẽ nói về cách xác định giọng trưởng/ thứ nhờ vào tính logic rất cao của nó
Thường một bài nhạc sẽ có một hợp âm chủ, hợp âm chủ thì có hai loại là trưởng và thứ, tùy vào hợp âm chủ là gì mà sẽ có những hợp âm phụ khác nhau. Hợp âm chủ là gì lại tùy thuộc thăng/giáng của bài nhạc 😀
Cái gì mà lung tung vậy, khó hiểu quá đi
Ví dụ khi bạn nhìn vào bài nhạc bên dưới
Chúng ta sẽ chơi hợp âm chủ nào? các hợp âm liên quan ra sao ….?
Vòng tròn bậc 5 “Circle of Fifths” là gì?
Bắt đầu từ 12h theo chiều quay kim đồng hồ chúng ta có
Vòng tròn bên ngoài là cho giọng trưởng: C, G, D ….
Vòng tròn bên trong cho giọng thứ: Am, Bm, F#m …
Tại sao gọi vòng tròn bậc 5 Circle of Fifths?
Bạn để ý thấy nếu đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi gam trưởng trong “circle of fifths” cách nhau một quãng 5 (perfect fifth) theo công thức:
một một nửa một ( 1 1 1/2 1 )
từ Đô trưởng —-> Sol trưởng ( C -> G )
C D E F G
- C ->D: 1 cung
- D ->E: 1 cung
- E->F: 1/2 cung
- F->G: 1 cung
———————————————————
từ Rê trưởng —-> La trưởng ( D -> A )
D E F# G A
- D ->E: 1 cung
- E ->F#: 1 cung
- F#->G: 1/2 cung
- G->A: 1 cung
—> rất phù hợp với công thức
Xem thêm bài viết Cấu tạo hợp âm Trưởng và Thứ
Mỗi gam thứ (bên trong vòng tròn) trong “circle of fifths” cách nhau một quãng 5 (perfect fifth) theo công thức:
một nửa một một ( 1 1/2 1 1 )
từ La thứ —-> Mi thứ ( Am -> Em )
A B C D E
- A ->B: 1 cung
- B ->C: 1/2 cung
- C->D: 1 cung
- D->E: 1 cung
từ Si thứ —-> Fa thăng thứ ( Bm -> F#m )
B C# D E F#
- B ->C#: 1 cung
- C# ->D: 1/2 cung
- D->E: 1 cung
- E->F#: 1 cung
—> rất phù hợp với công thức
Mối quan hệ giữa trưởng/ thứ trong Vòng tròn bậc 5 “Circle of Fifths” là gì?
bạn thấy trong vòng tròn bậc 5 có sự liên hệ tương ứng Đô trưởng và La thứ (C – Am), Sol trưởng và Mi thứ (G – Em) …..
Ghi nhớ quy luật minor third (quãng 3 thứ): một cung + nửa cung
Am -> C
A B C
- A ->B: 1 cung
- B ->C: 1/2 cung
———————
Fm -> Ab
F G Ab
- F ->G: 1 cung
- G ->Ab: 1/2 cung
—> rất phù hợp với công thức
Còn gì hay nữa từ Circle of Fifths?
Nhìn vào circle of fifths bạn có thể nhận ra ngay tất cả các nốt thăng , nốt giáng của các giọng khác theo thứ tự từ trái qua phải như bên dưới, sẽ rất hữu ích khi các bạn học về cách xây dựng scale
C, Am : không thăng, không giáng
Nốt thăng(#): cũng theo quy tắc perfect fifth ( nốt thăng sau cách nốt thăng trước một quãng 5)
F G A B C ( 1 1 1 1/2)
- G, Em: 1 nốt F#
- D, Bm: 2 nốt F# và C#
- A, F#m: 3 nốt F# và C# và G#
- ………
Nốt giáng(b): theo quy tắc perfect fourth ( nốt giáng sau cách nốt giáng trước một quãng 4)
B C D E( 1/2 1 1 )
- F, Dm: 1 nốt Bb
- Bb, Gm: 2 nốt Bb và Eb
- Eb, Cm: 3 nốt Bb và Eb và Ab
- …………..
Sau các phần “lý thuyết” khá phức tạp, chúng ta trở lại với câu hỏi đầu tiên: Làm sao biết xác định giọng của bài hát khi bạn có bảng nhạc trong tay? Hợp âm chủ?
- Không thăng, không giáng: C hoặc Am ( cái này mà bạn không nhớ nữa là … pó tay 😀 )
- Có nốt thăng: lấy nốt cuối cùng + 1 cung —-> hợp âm chủ TRƯỞNG. Lấy nốt cuối cùng – 1/2 cung —> hợp âm chủ THỨ
- Ví dụ cho trường hợp sau
- 3 nốt thăng F, C, G —-> Nốt thăng cuối cùng là G
- G + 1 cung = A
- G -1/2cung = F#
- Vậy trong trường hợp này hợp âm chủ trưởng là A, hợp âm chủ thứ là F#m
- Có nốt giáng: lấy nốt giáng cuối + 1 cung 1/2 là hợp âm chủ THỨ. Lấy nốt giáng cuối + 3 cung(1 1/2 1 1/2) là hợp âm chủ TRƯỞNG
- Ví dụ cho trường hợp sau
-
- 4 nốt giáng B, E, A, D —-> nốt giáng cuối là D
- nốt D + 1 +1/2 cung = F
- nốt D + 3 cung= Ab
- Vậy trong trường hợp này hợp âm chủ trưởng là Ab, hợp âm chủ thứ là Fm
Vòng tròn bậc 5 Circle of Fifths còn nhiều điều thú vị nữa, nhưng nếu viết trong bài này thì quá dài và sẽ làm các bạn “tẩu hỏa” ngay
Xem thêm bài viết Pentatonic – Ngũ cung và 5 vị trí bấm cơ bản
Comments từ Facebook
comments
Tags: Circle of Fifths, Vòng tròn bậc 5