D2C là một mô hình kinh doanh không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp và những người mới bắt đầu kinh doanh. D2C được đánh giá là một mô hình phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau và hiệu quả trong việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ khái niệm của D2C là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về mô hình D2C và cách triển khai mô hình hiệu quả này cho doanh nghiệp.
1. D2C là gì?
D2C là gì mà được nhiều doanh nghiệp ứng dụng hiện nay
D2C là khái niệm viết tắt của Direct to Consumer, được biết đến là một mô hình kinh doanh được hoạt động theo nguyên tắc doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng. Có thể phân phối trực tiếp qua cửa hàng chính hãng, website hoặc sàn thương mại điện tử mà không cần phải qua bất kì một bên thứ ba nào.
Mô hình D2C được áp dụng theo trình tự khách hàng truy cập vào link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng. Sau đó, nhân viên bán hàng sẽ gọi điện thoại xác nhận đơn hàng và chuyển đổi trạng thái thành đặt hàng thành công. Một khi đơn hàng được khách hàng nhận, bạn sẽ được tính hoa hồng cho đơn hàng đó. Tiền hoa hồng cho mỗi sản phẩm được khách hàng mua thành công thường khá cao và có sự chênh lệch phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh.
2. Mô hình D2C được áp dụng cho lĩnh vực nào?
Mô hình D2C được áp dụng chủ yếu với những ngành hàng bán lẻ
Mô hình D2C hiện nay được áp dụng với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Hầu hết các ngành hàng phù hợp với mô hình D2C là những ngành hàng tiêu dùng như giày dép, quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng. Theo thống kê, trong năm 2017 mô hình D2C tăng trưởng 34% so với trước kia và tính đến nay đã chiếm 13% tổng thị trường E-Commerce trên toàn thế giới. Tại thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C thành công là những thương hiệu quần áo, thời trang, lĩnh vực mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe.
3. Tại sao mô hình D2C được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao
Mô hình D2C được áp dụng để thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng
Hiện nay, mô hình D2C được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao bởi vì tính thực tiễn và độ hiệu quả cao mà nó mang lại. Tuy nhiên, dưới đây là những lý do chính tại sao nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình Direct to Customer vào kinh doanh và phân phối của mình.
3.1 Nâng cao nhu cầu trải nghiệm dịch của người tiêu dùng
Tính đến thời điểm này, thị trường cung cấp sản phẩm ngành hàng tiêu dùng ngày càng lớn và đa dạng. Do đó, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua bán sản phẩm. Điều này dẫn đến việc yêu cầu về chất lượng và dịch vụ trải nghiệm của người tiêu dùng ngày càng tăng cao.
Mô hình D2C được nhiều doanh nghiệp sử dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể trực tiếp đánh giá trải nghiệm. Ngoài ra, mô hình D2C sẽ đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng khi họ có ý định thực hiện các giao dịch tại cửa hàng hay trang web. Từ đó, D2C sẽ hiểu hơn về hành vì và nhu cầu của người tiêu dùng để đưa ra được những chiến lược bán hàng và tiếp cận phù hợp hơn.
3.2 Cải thiện chất lượng sản phẩm
Trong suốt quá trình kinh doanh và sản xuất, khách hàng sẽ là yếu tố cơ sở để doanh nghiệp có thể dựa vào để nghiên cứu và cải thiện chất lượng sản phẩm. Bởi vì, sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ là chìa khóa để duy trì được mối quan hệ với khách hàng. Nếu sản phẩm hữu ích và nhận được những lời nhận xét tích cực thì doanh nghiệp dễ dàng ghi ấn tượng với khách hàng. Từ đó, D2C sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những nhận định, đánh giá để thay đổi sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu khách hàng.
3.3 Nghiên cứu thị trường
Để nghiên cứu được thị trường thì doanh nghiệp cần phải thu thập được lượng lớn dữ liệu. Khi áp dụng mô hình D2C, dữ liệu ở đây có thể là trải nghiệm mua sắm, hành vi của khách hàng. Dựa vào những dữ liệu này, doanh nghiệp có thể đánh giá sát hơn về đối tượng khách hàng, hành vi tiêu dùng, nhu cầu thanh toán, nhu cầu sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết được đâu là ưu, nhược điểm của sản phẩm, dịch vụ.
3.4 Quản lý tình hình kinh doanh
Kinh doanh từ các kênh bán hàng. Bởi vì mô hình D2C tập trung vào nguồn lực riêng mà không thông qua các kênh phân phối để quản lý toàn bộ tình hình kinh doanh của cửa hàng hay website. Dữ liệu có thể thu thập và quản lý được như số lượng hàng hóa bán ra, doanh thu, lợi nhuận thu về, chi phí phát sinh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể đánh giá được hiệu quả bản ra của sản phẩm về đưa ra kế hoạch phát triển, sản xuất phù hợp trong tương lai.
