Vải cotton được biết đến là chất liệu thông dụng và phổ biến hàng đầu hiện nay. Không chỉ được ứng dụng trong may mặc – thời trang, vải cotton còn được sử dụng trong các sản phẩm chăn ga gối.
Tuy nhiên, loại vải này có ưu và nhược điểm cụ thể nào, cách nhận biết cũng như cách bảo quản, vệ sinh vải. Nếu bạn chưa biết, có thể cùng Everon khám phá ngay trong bài viết này.
1. Chất liệu cotton là gì?
Vải cotton là loại sợi tổng hợp, chúng được làm từ sợi bông tự nhiên hoặc trộn với các loại sợi nhân tạo khác. Đây là loại vải rất phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang hiện nay với các ưu điểm vượt trội như: thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn, dễ nhuộm màu.
Ngoài ra, vải cotton còn có đặc tính chống lại sự xâm nhập của nấm mốc và bụi bẩn, là nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho da và không gây dị ứng hay mẩn ngứa.
2. Nguồn gốc của vải cotton
Chất vải cotton nguyên liệu chính là từ cây bông. Ngay từ xưa khi trồng trọt phát triển, cây bông đã được tìm ra và trồng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. Sau khi hái bông, người ta sẽ dùng chúng để kéo và dệt thành từng sợi vải, thường được dùng để may quần áo hoặc những sản phẩm chăn ga gối.
Khi khoa học kỹ thuật phát triển, ngành dệt cũng phát triển nên sợi bông được trải qua quá trình xử lý hóa chất an toàn tạo ra thành phẩm chất lượng, độ bền cao, kháng khuẩn và không bị dễ ẩm mốc như trước. Từ đó, vải cotton ra đời và được ưa chuộng sử dụng cho đến ngày nay.
3. Phân loại các chất liệu vải cotton
3.1. Vải cotton 100% tự nhiên
Vải cotton 100% được làm hoàn toàn từ quả bông thiên nhiên nên có khả năng thấm hút nhanh và giúp lưu thông không khí tốt mang đến cho người dùng cảm giác dễ chịu, thoải mái. Sản phẩm được làm từ chất liệu này rất phù hợp dùng trong điều kiện khí nóng ẩm quanh năm ở nước ta.
3.2. Vải cotton poly
Là sự tổng hợp của sợi bông cotton và các loại sợi tổng hợp khác với ưu điểm nhẹ, khả năng co giãn cao, giá thành hấp dẫn nên được yêu thích hiện nay. Sản phẩm dễ vệ sinh, giặt giũ và có độ bền cao.
3.3. Vải cotton satin
Chất liệu được làm từ sợi bông thiên nhiên và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng. Loại vải này có mật độ sợi là khoảng 300/ inch vuông và các sợi chỉ được se nhỏ nên mặt vải luôn có độ mềm mại, bóng mịn nhất định.
Vải cotton satin còn có khả năng thấm hút tốt và khô nhanh, là lựa chọn thích hợp trong các sản phẩm chăn ga gối.
Bộ chăn bốn mùa ESC19001 chất lượng từ thương hiệu Everon nổi bật với thiết kế họa tiết hoa lá mong manh được thêu tinh tế trên nền vải xanh tím. Sản phẩm được làm từ chất liệu vải cotton satin cao cấp, nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc đem đến trải nghiệm êm ái, thoáng mát cho người sử dụng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn mua bộ chăn ga gối lụa satin tốt nhất 2022
3.4. Vải cotton lụa
Là chất liệu được kết hợp của 50% cotton thiên nhiên và 50% sợi tơ tằm nhằm đem lại cho người dùng cảm giác êm ái, dễ chịu và mát mẻ. Đồng thời, các sản phẩm từ cotton lụa luôn thân thiện với môi trường và đặc biệt an toàn cho da nhạy cảm, da em bé.
3.5. Cotton nhung
Là sự kết hợp giữa chất liệu vải nhung và cotton tạo nên độ thoáng mát, mềm mại cho người dùng. Vải cotton nhung không bị phai màu, ít bị nhăn, xù trong quá trình sử dụng và khả năng thấm hút tốt.
3.6. Cotton Ai Cập
Ưu điểm nổi bật của chất liệu này là sự mềm mịn, độ bền cao hơn hẳn so với các loại vải cotton khác trên thị trường hiện nay. Vải không bị phai màu và ít bị nhăn khi sử dụng.
3.7. Cotton 65/35 (CVC)
Là sự kết hợp của 2 loại sợi PE và cotton với tỷ lệ 35% PE và 65% cotton. Do đó, nó có tên gọi là cotton 65/35 (CVC). Vải này có độ bền, độ đàn hồi, khả năng chịu lực cao và thấm hút tốt.
3.8. Cotton 35/65 (Tixi)
Trái ngược với cotton 65/35, loại vải Tixi này là sự kết hợp giữa cotton và PE theo tỷ lệ: 65% cotton và 35% PE giúp vải trở nên mềm mại, thoải mái cho người dùng.
