Chỉ số thai nhi sẽ thể hiện chân thực sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, từ khi còn là phôi thai vô cùng nhỏ đến khi các bộ phận hoàn thiện. Vì thế, chỉ số thai nhi theo tuần được nhiều mẹ bầu sử dụng để theo dấu sự phát triển của bé cưng trong bụng dễ dàng, nhanh chóng.
27/07/2021 | Giải đáp thắc mắc: Siêu âm màu có ảnh hưởng đến thai nhi không?08/07/2021 | Bác sĩ chỉ ra các xét nghiệm cần thực hiện khi thai nhi quá ngày dự sinh05/07/2021 | Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không – mẹ bầu thắc mắc
1. Các chỉ số thai nhi mẹ cần theo dõi
Chỉ số thai nhi được đưa ra bằng phương pháp siêu âm thai, có thể thực hiện từ khoảng tuần thai thứ 6 – 7 đến khi thai lớn chuẩn bị sinh. Có rất nhiều chỉ số thai nhi được viết tắt với nhiều ký hiệu khác nhau, rất khó để mẹ bầu hiểu được nếu không được bác sĩ giải thích hay tìm hiểu trước đó.
Sự phát triển của thai nhi là một quá trình kỳ diệu
Với các mốc khám thai quan trọng được khuyến cáo như tuần thai thứ 8, 9, tuần thai thứ 16, 22 và 35, đa số mẹ bầu quan tâm đến chỉ số thai chính gồm: chiều dài đầu mông, chu vi vòng đầu, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi,…
Bên cạnh đó, các chỉ số thai nhi chuyên sâu hơn cũng cung cấp thêm thông tin để mẹ bầu cũng như bác sĩ theo dõi sát sao, có cái nhìn toàn diện về sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, các chỉ số cơ bản thường được đưa ra để đánh giá thai nhi theo tuần bao gồm:
– GA (Gestational Age): đây là chỉ số thể hiện tuổi thai tính bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng.
– GSD (Gestational Sac Diameter): Đây là chỉ số thể hiện đường kính của túi thai, thường được đo trong những tuần đầu của thai kỳ bởi lúc này các cơ quan chưa hình thành rõ, rất khó để quan sát nên đường kính túi thai sẽ thể hiện chính sự phát triển của thai.
– BPD (Gestational Diameter): Khác một chút so với GSD, đây là chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, đo đường kính lớn nhất của mặt cắt vòng đầu của trẻ.
BPD là đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi
– EFW (Estamated fetal Weight): siêu âm cũng như cân nặng của mẹ bầu không thể thể hiện chính xác được cân nặng của thai nhi, song vẫn có thể đưa ra được khối lượng thai ước đoán chính là chỉ số EFW.
– FL (Femur length): đây là chỉ số thể hiện chiều dài xương đùi.
– CRL (Crown rump Length): Trong những tuần thai đầu của tam cá nguyệt thứ nhất, lúc này cơ thể bé còn nhỏ lại theo tư thế cuộn người lại nên rất khó để đo chính xác chiều dài, thay vào đó sẽ sử dụng chiều dài đầu mông CRL để thể hiện sự phát triển rõ ràng hơn.
Ngoài những chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng trên, mẹ có thể theo dõi chi tiết hơn sự phát triển của thai qua các chỉ số tham khảo khác như:
-
BD: Khoảng cách 2 mắt.
-
TTD (Transverse Trunk Diameter): Đường kính ngang bụng.
-
AC (Abdominal Circumference): chu vi vòng bụng.
-
HC (Head Circumference): Chu vi đầu.
-
APTD (Anterior-Posteriod Thigh Diamete): Đường kính trước và sau bụng.
-
THD: Đường kính ngực.
-
CER: Đường kính tiểu não.
-
OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm.
-
Tibia: Chiều dài xương ống chân.
-
Ulna: Chiều dài xương khuỷu tay.
-
HUM: Chiều dài xương cánh tay.
-
FTA: Thiết diện ngang thân thai.
-
TAD: Đường kính cơ hoành.
-
Fibular: Chiều dài xương mác.
-
EDD: Ngày dự sinh.
Ngày dự sinh được đưa ra giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn
2. Bác sĩ giải đáp cụ thể chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn
Các chỉ số thai nhi được đưa ra chủ yếu dựa trên kết quả siêu âm với hình ảnh thai rõ nét, cụ thể như sau:
2.1. Chỉ số thai nhi từ tuần thai 4 – 6
Bắt đầu từ tuần thai 4 mới có thể siêu âm nhìn thấy thai, trước đó phôi thai còn rất nhỏ nên mẹ rất khó phát hiện được mình mang thai cũng như chưa thể siêu âm thấy. Trong giai đoạn này, chỉ số đường kính túi thai sẽ thể hiện chủ yếu sự phát triển của thai, từ tuần thai thứ 7 trở đi có thể đo được chiều dài đầu mông.
Cụ thể các chỉ số này như sau:
-
Thai 4 tuần tuổi: Đường kính túi thai (GSD) từ 3 – 6 mm.
-
Thai 5 tuần tuổi: Đường kính túi thai (GSD) từ 6 – 12 mm.
