Công việc sáng tạo đang là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi với nhiều cơ hội nghề nghiệp cho tương lai. Trong thời đại nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, creative đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp.
Sự sáng tạo trong kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp có những bước tiến vượt bậc, thoát ra khỏi khuôn khổ cũ và tạo nên các làn sóng xu hướng mới. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ creative là gì? Nếu chưa, mời bạn tham khảo qua bài viết phía bên dưới.
Creative là gì?
Creative có nghĩa là sáng tạo, được dịch theo từ điển Cambridge, dùng để mô tả trạng thái độc đáo và riêng biệt của một sự vật hoặc sự việc.
Trong doanh nghiệp nói chung và ngành marketing nói riêng, Creative là bộ phận chuyên về sáng tạo, đưa ra các ý tưởng mới mẻ và hấp dẫn cho các chiến dịch quảng cáo và chiến lược bán hàng để thúc đẩy doanh số sản phẩm bán ra và tăng sự phổ biến của công ty đối với người tiêu dùng.
Creative là một trong những công việc đóng vai trò quan trọng để giúp doanh nghiệp lớn mạnh hơn và thu hút được sự chú ý của khách hàng thông qua các chiến dịch được tạo ra và gia tăng doanh số bán hàng cho công ty.
Các ý tưởng sáng tạo sẽ được phát triển qua hình ảnh, từ ngữ và âm thanh để có thể truyền tải các thông điệp của sản phẩm một cách tốt nhất.
Các kênh truyền thông quảng bá chủ yếu như bao bì sản phẩm, banner các điểm bán trực tiếp hoặc các quảng cáo trên truyền hình, nền tảng mạng xã hội.
Chi tiết công việc creative marketing là gì?
Creative marketing bao gồm nhiều công việc khác nhau. Dưới đây là một số các công việc cơ bản mà một creative marketing cần biết.
- Liên lạc và trao đổi với khách hàng để có cái nhìn tổng quan và hiểu biết rõ hơn về các yêu cầu và mục tiêu của khách hàng đối với các ý tưởng được tạo ra.
- Tạo ý tưởng có thể phát triển và ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau để hỗ trợ các chiến dịch được thực hiện thành công.
- Đi trước đối thủ cạnh tranh một bước bằng cách tìm hiểu các xu hướng truyền thông hiện tại để dễ dàng tạo ra các trend dẫn đầu trên các nền tảng xã hội.
- Truyền cảm hứng và tạo động lực để thúc đẩy các nhà sáng tạo trẻ thể hiện và đưa ra nhiều ý tưởng mới mẻ trong ý tưởng của họ.
- Thực hiện nhiệm vụ phát triển các ý tưởng sáng tạo một cách tinh tế và chuyên nghiệp để thúc đẩy và hướng dẫn khách hàng đi đúng hướng, tạo ra các chiến dịch thành công.
Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Digital Marketing Theo Từng Vị Trí Cụ Thể
Các vị trí phổ biến trong creative marketing
Một công ty Agency có thể có nhiều vị trí khác nhau trong creative marketing. Số lượng các vị trí sẽ phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của từng công ty, lĩnh vực hoạt động và tệp khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.
Với các công ty nhỏ, đội ngũ sáng tạo chỉ cần một Copywriter và một Art Director. Còn các vị trí khác như Creative Director hay Executive Creative Director sẽ dành cho các doanh nghiệp với quy mô lớn hơn.
Creative director – Giám đốc sáng tạo
Creative director hay còn được gọi với cái tên Giám đốc sáng tạo, là vị trí chủ lực của bộ phận sáng tạo và là người góp phần tạo nên những ý tưởng bức phá độc đáo trong quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Giám đốc sáng tạo sẽ lập kế hoạch và phát triển các chiến dịch tiếp thị được đề ra. Họ cũng là người trực tiếp làm việc và trao đổi các yêu cầu chỉnh sửa với khách hàng để đảm bảo chất lượng truyền thông của sản phẩm.
Creative Director sẽ thường có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên và đi lên từ các vị trí như Art Director hay Copywriter.
Executive Creative Director – Giám đốc điều hành Sáng tạo
Giám đốc điều hành Sáng tạo là chức vụ cao nhất trong ngành nghề liên quan đến lĩnh vực sáng tạo.
Đối với vị trí này, bạn sẽ cần trình bày và giải thích các hoạt động của bộ phận Creative đến với các cấp quản lý cấp cao ở cấp độ toàn vùng hoặc toàn quốc, phụ thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp để cấp trên có thể nắm rõ tình hình công ty.
Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành Sáng tạo cũng là người tạo ra động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc cho các nhân viên dưới quyền của mình. Executive Creative Director sẽ cần có kinh nghiệm làm việc từ 12-15 năm trước khi làm ở vị trí này.
