BOT là gì? Cần biết gì về trạm thu phí BOT?

Bot là gì

1. BOT là gì? Một số khái niệm liên quan đến BOT

1.1 BOT là gì?

Trong tiếng anh, BOT là tên viết tắt của Build – Operate – Tranfer có nghĩa là Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao. Tại điểm a khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định về hợp đồng BOT như sau:

1. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:

a) Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;

Như vậy, BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

1.2 Dự án BOT là gì?

LuatVietnam đã đưa ra giải thích BOT là gì cũng như các hình thức tồn tại của nó. Khi nhắc đến BOT, thường nhắc đến các dự án BOT. Đây là dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận.

Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, các công trình này sẽ được chuyển giao lại cho Nhà nước để tieeos tục quản lý và sử dụng.

Hiện nay, dự án BOT thường xuất hiện dưới hình thức đầu tư các công trình giao thông, nổi bật là các công trình cầu đường. Các doanh nghiệp đầu tư các dự án này sẽ có quyền thu phí các dịch vụ sử dụng công trình trong thời hạn nhất định. Sau thời hạn này, công trình được chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước quản lý và sử dụng.

1.3 Trạm BOT là gì?

Hiện nay chưa có quy định về trạm thu phí BOT, tuy nhiên, có thể hiểu trạm thu phí BOT là những trạm chốt được lập tại các tuyến đường thuộc dự án BOT có chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó. Mục đích của việc thu phí nhằm chi trả, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường giao thông.

Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản thì những công trình là các trạm BOT được hình thành trên cơ sở hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Đây cũng là một trong số các dự án BOT phổ biến ở nước ta hiện nay.

Việc xây dựng trạm cũng như thu phí khi qua trạm BOT sẽ được thực hiện theo quy trình, quy định của pháp luật.

2. Đối tượng nào phải nộp phí sử dụng đường bộ?

Như đã nói ở trên, trạm thu phí BOT là một trong những dự án BOT phổ biến tại Việt Nam, do vậy trong phạm vi bài viết này, LuatVietnam sẽ cung cấp tới bạn đọc các nội dung liên quan đến trạm thu phí BOT.

Phí bảo trì đường bộ (phí sử dụng đường bộ) là một loại phí mà các chủ phương tiện xe ô tô phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông. Phí này sẽ được đóng khi các xe đi qua các trạm BOT được lập sẵn trên các tuyến đường nhất định.

Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định) gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô).

Trong đó, các loại xe này không chịu phí sử dụng đường bộ nếu thuộc các trường hợp:

– Bị hủy hoại do tai nạn, thiên tai.

– Bị tịch thu, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

– Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

– Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

– Xe ô tô của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định), chỉ sử dụng trong phạm vi Trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng,…

– Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

– Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

BOT là hình thức hợp đồng tương đối phổ biến tại Việt Nam hiện nay (Ảnh minh họa)

3. Trường hợp nào được miễn phí đường bộ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 70/2021/TT-BTC, miễn phí sử dụng đường bộ với các phương tiện sau:

– Xe cứu thương.

– Xe chữa cháy.

– Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ

– Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: Nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe và một số loại xe chuyên dùng khác mang biển số màu đỏ).

– Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân bao gồm: Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông; Xe ô tô cảnh sát 113; Xe ô tô cảnh sát cơ động; Xe ô tô chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn; Xe ô tô đặc chủng…

>> Nếu còn vướng mắc về các vấn đề liên quan đến đầu tư, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ chi tiết, nhanh chóng nhất.

4. Mức thu phí sử dụng đường bộ mới nhất bao nhiêu?

Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là mức thu phí khi qua các trạm BOT. Hiện nay, mức phí này được quy định tương đối cụ thể tại Thông tư 70/2021/TT-BTC:

Số TT

Loại phương tiện

Mức thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ kinh doanh.