4. Ưu và nhược điểm của chất vải cotton
4.1. Ưu điểm của vải cotton
– Mang đến cho người mặc cảm giác sảng khoái, dễ chịu nhờ khả năng hút ẩm cao, thấm hút tốt.
– Vải cotton có giá thành rẻ hơn so với các loại sợi pha khác do nguyên liệu dễ kiếm, sẵn có.
– Độ bền cao, nhanh khô, sử dụng được trong cùng một máy giặt và có thể dùng chung với các loại bột giặt khác.
4.2. Nhược điểm
Giá thành của loại vải cotton phụ thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ và thương hiệu tạo ra. Trong đó, các loại cotton cao cấp và chất lượng thường có giá thành cao. Ngoài ra, so với các chất liệu cao cấp khác như modal, tencel… thì vải cotton có độ cứng cao.
5. Cách phân biệt và nhận biết vải cotton
– Nếu bạn chịu khó quan sát bạn sẽ thấy, vải cotton rất dễ gấp nếp nên dễ bị nhăn theo nếp. Nếu dùng tay sờ vào mẫu vải này, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại nhưng không bị rũ, vải không lạnh.
– Ngoài ra, bạn có thể dùng một mẫu vải nhỏ và đem đốt, sau đó quan sát: nếu thấy lửa cháy màu hồng, khói xám và sau khi cháy hết không để lại chất nhựa thì đó là vải cotton.
Ảnh sau đây cho biết kết quả sau khi đốt các loại vải cotton:
Ngoài ra, vải cotton có khả năng hút nước nhanh chóng gần như đồng đều trên toàn bộ bề mặt vải. Trong khi vải cotton pha PE thường hút nước chậm và phân bố không đều.
6. Quy trình sản xuất chất liệu vải Cotton
6.1. Thu hoạch xơ bông và phân loại
Thời gian thu hoạch sẽ diễn ra vào tháng 11 – 12 trong năm và được chia làm 3 đợt sau:
– Đợt 1: Thu hoạch những quả rụng ở dưới góc đã nở.
– Đợt 2: Sau 1 – 15 ngày, thu hoạch tiếp những bông nằm ở phần thân giữa của cây.
– Đợt 3: Thu hoạch hết những bông đã nở ở phần ngọn cây.
Sau khi thu hoạch, sẽ tiến hành phân loại quả bông bằng cách loại bỏ các quả bông không chất lượng, giữ lại quả bông tốt để phơi khô sạch sẽ và không để lẫn tạp chất.
6.2. Tinh chế xơ bông
Khi đã phơi xong bông, bông khô sạch sẽ những nhà máy sẽ chuyển nguyên liệu này về để tiến hành tinh chế. Bông được xé nhẹ nhàng giúp tách xơ nhưng vẫnđảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng xơ đơn.
Sau đó bông được đưa vào lò hơi để nấu và lọc đi lọc lại nhiều lần để loại bỏ hết những tạp chất như nitơ, pectin hay những loại axit hữu cơ hay màu tự nhiên.
6.3. Hòa tan và kéo sợi
Sau quá trình hoàn thiện, sợi bông chuyển sang dạng lỏng, sau đó được hòa tan thành hỗn hợp với một vài dung dịch đặc biệt. Chính hỗn hợp này được đưa vào máy kéo sợi và buộc qua các lỗ nhỏ để kéo căng, từ đó thành sợi bông.
6.4. Dệt vải cotton
Quá trình xử lý hóa học của sợi vải cotton, các sợi dọc và sợi ngang được dệt thành các tấm vải cotton. Sau đó, vải được dệt tiếp tục làm bóng sợi cotton trương nở ra và tăng khả năng thấm nước giúp bắt màu của sợi nhuộm tốt hơn.
6.5. Nhuộm vải cotton
Vải được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch phụ gia hữu cơ để vải dễ bắt màu. Cuối cùng là giai đoạn wash vải giúp làm mềm vải, tăng độ bền, chống co rút, ra màu… của vải.
7. Ứng dụng chất liệu vải cotton
Với khả năng thấm hút cao cùng độ thông thoáng và bền màu, vải cotton được nhiều thương hiệu thời trang lựa chọn để may trang phục. Ngoài ra, vải cotton còn được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăn ga gối đệm.
Mẫu chăn ga gối Everon EPC22042 bằng vải cotton cao cấp Hàn Quốc, đang được ưa chuộng hàng đầu hiện nay.
8. Hướng dẫn cách vệ sinh vải cotton đúng cách
– Không nên ngâm vải trong xà phòng quá lâu, chỉ ngâm trong nước giặt vài phút và tiến hành giặt sạch ngay.
– Cần phân loại vải trước khi tiến hành giặt và tách vải trắng ra khỏi quần áo màu
– Phơi tại nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Hy vọng với những thông tin mà Everon.com tổng hợp được sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu vải cotton, các ưu và nhược điểm của loại vải này cũng như và cách nhận biết, sử dụng và bảo quản chất vải tốt nhất.