Art Director – Giám đốc nghệ thuật
Vị trí Art Director là vị trí khá phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Art Director hay còn gọi là giám đốc nghệ thuật. Đây sẽ là người chịu trách nhiệm duyệt các ý tưởng liên quan đến việc thiết kế như hình ảnh các chiến dịch trên các trang mạng xã hội, tạp chí, báo hay bao bì sản phẩm, v.v.
Giám đốc nghệ thuật cũng là người đưa ra các quyết định liên quan tới hình ảnh, màu sắc, tinh thần chiến dịch, v.v, của một dự án. Copywriter sẽ đồng hành cùng Art Director để thống nhất các ý tưởng và hỗ trợ trong quá trình hoàn thiện chiến dịch quảng cáo.
Để lên được vị trí này, bạn sẽ cần tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc.
Content Creator – Người sáng tạo nội dung
Content là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một chiến dịch marketing.
Do đó, bạn có thể thấy vị trí Content Creator là một vị trí nòng cốt không thể thiếu trong các công ty dù lớn hay nhỏ Content Creator sẽ phụ trách các mảng liên quan đến việc lên ý tưởng, sáng tạo nội dung trên các nền tảng khác nhau của công ty bằng cách đưa ra các câu slogan hoặc bài viết có nội dung thu hút.
Content Creator cũng sẽ hỗ trợ các bộ phận khác liên quan đến Creative như bộ phận design, sản xuất hình ảnh video để tạo ra những sự kết hợp ăn ý nhất cho chiến dịch marketing.
Đọc thêm: Marketing Director Là Gì? Mô Tả Công Việc Của Marketing Director
Kỹ năng cần thiết để làm creative marketing
Bên cạnh đam mê với ngành nghề Creative, bạn cũng cần có các kỹ năng quan trọng khác để có thể đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo và có các cơ hội được đề bạt lên các vị trí cao hơn trong ngành sáng tạo.
Sáng tạo, có quy củ
Bên cạnh sự cầu tiến trong công việc, bạn cũng luôn cần kiểm soát các trạng thái cảm xúc của bản thân để sự sáng tạo có thể phát huy một cách tốt nhất. Bạn không nên để cảm xúc và cảm hứng của bản thân bị chi phối.
Do đó, bạn cần học cách kiểm soát bản thân và rèn luyện cho mình các kỹ năng sắp xếp thời gian hợp lý, lập kế hoạch kỹ càng cũng như nghiêm túc thực hiện các dự án, mục tiêu trong khoảng thời gian được đề ra.
Giao tiếp tốt
Để có thể sáng tạo ra nhiều ý tưởng khác nhau, người làm sáng tạo thường chú ý và quan sát những chi tiết xung quanh trong cuộc sống. Bởi bất kỳ chi tiết nhỏ nào cũng sẽ trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho người làm sáng tạo.
Vì vậy, họ cần đi nhiều nơi, gặp gỡ và biết giao tiếp hiệu quả với nhiều người và các lĩnh vực khác nhau.
Không ngại áp lực
Ngành nghề Creative luôn tồn tại những áp lực vô hình vì ngành nghề này luôn đòi hỏi bạn có những ý tưởng mới mẻ và thu hút. Bạn sẽ không được lặp lại các nội dung trong các tác phẩm và cần có các tư duy mở.
Trong quá trình theo đuổi sự nghiệp, bạn sẽ không ít lần nhận được các ý kiến trái chiều về các sản phẩm được tạo ra. Do đó, bạn cần học cách sống chung với áp lực, vượt qua những lời bình luận tiêu cực cũng như dám bảo vệ quan điểm của bản thân.
Biết dùng các phần mềm chuyên dụng
Dân sáng tạo rất cần thiết để biết sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, InDesign hay Illustrator, v.v. Những phần mềm này sẽ hỗ trợ bạn tối ưu hoá các ý tưởng và hoàn thành các chiến dịch một cách tốt nhất.
Làm việc nhóm
Ngành nghề Creative cần làm việc với nhiều người khác nhau từ các vị trí khác trong bộ phận marketing để cùng tạo nên một sản phẩm hay chiến dịch quảng cáo thành công. Chính vì thế, làm việc nhóm là một kỹ năng cực kì quan trọng để bạn một quy trình làm việc trơn tru và thuận lợi.
Tìm cơ hội làm creative ở đâu?
Trong thế giới 4.0 ngày nay, ngành nghề creative càng có nhiều cơ hội để tỏa sáng và phát triển hơn khi con người càng đề cao tính thẩm mỹ, thu hút của các sản phẩm. Tuy nhiên, ngành nghề này sẽ có nhiều áp lực khá nhau và bạn cũng cần có các kỹ năng cần thiết nhất định trước khi theo đuổi ngành sáng tạo.
Qua bài viết trên, Glints hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Creative là gì. Để biết đến nhiều cơ hội tuyển dụng hơn, mời bạn truy cập Glints để tham khảo và chọn lựa những doanh nghiệp thích hợp với bản thân mình.
Tác Giả