Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là một yếu tố đánh giá quan trọng trong kế hoạch marketing. Nếu bạn không thể chuyển đổi từ traffic sang leads thì mọi hoạt động xây dựng website, quảng cáo sẽ chả có ý nghĩ gì. Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực thiết kế web, CO-WELL Asia đã đồng hành triển khai trang bán hàng cùng rất nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Conversion rate là gì, và các cách tối ưu conversion rate hữu ích và hiệu quả sẽ được chia sẻ trong bài viết này.
Xem thêm: 6 mẹo thiết kế UX tăng tỉ lệ chuyển đổi trên website bán hàng
A. Conversion rate là gì?
Sự chuyển đổi có thể là bất kì hành động nào của khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn họ thực hiện. Nó có thể là tỉ lệ người đăng ký nhận tư vấn/người truy cập website. Đó cũng có thể là tỉ lệ người bấm đăng ký dịch vụ/người truy cập web. Mỗi mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sẽ có một conversion rate riêng.
Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn đo hiệu suất của website trong việc:
- Nắm bắt được đang có bao nhiêu phần trăm người dùng đang hoàn thành các mục tiêu bạn đặt ra.
- Đánh giá sự thành công của một website và xác định các phần nên được cải thiện.
B. Các cách để tăng conversion rate
Sau khi hiểu được conversion rate là gì, chúng ta sẽ đến với những cách để tối ưu chỉ số này. Điều trước tiên bạn phải làm chính là đặt ra mục tiêu chuyển đổi cho website của bạn. Nếu bạn không có mục tiêu thì sẽ không biết nên cải thiện website ở phần nào. Mục tiêu của bạn không được đơn giản là để khách hàng đọc về sản phẩm của mình, mục tiêu bạn nên theo đuổi là hành động khác như:
- Để lại thông tin nhận tư vấn
- Mua hàng/Đăng ký dịch vụ
- Download ứng dụng
- ….
Sau khi xác định rõ được mục tiêu của mình, hãy cùng thử ứng dụng các cách sau đây:
1. Thử nghiệm A/B testing
A/B Testing (hay còn được gọi là split testing hay bucket testing) là một phương pháp để so sánh giữa 2 phiên bản của webpage nào đó. Từ đó tìm ra được phiên bản nào hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ, nếu bạn có hai titles (tiêu đề) cho trang của mình mà bạn không thể quyết định nên sử dụng cái nào. Bạn nên chạy A/B testing để xem cái nào hoạt động tốt hơn. Bạn tạo hai phiên bản thay thế của trang (trang A và trang B). Mỗi phiên bản có một tiêu đề khác nhau. Phần mềm A/B testing hướng 50% lượng traffic đến trang A và 50% đến trang B. Và cuối cùng bạn hãy xem kết quả có bao nhiêu người thực hiện hành động trên mỗi trang. Trang có nhiều chuyển đổi hơn (nhiều người thực hiện hành động hơn) sẽ là trang có title hiệu quả hơn.
Không có thứ gì gọi là hoàn hảo khi nói về Internet Marketing. Cách duy nhất để bạn tìm ra được cái gì đang hoạt động hiệu quả là liên tục thử nghiệm.
2. Tăng niềm tin
Sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể rất tốt, giá cả phải chăng, nhưng khách hàng của bạn vẫn chưa mua vì thiếu đi sự tin tưởng. Hãy xây dựng uy tín của website bằng cách thêm vào những đánh giá của một bên thứ 3 về sản phẩm, dịch vụ. Nó có thể là:
- Một bài PR doanh nghiệp bạn trên các trang báo uy tín
- Review testinomial của khách hàng sử dụng sản phẩm trước đó
- Bật tính năng comment về sản phẩm, dịch vụ trên trang web
- Lời khuyên sử dụng sản phẩm của bạn từ các chuyên gia trong ngành, KOL
- Lời cam kết của thương hiệu: Khi bạn dám chịu trách nhiệm, dám nhận rủi ro thì khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn. Khả năng họ quyết định mua hàng cũng cao hơn.
Đăng tải review của khách hàng để tăng độ tin tưởng
Bên cạnh đó, một cách đơn giản khác để tăng uy tín cho website là làm cho thông tin liên hệ rõ ràng. Hãy để khách hàng liên lạc với bạn dễ dàng thông qua:
- Số điện thoại hotline
- Địa chỉ thực
- Địa chỉ email
3. Tích hợp live chat, chatbot và nhanh chóng phản hồi thắc mắc của khách hàng
Đôi khi thông tin cung cấp trên website thôi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Lúc này, việc tư vấn trực tuyến là vô cùng cần thiết. Phản hồi khách hàng kịp thời vào thời điểm nhu cầu khách hàng đang ở mức cao nhất sẽ tăng chuyển đổi trên website. Tuy nhiên, rất khó để có đủ số lượng nhân viên hoạt động 24/7 để tư vấn trực tuyến cho cả ngàn người truy cập. Vậy nên ứng dụng chatbot sẽ giúp cho bạn trả lời kịp thời những câu hỏi cơ bản của khách hàng. Ví dụ thông tin dịch vụ, giá thành, chính sách khuyến mãi,… Sau đó nhân viên thật có thể vào tư vấn.
