Đặc trưng cơ bản của nông xã nông thôn ở nước ta

Công xã nông thôn là gì

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NÔNG XÃ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA

​Khi phân tích về những hình thái kinh tế có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, c. Mác đã phân biệt các loại hình công xã nông thôn khác nhau trên thế giới: Ở phương Tây cổ đại, công xã nông thôn chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, sau đó nó nhường bước cho sự hình thành chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp. Còn ở Châu Á, công xã nông thôn có thời gian tồn tại lâu dài, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về công xã, cá nhân chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng.

Ở thời Hùng Vương, công xã nông thôn với chế độ công hữu về ruộng đất đã xuất hiện và đã tồn tại tương đối bền vững. Những từ “ruộng lạc” (lạc điền), “dân lạc” (lạc dân) chép trong thư tịch cổ cho thấy ruộng đất tư hữu chưa xuất hiện ở thời Hùng Vương. Toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng rừng núi, sông ngòi, ao đầm trong phạm vi công xã đều thuộc quyền sở hữu của công xã. Ruộng đất được phân cho các gia đình sử dụng. Công xã có thể giữ một phần ruộng đất để cày cấy chung và sản phẩm được dùng vào những chi phí công cộng. Công việc khai hoang, làm thuỷ lợi… được tiến hành bằng lao động hiệp tác của toàn thể cồng xã. Ở vùng đổng bằng mãi sau này vẫn tổn tại chế độ công điền, công thổ và đến thế kỉ XV còn có những làng xã không có ruộng đất tư hữu. Ở miền núi cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều vùng tộc người thiểu số vẫn chưa biết đến ruộng đất tư hữu hoặc ruộng đất tư mới chỉ manh nha.

Có lẽ đây cũng là đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn đã tồn tại trong phương thức sản xuất châu Á nói chung. Khi nghiên cứu vể phương thức sản xuất châu Á, Ph. Ăngghen đã nhận định: “Việc không có chế độ tư hữu ruộng đất quả thật là chìa khoá để hiểu toànbộ phương Đông“.

Ba là xã hội người Việt cổ bị phân hoá thành các tầng lớp người khác nhau về địa vị kinh tế-xã hội. Với điều kiện tài nguyên phong phú, đất đai phì nhiêu của vùng châu thổ, nhất là với công cụ bằng kim loại ở cuối thời Hùng Vương, con người có thể đạt năng suất lao động cao hơn, làm ra được nhiều sản phẩm hơn, không những đủ để nuôi sống họ mà còn có sản phẩm dư thừa để tích luỹ, nghĩa là đã có sản phẩm thặng dư trong xã hội. Những đồ đựng có kích thước lớn bằng đất nung và bằng đồng thau ở các di tích khảo cổ học được coi như chứng cứ về sự tồn tại sản phẩm thặng dư trong xã hội.