Nếu đã từng sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm tại hệ thống các ngân hàng chắc hẳn các bạn đã nghe tới Deposit. Đây là một trong những kênh đầu tư an toàn nhất được đông đảo khách hàng lựa chọn. VậyDeposit là gì? Có các dạng Saving Deposit nào? Hãy cùng Blog.TopCV giải mã cụ thể trong bài viết dưới đây.
Deposit là gì? Một số khái niệm liên quan đến Deposit
Deposit là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng. Vậy Deposit là gì? Deposit dịch theo nghĩa tiếng Việt được hiểu là tiền gửi. Deposit chính là khoản tiền được giữ tại ngân hàng.
Đây là một loại giao dịch tài chính của một cá nhân hay tổ chức thực hiện. Số tiền sẽ được ngân hàng nhận và giữ đảm bảo an toàn trong một thời gian nhất định tùy theo nhu cầu của khách hàng. Một số khái niệm có liên quan tới hình thức gửi tiền này mà các bạn thường gặp như:
Deposit Account
Deposit Account là tên gọi của khoản lưu trữ tiền gửi của các cá nhân, tổ chức tại ngân hàng. Loại Deposit Account khác với các tài khoản khác đó là số tiền gửi chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu quá thời gian quy định khách hàng có nhu cầu muốn gửi thêm thì cần phải gia hạn tại các ngân hàng đã được mở.
Để tạo tài khoản Deposit Account các khách hàng cần phải tới trực tiếp quầy giao dịch của các ngân hàng tương ứng. Các giao dịch viên sẽ hỗ trợ hướng dẫn mở tài khoản nhanh chóng.
Bank Deposit
Bank Deposit là một thuật ngữ dùng để chỉ tiền gửi vào ngân hàng. Số tiền này khi được gửi vào sẽ có nhiều loại tài khoản khác nhau để các bạn lựa chọn như: tài khoản tiết kiệm, tài khoản giao dịch, hay tài khoản séc.
Với mỗi loại tài khoản sẽ có quy định về mức lãi suất khác nhau dựa trên biểu lãi suất mà các ngân hàng đưa ra. Hơn nữa tùy theo kỳ hạn khách hàng gửi, số tiền gửi vào mà mức lãi suất khi nhận về cũng có sự khác biệt.
Saving Deposit
Saving Deposit là tên gọi của tiền gửi tiết kiệm. Đây là một việc làm cực kỳ phổ biến tại các ngân hàng được nhiều khách hàng tin tưởng vì sự an toàn, minh bạch. Tiền gửi tiết kiệm với mục đích chính là tiết kiệm và nhận được một khoản lãi theo định kỳ.
Hiện nay các kỳ hạn gửi tiết kiệm phổ biến tại các ngân hàng bao gồm: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng,… Với các khoản tiền tiết kiệm này ngân hàng sẽ cấp cho các cá nhân một cuốn sổ tiết kiệm để ghi lại lịch sử giao dịch tiền gửi cũng như rút tiền từ chủ tài khoản.
>>>Xem thêm: Tất tần tật các vị trí trong ngân hàng và lĩnh vực tài chính
Các dạng Saving deposit
Hiện nay Saving Deposit được các ngân hàng đưa ra kèm theo các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Mục đích chính của Saving Deposit là giúp các cá nhân có thể đảm bảo tối đa tình trạng an toàn cho tài sản của mình với mức lãi suất được gia tăng hàng tháng.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đây là một dạng tiền gửi tiết kiệm được chia thành các kỳ hạn cụ thể. Tùy vào tình hình kinh doanh mà các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất cho từng kỳ hạn khác nhau. Đối với hình thức tiết kiệm này sẽ có các đặc điểm cụ thể như:
- Khách hàng được hưởng mức lãi suất cao.
- Khách hàng chỉ được gửi và rút một lần duy nhất.
- Khách hàng không được rút tiền trước thời hạn.
- Khách hàng không được bổ sung thêm vào số tiền đã gửi trước đó. (Trừ trường hợp đã đáo hạn).
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Ngược lại với tiết kiệm có kỳ hạn là tiết kiệm không kỳ hạn. Số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng không được quy định kỳ hạn cụ thể. Đặc điểm của loại hình này là:
- Mức lãi suất thấp.
- Khách hàng được rút hay gửi tiền vào bất kể thời gian mà không cần thông báo cho Ngân hàng.
- Khách hàng không được hưởng các dịch vụ thanh toán từ các Ngân hàng.
- Sốp tiền gửi tiết kiệm được hưởng mức lãi suất quy định.
Hiện nay, tại các ngân hàng phổ biến các dạng Saving Deposit không kỳ hạn phổ biến như: Tài khoản Checking Account, Negotiable Order of Withdrawal Account (Tài khoản lệnh rút tiền khả nhược), Money Marketing deposit Account, Tài khoản ATS.
Tiền gửi tiết kiệm có mục đích
Một trong những hình thức ưu việt nhất của Saving Deposit là dạng tiền gửi có mục đích. Khách hàng không những được hưởng lãi suất từ số tiền đã gửi đó mà còn được trực tiếp vay tiền từ ngân hàng đã thực hiện mở sổ. Số tiền vay tối đa sẽ được tính bằng với số dư của tiền đã gửi. Tiết kiệm có mục đích có thể xem là một dạng tài sản tích lũy quốc gia đính kèm với những chính sách bảo vệ ưu việt.
>>> Xem thêm: Làm ngân hàng có vất vả không? Mức lương các vị trí như thế nào?
Ưu và nhược điểm khi dùng gửi tiền Deposit
Bên cạnh việc tìm hiểu Deposit là gì, các bạn cần phải nắm rõ những ưu, nhược điểm của loại hình tiền gửi này. Khách hàng khi đăng ký mở Deposit sẽ được ngân hàng lưu trữ, bảo mật các thông tin một cách tuyệt đối. Chủ sở hữu có quyền thực hiện bất kỳ giao dịch chuyển hay rút với thao tác nhanh chóng.
Ưu điểm
- Khách hàng được tự động thực hiện các giao dịch mà không cần thông báo cho Ngân hàng.
- Người gửi không cần cam kết chứng minh nguồn gốc của số tiền gửi.
- Deposit có tác dụng dùng để chứng minh tài chính giúp cho khách hàng bổ sung thông tin khi có nguyện vọng du học, lao động ở nước ngoài.
Nhược điểm
- Số dư tiền gửi phụ thuộc vào tần suất thực hiện giao dịch rút tiền của mỗi khách hàng.
- Lãi suất tiền gửi thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm.
Trên đây là một số những giải đáp về Deposit là gì? Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu được cụ thể về các hình thức tiền gửi tại các ngân hàng. Từ đó có thể lựa chọn được hình thức gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình.
Sự xuất hiện của trang thông tin tuyển dụng TopCV đã mang đến một “làn gió mới” với những trải nghiệm tìm kiếm việc làm vô cùng tiện ích. Sự kết hợp các tính năng tìm kiếm đơn giản, hiện đại sẽ giúp người lao động có thể nhanh chóng tìm được cho mình một công việc phù hợp nhất với khả năng. TopCV còn cung cấp rất nhiều những thông tin bổ ích có liên quan về các ngành nghề giúp các bạn có những cái nhìn khách quan, đa chiều nhất về nghề nghiệp của mình.
Nguồn ảnh: Sưu tầm