Tích hợp Facebook Messenger vào website giúp thuận tiện hơn trong việc tư vấn dịch vụ cho khách truy cập
Bạn có thể mua và sử dụng các nền tảng chatbot đang thông dụng hiện nay như: ChatfuelChatfuel, Harafunnel. Hoặc để thuận tiện hơn, bạn cũng có thể tích hợp Facebook Messenger chatbot vào website của mình.
Ngoài ra còn một lưu ý khác đó là khi trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Đó là nói với khách truy cập website rằng họ đang nói chuyện với ai, vị trí gì. Cách này sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn.
4. Ứng dụng hiệu quả Call to Action
Việc tối ưu Call to Action (CTA) không chỉ đơn giản là thêm một câu CTA trên trang của bạn. Điều đó là chưa đủ để thu hút được những khách hàng tiềm năng. CTA được coi là một yếu tố then chốt cho Landing page của mỗi doanh nghiệp. Do vậy nếu không thể tạo một CTA hoàn hảo thì sẽ không thể khiến khách ghé thăm click vào nó. Doanh nghiệp cần nắm rõ được công thức tạo CTA. Từ đó công đoạn này sẽ đơn giản hơn rất nhiều và doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng.
Tối ưu CTA là bí quyết tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website của bạn
CTA cần đặt ở vị trí dễ nhìn thấy với phần text ngắn gọn (từ 2-3 chữ). Đồng thời cần hể hiện đúng hành động mà bạn muốn định hướng cho khách hàng.
Về màu sắc cho các nút kêu gọi hành động này, bạn cần nắm chắc quy tắc :
- Màu nền của nút cần nổi bật hoặc tương phản so với màu nền của website.
- Màu chữ trên nút CTA cần nổi bật và tương phản so với màu nền của nút.
Lưu ý thêm là website của bạn không nên có quá nhiều CTA trên cùng một trang. Đặc biệt đối với người mới lần đầu truy cập, việc này có thể khiến người dùng bị quá tải, hoang mang hay nhầm lẫn. Bởi họ không biết phải thực hiện hành động nào, phải ấn vào đâu mới đến đích mà họ muốn. Quá nhiều lựa chọn có thể khiến khách hàng tự hỏi họ muốn gì, và có thể thấy rắc rối hay khó chịu với bạn. Hãy giữ cho mọi thứ thật đơn giản chỉ với một (tối đa hai) lời kêu gọi hành động chất lượng cho mỗi trang. Như vậy có thể thúc đẩy người truy cập khám phá, hành động nhiều hơn, và chắc chắn tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng.
5. Tạo ra độ cấp thiết
Một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất mà các doanh nghiệp có thể đánh vào để tăng chuyển đổi trên landing page chính là nỗi lo sợ bỏ lỡ. Việc tạo ra tính cấp thiết sẽ buộc khách hàng phải tự hỏi liệu họ có thể gặp phải nguy cơ nếu không mua ngay lúc đó hay không. Từ đó tạo thêm động lực cấp thiết cho họ đưa ra quyết định mua hàng sớm hơn.
Có 2 loại cấp thiết bạn có thể tạo:
- Sự khan hiếm liên quan đến số lượng (VD: Còn lại 2 slot với mức giá ưu đãi này)
- Sự khan hiếm liên quan đến thời gian (VD: Chỉ còn 2 ngày cuối cùng để mua)
Tuy nhiên, đừng lừa dối khách hàng của mình bằng việc bịa ra sự cấp thiết giả, liên tục ra hạn thời gian và số lượng khuyến mại. Nếu để khách hàng biết, họ sẽ chẳng quý trọng những đợt khuyến mãi sau của cửa hàng. Mức độ tin cậy của thương hiệu bạn cũng sẽ giảm mạnh. Uy tín mà bạn xây dựng không đáng để đánh đổi đúng không?
Mong rằng với những chia sẻ trên của CO-WELL Asia, bạn đã hiểu conversion rate là gì. Từ đó lên được những chiến lược phù hợp để tăng conversion rate cho website thành công. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về conversion rate khi thiết kế website/landing page thì đừng ngần ngại contact CO-WELL để được tư vấn miễn phí nhé!