Chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp các biển quảng cáo với tiêu đề “Xả hàng tồn kho, bán giá gốc”, “xả hàng tồn kho không lo về giá”, v.v. Đây là một hình thức giảm giá bán sản phẩm để giải quyết, thanh lý hàng tồn kho của một doanh nghiệp, hay còn được biết tới với thuật ngữ Clearance sale.
Vậy Clearance là gì? Và ảnh hưởng của Clearance tới doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Clearance sale là gì?
Clearance sale là gì? Khi được dịch sang tiếng việt sẽ có rất nhiều nghĩa khác nhau như: bán hạ tồn kho, bán giải phóng mặt bằng, v.v. Trong kinh doanh bạn có thể hiểu theo nghĩa nào cũng được nhưng Clearance sale được hiểu chính xác nhất là giá hạ để giải phóng hàng tồn kho.
Bản chất của Clearance sale
Bán hạ giá để giải quyết hàng tồn kho là một vấn đề mà không một nhà kinh doanh nào mong muốn gặp phải. Khi doanh nghiệp phải thực hiện công việc này có nghĩa là một lượng lớn sản phẩm được sản xuất từ lâu nhưng chưa bán hết và có những sản phẩm khác đang thay thế.
Do đó, để giải phóng lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ bán hạ giá sản phẩm với mức giá bằng với giá sản xuất hoặc cũng có thể thấp hơn.
Có thể thấy, bản chất của clearance sale hiểu theo cách đơn giản là giảm giá để bán toàn bộ sản phẩm còn tồn trong kho.
Đọc thêm: BPO Là Gì? Vai Trò Quan Trọng Của Dịch Vụ BPO Đối Với Doanh Nghiệp
Các hình thức xúc tiến bán
Tiếp theo, Glints sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này với các thuật ngữ trong hoạt động chiết khấu, khuyến mãi và giảm giá.
- Promotion: được hiểu là những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc kích thích, tăng trưởng lượng hàng hóa được bán ra.
- Sale off: đây là hình thức doanh nghiệp giảm giá sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định để kích thích nhu cầu và tăng sản lượng bán. Sale off diễn ra trong một thời gian cụ thể, thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn vào các dịp lễ như Mừng Quốc Khánh, Chào mùa Hè, v.v.
- Price drop: có thể thuật ngữ này bạn sẽ ít gặp tại nước ta vì Price drop được sử dụng nhiều hơn ở Mỹ. Thuật ngữ này được hiểu là việc giá của hàng hóa được giảm vĩnh viễn chứ không chỉ trong một khoảng thời gian như sale off.
Bên cạnh đó còn rất nhiều thuật ngữ dùng trong vấn đề này. Tuy nhiên, dù dùng bất kỳ cụm từ nào về chiết khấu hay giảm giá thì mục đích cuối vẫn là kích thích lượng cầu và tăng sản lượng bán hàng.
Lý do doanh nghiệp phải Clearance sale là gì?
Mặc dù đây là một những vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn “tránh mặt” do những ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn phải thực hiện để hạn chế tối đa những tác động xấu của hàng tồn kho tới doanh nghiệp.
Cùng Glints tìm hiểu về những lý do khiến doanh nghiệp phải thực hiện Clearance sale nhé.
Sản xuất quá nhiều hàng hóa tồn kho
Trong kho của doanh nghiệp còn quá nhiều hàng tồn kho nếu không được bán ra thị trường thì sẽ dẫn đến việc thiếu ngân sách để tiếp tục sản xuất và nếu để lâu hơn thì các sản phẩm có thể bị hết hạn gây ra lãng phí lớn.
Do đó, cách tốt nhất mà doanh nghiệp lựa chọn là bán hạ giá để giải phóng hàng tồn kho để thu lại một phần nào đó vốn đầu tư để tiếp tục sản xuất.