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1 nêu trên); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

8

Xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

Mức phí sử dụng đường bộ được quy định tại Thông tư 70/2021/TT-BTC (Ảnh minh họa)

5. 4 lỗi thường gặp khi qua trạm thu phí và mức phạt

Khi qua trạm thu phí sử dụng đường bộ BOT, nếu không để ý những lỗi này, người điều khiển phương tiện sẽ rất dễ bị vi phạm. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi qua trạm thu phí và mức phạt mới nhất:

5.1 Ô tô đi vào làn xe máy để trốn nộp phí

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị xử phạt theo 03 lỗi sau:

– Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng;

– Người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng;

– Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng.

5.2 Xe đi vào làn thu phí tự động nhưng không dán thẻ thu phí

Hình thức thu phí không dừng (ETC) đã được triển khai ở hầu hết các trạm thu phí trên cả nước. Theo đó, hệ thống thu phí tự động này sẽ giúp người điều khiển phương tiện khi qua trạm trả phí kmà không cần dừng xe, tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian di chuyển; phương thức thanh toán đa dạng;…

Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện khi tham gia giao thông đã lợi dụng việc không dừng mà cho xe đi qua làn ETC dù không có tài khoản trả phí tự động, hoặc có tài khoản nhưng không đủ tiền thanh toán.

Theo đó, hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;

Như vậy, hành vi đi vào làn thu phí tự động nhưng không dán thẻ thu phí có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.

5.3 Không đảm bảo khoảng cách dừng giữa các xe

Để đảm bảo việc lưu thông cũng như tạo khoảng cách an toàn, tránh va chạm giữa các xe khi dừng đỗ tại trạm thu phí, hầu hết các trạm thu đều đặt biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” ở vị trí dễ quan sát nhất để người điều khiển xe tuân thủ và thực hiện.

Tùy từng trạm thu phí sẽ đặt ra khoảng cách khác nhau, thông thường là 3m hoặc 8m. Trường hợp đã có biển báo mà tài xế không thực hiện đúng có thể bị phạt tiền từ sẽ bị phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng về hành vi không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” (theo quy định tại điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019).

5.4 Xe dừng đỗ quá thời gian quy định tại trạm thu phí

Để tránh gây ách tắc khi di chuyển qua các trạm thu phí, hầu hết các trạm thu phí đều đặt biển báo “Cấm dừng xe quá 05 phút” để chủ phương tiện nhận biết và thực hiện.

Trường hợp dừng xe quá thời gian trên, tài xế có thể bị xử phạt hành chính theo một trong các lỗi sau:

– Phạt 01 – 02 triệu đồng: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông (điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019);

– Phạt 03 – 05 triệu đồng: Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông (điểm b khoản 5 Nghị định 100/2019).

6. Tổng hợp danh sách Trạm thu phí BOT trên toàn quốc

Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, danh sách các trạm thu phí trên toàn quốc ở Việt Nam hiện nay có 67 trạm đang hoạt động

Tên trạm

Địa chỉ

Khu vực Bắc Bộ

Trạm Pháp Vân (Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội) – Cầu Giẽ (Hà Nam) – Cao Bồ Ninh Bình (ĐCT Cầu Giẽ – Ninh Bình, Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định) – Hà Nội.

Trạm Quất Lưu

Số 2 Km26+200 quốc lộ 2, Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Trạm tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long có điểm đầu

Vành đai 3, Hà Nội (cách mố Bắc cầu Thanh Trì 1.025m) và điểm cuối: Quốc lộ 18, phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Trạm cầu Bạch Đằng

Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Liên Vị, Yên Hưng, Quảng Ninh.

Trạm Bắc Giang – Lạng Sơn gồm có 5 trạm:

Trạm tuyến chính Km104 xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang; trạm phụ quốc lộ 37, Hương Sơn, Lạng Giang, Bắc Giang; trạm phụ TL242, Hồ Sơn, Hữu Lũng, Lạng Sơn; trạm thu phụ QLT279, Quang Lăng, Chi Lăng, Lạng Sơn; trạm thu phụ Km45, Mai Sao, Chi Lăng, Lạng Sơn.

Trạm Kiến Xương

Km13+250 đường 39B, Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình.