-
Thai 6 tuần tuổi: Đường kính túi thai (GSD) từ 14 – 25 mm, chiều dài đầu mông CRL 4 – 7 mm.
2.2. Chỉ số thai nhi từ tuần thai thứ 7 – 20
Đây là giai đoạn quan trọng khi thai nhi trải qua những bước tiến phát triển quan trọng, đặc biệt nếu siêu âm từ tuần thai thứ 13, mẹ có thể biết được gần như đầy đủ thông tin cơ bản. Cụ thể như sau:
-
Thai 7 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) từ 9 – 15 mm, nặng khoảng 0,5 – 2g.
-
Thai 8 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) từ 16 – 22 mm, nặng khoảng 1 – 3g.
-
Thai 9 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) từ 23 – 30 mm, nặng khoảng 3 – 5g.
-
Thai 10 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) từ 31 – 40 mm, nặng khoảng 5 – 7g.
-
Thai 11 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) từ 41 – 51 mm, nặng khoảng 12 – 15g.
-
Thai 12 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) 53 mm, nặng khoảng 18 – 25g.
-
Thai 13 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) 74 mm, nặng khoảng 35 – 50g, đường kính lưỡng đỉnh 21mm.
-
Thai 14 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) 87 mm, nặng khoảng 60 – 80g, đường kính lưỡng đỉnh 25mm, chiều dài xương đùi FL 14mm.
-
Thai 15 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) 101 mm, nặng khoảng 90 – 110g, đường kính lưỡng đỉnh 29mm, chiều dài xương đùi FL 17mm.
-
Thai 16 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) 116 mm, nặng khoảng 121 – 171g, đường kính lưỡng đỉnh 32mm, chiều dài xương đùi FL 20mm.
-
Thai 17 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) 130 mm, nặng khoảng 150 – 212g, đường kính lưỡng đỉnh 36mm, chiều dài xương đùi FL 23mm.
-
Thai 18 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) 142 mm, nặng khoảng 185 – 261g, đường kính lưỡng đỉnh 39mm, chiều dài xương đùi FL 25mm.
-
Thai 19 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) 164 mm, nặng khoảng 275 – 387g, đường kính lưỡng đỉnh 46mm, chiều dài xương đùi FL 31mm.
Thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng từ tuần thai thứ 21
2.3. Các chỉ số thai nhi từ tuần thai thứ 21 – 40
Tốc độ phát triển thai trong giai đoạn này vô cùng nhanh chóng, kể cả khối lượng, chiều dài cơ thể cũng như hoàn thiện các cơ quan. Chỉ số thai nhi trong các tuần thai này cũng thay đổi vô cùng nhanh chóng, mỗi lần siêu âm hay khám thai đều sẽ khiến mẹ bất ngờ.
-
Thai 21 tuần tuổi: Chiều dài đầu mông (CRL) mm, nặng khoảng 275 – 387g, đường kính lưỡng đỉnh 46mm, chiều dài xương đùi FL khoảng 31mm.
Thông thường sau khi khám thai và siêu âm, bác sĩ sẽ giải thích các chỉ số thai nhi theo tuần cơ bản như đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, chiều dài xương đùi,… và so sánh với chỉ số chuẩn theo tuần thai. Nếu có sự bất thường có thể kiểm tra thêm các chỉ số khác hoặc làm xét nghiệm khác, đôi khi chỉ số tuần của thai không chính xác do tính nhầm tuổi thai, chế độ dinh dưỡng hoặc đặc tính phát triển của từng thai.
3. Những mốc khám thai quan trọng mẹ nên nhớ
Mặc dù mẹ bầu mong muốn theo dõi sự phát triển của thai nhi sát sao từng ngày, từng tuần song khám thai, siêu âm nhiều cũng không tốt. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên ghi nhớ và đi khám thai vào những mốc quan trọng sau:
-
Mốc đầu tiên: Khoảng từ tuần thai thứ 5 – 8.
-
Mốc khám thai thứ 2: Từ tuần thai thứ 11 – 13 tuần 6 ngày.
-
Mốc khám thai thứ 3: Từ tuần thai thứ 16 – 22.
-
Mốc khám thai thứ 4: Khoảng từ tuần thai thứ 22 – 28.
-
Mốc khám thai thứ 5: Khoảng từ tuần thai thứ 28 – 32.
-
Mốc khám thai thứ 6: Tuần thai thứ 32 – 34.
-
Mốc khám thai thứ 7: Tuần thai thứ 34 – 36.
Ngoài ra kể từ lần khám thai thứ 7 này, mỗi tuần mẹ bầu nên khám thai 1 lần để theo dõi sát sao, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Chỉ số thai nhi theo tuần là cơ sở quan trọng để đánh giá, theo dõi chính xác tình trạng phát triển của thai.
Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín được nhiều mẹ bầu lựa chọn để đồng hành cùng quá trình mang thai. Đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến chắc chắn sẽ giúp mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi chính xác nhất.
Đến với khoa Sản, mẹ sẽ được tư vấn đầy đủ các vấn đề như lịch siêu âm, thăm khám, dinh dưỡng trong thai kỳ,… để mẹ khỏe bé phát triển tốt.
Liên hệ ngay 1900 56 56 56 để đặt lịch khám online, tránh mất thời gian chờ đợi.