ORAC là viết tắt của cụm từ Oxygen radical absorbance capacity, nghĩa tiếng việt là “khả năng hấp thụ gốc tự do. Đây là chỉ số được sử dụng để đánh giá khả năng chống oxy hoá của các loại thực phẩm đổi với cơ thể con người.
Điểm ORAC là 1 phương pháp đo lường khả năng chống Oxy hoá, được xây dựng và phát triển nhiều thập niên của các nhà khoa học Mỹ, làm việc tại viện Y tế Quốc Gia (NIH)
Trong quá trình sống, các tế bào không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Về mặt vật lý và hoá học, các quá trình trao đổi này sản sinh ra gốc tự do (Oxygen radical) Các gốc tự do, theo tên gọi của nó, tự do di chuyển trong cơ thể, xâm nhập và oxy hoá các tế bào khác.
Với lối sống bận rộn, môi trường độc hại và thức ăn nhiều hoá chất, các tế bào trong cơ thể phải liên tục hoạt động để trao đổi chất, cũng như đào thải độc tố ra ngoài. Việc hoạt động quá nhanh và mạnh của tế bào làm sản sinh 1 lượng lớn các gốc tự do, khiến cơ thể nhanh bị già đi, đầu óc kém minh mẫn, da dẻ giảm độ đàn hồi, căng mịn.
Do vậy, cần hỗ trợ cơ thể trong việc đào thải các gốc tự do dư thừa. Để làm chậm quá trình oxy hoá, giúp các tế bào được sống lâu, cơ thể trẻ hoá và khoẻ mạnh.
Hãy tưởng tượng con dao mà chúng ta sử dụng trong bếp hàng ngày. Nếu mỗi lần dùng xong mà không được vệ sinh sạch và để khô ráo, nó sẽ rất nhanh bị oxy hoá. Xuất hiện nhưng viết ố đen là Oxit Sắt, vừa gây hại cho cơ thể, vừa nhanh chóng làm hỏng con dao.
Trong hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thảo dược, bao gồm cả mật ong, đều chứa các hợp chất có khả năng chống oxy hoá. Bao gồm, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Polyphenol, Mangan, Selen,…
Cùng điểm qua chỉ số ORAC của những loại thực phẩm
Nguồn: superfoodly.com
Tăng cường bổ sung chất chống oxy hóa không có nghĩa là phải chi nhiều tiền cho các sản phẩm viên uống chống oxy hóa đắt đỏ hoặc các loại trái cây nhập khẩu đắt tiền.
Thay vào đó, đơn giản là tăng cường các loại hoa quả theo mùa, rau hoặc các loại thảo mộc có khả năng chữa bệnh .
Các loại thảo mộc này đơn giản chỉ là những loại gia vị thân thuộc, như tỏi, nghệ, quế, tiêu, đinh hương. Điều cần lưu ý là cố gắng tránh sử dụng nhiệt độ quá cao để chế biến. Cách tốt nhất là sống nếu có thể. Còn không, hãy sử dụng ở dạng lên men là tốt nhất. Chẳng hạn như giấm tỏi.
Nấu ăn có thể làm thay đổi hàm lượng chất chống oxy hóa trong thực phẩm và một số phương pháp nấu ăn nhất định có thể có tác động khác đến mức độ chống oxy hóa.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Phòng ngừa đã đánh giá tác động của các phương pháp nấu ăn khác nhau lên hàm lượng chất chống oxy hóa của ớt đỏ để xác định phương pháp nào có thể giúp giảm thiểu sự mất chất chống oxy hóa.
Điều thú vị là các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng xào và rang giúp giữ lại nhiều chất chống oxy hóa nhất, trong khi luộc và hấp làm giảm đáng kể mức độ chống oxy hóa.
Tại sao vậy?
Vì 1 số loại vitamin, ví dụ Vitamin C, tan trong nước. Do đó, nó dễ bị bay hơi mất đi trong quá trinh hấp hoặc luộc. Ngược lại, một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ cà chua nấu trong dầu ô liu làm tăng đáng kể mức lycopene trong máu lên đến 82% so với nhóm đối chứng.
Tương tự, một nghiên cứu khác trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy rằng việc xào cà rốt làm tăng đáng kể sự hấp thụ beta-carotene.
Chất chống oxy hóa làm gì, và chất chống oxy hóa hoạt động như thế nào? Định nghĩa chính thức về chất chống oxy hóa là bất kỳ chất nào ức chế quá trình oxy hóa, giúp ngăn chặn sự hình thành gốc tự do và bảo vệ chống lại bệnh tật.
Các lợi ích chống oxy hóa tiềm năng bao gồm cải thiện thị lực, sức khỏe não bộ tốt hơn, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm các dấu hiệu lão hóa.