Chưa tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường
Sản xuất mà chưa tìm hiểu kỹ thị trường được xem là một sai sót rất lớn của các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc sản xuất lớn hơn nhu cầu thị trường và dẫn đến tình trạng tồn kho. Trong một thời điểm lượng cầu của khách hàng với một sản phẩm nào đó tăng cao bất ngờ khiến doanh nghiệp đẩy nhanh sản xuất hàng loạt với một sản lượng lớn mà chưa có tìm hiểu kỹ càng. Sau thời điểm đó, khách hàng dừng mua và xảy ra hàng hóa bán chậm dẫn đến tình trạng tồn kho kéo dài.
Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường
Sản phẩm có chất lượng thấp, nhiều lỗi, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường khiến cho sản phẩm rất dễ rơi và tình trạng khó bán và tồn kho kéo dài. Hiện nay, thị trường có mức độ cạnh tranh khá gay gắt, nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng việc một sản phẩm kém hấp dẫn, chất lượng không đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ rất khó tồn tại.
Bên cạnh đó cũng có một số các vấn đề khách quan khiến cho doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho quá nhiều và phải thực hiện Clearance sale như: chu kỳ kinh doanh đang suy thoái, cạnh tranh gay gắt từ thị trường, v.v.
Đọc thêm: Back Office Là Gì? Vai Trò Của Back Office Với Doanh Nghiệp
Ảnh hưởng của Clearance sale tới doanh nghiệp như thế nào?
Clearance là một giải pháp không mong muốn mà doanh nghiệp phải thực hiện. Vậy ảnh hưởng của Clearance sale tới doanh nghiệp như thế nào?
Tài chính, doanh thu
Khi thực hiện Clearance sale doanh nghiệp đối mặt rất lớn với các vấn đề về tài chính và doanh thu. Bởi việc giảm giá bán có thể khiến doanh nghiệp mất một khoản vốn đầu tư ban đầu. Điều này khiến doanh nghiệp khó thực hiện được các mục tiêu doanh thu đã đề ra và sự phát triển chung của đơn vị.
Đặc biệt, trong một số trường hợp doanh nghiệp không thể giải quyết hết hàng tồn kho thì đây sẽ là một bài toán toán khó cho doanh nghiệp.
Hình ảnh thương hiệu
Không chỉ gây ảnh hưởng về về doanh thu và nguồn vốn của công ty. Clearance sale còn có tác động đến uy tín cũng như hình ảnh của doanh nghiệp. Nếu như các doanh nghiệp giảm giá bán quá nhiều sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng các sản phẩm của thương hiệu đó.
Doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế tối đa xuất hiện của Clearance sale?
Làm cách nào để doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa sự hiện diện của Clearance sale?
Nghiên cứu kỹ càng thị trường
Để tình hình sản xuất và kinh doanh diễn ra suôn sẻ thì việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thị trường để những am hiểu nhất định về thị trường là hết sức quan trọng. Dựa trên những thông tin thu thập và phân tích được các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ước lượng hàng hóa phù hợp với lượng cầu của thị trường.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng
Các sản phẩm mới trước khi được phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, yêu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, v.v và dự đoán những rủi ro mà sản phẩm mới này có thể gặp phải để dự phòng các phương án giải quyết.
Liên tục cập nhật và nắm bắt thông tin từ thị trường, đối thủ cạnh tranh
Việc liên tục cập nhật và nắm bắt thông tin từ thị trường hay các đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp chủ động phát hiện ra các vấn đề có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh, và đưa ra giải pháp kịp thời.
Khi phát hiện hàng tồn kho thì các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng có chiến lược hợp lý để giải quyết lượng hàng tồn kho đó. Ngày nay, các doanh nghiệp đang đối mặt với mức độ cạnh tranh rất lớn, vì vậy việc sản xuất hàng hóa cũng được xem là một nghệ thuật của riêng mình.
Đọc thêm: C2C Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình C2C Trong Kinh Doanh
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về Clearance sale mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Clearance sale là gì và cách để hạn chế tối đa tác động cũng như sự xuất hiện của hoạt động Clearance sale tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về Clearance sale, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.
Tác Giả