Trạm Miếu Ông Cù

Tân Uyên, Bình Dương.

Trạm Mỹ Lộc Nam Định

Quốc lộ 21B, Mỹ Hưng, Mỹ Lộc, Nam Định.

Trạm Ninh Lộc

Ninh Lộc, Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Trạm Nội Bài – Bắc Thăng Long

Đường Võ Văn Kiệt mới, Hà Nội.

Trạm Phù Đổng

Phúc Lợi, Hà Nội.

Trạm Vĩnh Yên

Quốc lộ 2A, Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Khu vực Trung Bộ

Trạm Tào Xuyên – Thanh Hóa

Km 286+397 quốc lộ 1, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

Trạm Hoàng Mai – Nghệ An

Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Trạm Bến Thủy 2 – Nghệ An

Xuân An, Hưng Nguyên, Hà Tĩnh.

Trạm Cầu Rác Hà Tĩnh 35

Cẩm Trung, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Trạm Ba Đồn – Quảng Bình

Ba Đồn, Quảng Bình

Trạm Quán Hàu – Quảng Bình

Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình.

Trạm Hồ Xá Quảng Trị 35

Quảng Trị.

Trạm Phú Bài (Phú Lộc) – Huế

AH1, Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Trạm Bắc Hải Vân – Huế

Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.

Trạm Hòa Phước Quảng Nam 35

Trạm Tam Kỳ

Km998, Tam Kỳ, Quảng Nam.

Trạm Núi Thành – Quảng Nam

Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa) – Quảng Ngãi

AH1, Nghĩa Thương, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi.

Trạm Bắc Bình Định – Bình Định

Hoài Đức, Hoài Nhơn, Bình Định.

Trạm Nam Bình Định – Bình Định

Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định.

Trạm Bàn Thạch – Phú Yên

An Dân, thị xã Sông Cầu, Phú Yên.

Trạm hầm Cổ Mã + đèo Cả Kho (2 trạm) – Phú Yên.

Trạm Ninh An – Ninh Hòa

Quốc lộ 1, Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Trạm Cam Thịnh – Cam Ranh

Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa

Trạm Cà Ná – Ninh Thuận

Ninh Phước, Ninh Thuận.

Trạm Sông Lũy – Bình Thuận

683G+CGC, Sông Lũy, Bắc Bình, Bình Thuận.

Trạm Sông Phan – Bình Thuận

Hàm Minh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Khu vực Nam Bộ

Trạm Dầu Giây – Đồng Nai

ĐCT TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai.

Trạm thu phí Suối Giữa

Nằm trên Đại lộ Bình Dương, Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Trạm thu phí Lái Thiêu

44 ĐT745, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương.

Trạm Long Thành – Đồng Nai

QX84+3JM, Long Thành, Đồng Nai.

Trạm cầu Phú Mỹ – TP.HCM

Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM.

Trạm Nguyễn Văn Linh (2 trạm)

702 Nguyễn Văn Linh, Tân Hưng, quận 7, TP.HCM.

Trạm Trung Lương – TP.HCM

Bình Chánh, TP.HCM.

Trạm Cai Lậy – Tiền Giang

Cai Lậy, Tiền Giang.

Trạm thu phí cầu Rạch Chiếc

Xa lộ Hà Nội, TP.HCM.

Trạm Cái Răng

Cái Răng, Cần Thơ.

Trạm Chơn Thành

9J7H+H3J, Thành Tâm, Chơn Thành, Bình Phước.

Trạm Bình Thắng

251-227, ĐT743A, Bình An, Dĩ An, Bình Dương.

Trạm Bàu Cá

Trảng Bom, Đồng Nai.

Trạm Bình Thung

159 Bình Thung, Xã Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương.

Trạm thu phí An Sương – An Lạc

562 quốc lộ 1A, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM.

Trạm Bến Lức

An Thạnh, Bến Lức, Long An.

Trạm Trà Canh

Trà Canh, Sóc Trăng.

Trên đây là toàn bộ vấn đề giải đáp BOT là gì? Nếu còn vướng mắc có liên quan đến bài viết, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.