4. Những cơ hội và thách thức khi triển khai mô hình D2C
Khi triển khai mô hình D2C, doanh nghiệp sẽ gặp phải những thách thức và cơ hội
Khi áp dụng mô hình D2C, doanh nghiệp sẽ thu thập được một khối lượng dữ liệu lớn từ khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa và nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên khi áp dụng mô hình D2C, doanh nghiệp sẽ gặp phải những thách thức và cơ hội cần được cân nhắc và đánh giá kĩ.
Khi triển khai mô hình D2C, doanh nghiệp sẽ có lợi thế đó là giảm thiểu được ngân sách khi phân phối sản phẩm tới các đại lý hệ thống, nâng cao uy tín và sự tin cậy của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nắm rõ dữ liệu khách hàng bao gồm nhân khẩu học, thói quan mua sắm để có thể nghiên cứu và đưa ra kế hoạch. Doanh nghiệp sẽ có hướng điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý, nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng tầm chuyên nghiệp cho thương hiệu.
Tuy nhiên, khi triển khai mô hình D2C, doanh nghiệp sẽ gặp phải những thách thức to lớn. Bởi vì đây là một mô hình khá mới mẻ nên chưa được nhiều doanh nghiệp tin dùng và gặp khó khăn trong giai đoạn triển khai. Đặc biệt là giai đoạn bắt đầu chuyển đổi. Mô hình này tạo ra một sân chơi mới khi nâng cao trải nghiệm của khách hàng và khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu. Nếu doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt và mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng thì sẽ phát triển lâu dài.
5. Doanh nghiệp ứng dụng mô hình D2C như thế nào?
Để ứng dụng thành công D2C, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu được insight khách hàng
Hiện nay, ngành thương mại điện tử vô cùng phát triển nên các doanh nghiệp cần phải nhạy bén trước các xu hướng mới và xây dựng chiến lược bán hàng theo trải nghiệm của khách hàng. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, có đến 64% người dùng không hài lòng với những doanh nghiệp không hiểu rõ nhu cầu của mình. D2C sẽ tạo ra được nhiều giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp và được áp dụng vào mô hình D2C như sau:
Thấu hiểu insight
Khi triển khai các chiến lược Marketing, các doanh nghiệp nên đặt mục tiêu nhận được thêm các dữ liệu quan trọng. Bên cạnh mục tiêu thu hút khách hàng và tăng doanh số, thì dữ liệu của từng chiến dịch sẽ là cơ sở để dựa vào. Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện được chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn. Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu được insight của khách hàng và trả lời được các câu hỏi sau:
- Đối tượng khách hàng hướng đến là ai?
- Thông điệp nào sẽ phù hợp với phễu mua hàng AIDA hoặc điểm chạm trong hành trình khách hàng?
Tác động đến hành trình khách hàng
Ngày nay, hành trình mua hàng của người tiêu dùng ngày càng thay đổi và có nhiều điểm kiểm soát hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp cận người tiêu dùng với một số điểm chạm khách hàng “customer touch point” thì sẽ không thể tác động được đến họ. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược truyền tải thông điệp mạnh mẽ chính xác đến đúng người, đúng thời điểm.
Ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới vào kế hoạch marketing tương lai
Xu hướng Tiếp thị tự động (Automation marketing) được đánh giá là công nghệ mới phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng mô hình D2C và công nghệ này vào mô hình kinh doanh như thế nào để mang lại hiệu quả. Hiện nay, có quá nhiều rủi ro tiềm ẩn về quản lý dây chuyền hoạt động đến chi phí nhân sự khiến nhiều doanh nghiệp đắn đo khi đưa ra quyết định. Doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng CPA (cost per action) để dễ dàng kiểm soát tất cả các chi phí đầu tư.
Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing
Doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đo lường theo các thuật ngữ cơ bản như ROI, Performance Marketing trong chiến dịch Marketing. Khi triển khai bất kỳ chiến dịch nào, các doanh nghiệp cần phải nghĩ đến phương thức đo lường hiệu quả của cả chiến dịch. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ biết rõ được số lượng khách hàng có được, doanh thu bán ra. Từ đó sẽ xác định được sản phẩm nào thu hút nhiều khách hàng nhất để quảng cáo nhiều hơn.
6. Những lưu ý khi triển khai mô hình kinh doanh D2C mà doanh nghiệp cần biết
Khi triển khai mô hình D2C, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điều để áp dụng hiệu quả
Tuy nhiên, khi triển khai mô hình D2C doanh nghiệp cần phải để ý những lưu sau để có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả và tránh được những sai lầm khác.
Tìm hiểu về ngành kinh doanh
Các doanh nghiệp cần biết rằng không phải tất cả các ngành nghề đều có thể áp dụng thành công được mô hình D2C. Những ngành có thể vận dụng được mô hình D2C nhất đó là các ngành bán lẻ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng. Bởi vì những mặt hàng này sẽ dễ dàng tiếp cận được khách hàng ở tất cả các kênh truyền thông từ online đến cửa hàng. Người mua sẽ sẵn sàng chi trả tiền để mua sắm online thay vì bắt buộc đến cửa hàng để trải nghiệm trực tuyến.
Quan tâm đến quản lý đơn hàng và giao hàng
Khi triển khai mô hình D2C, hoạt động bán hàng online là điều mà bạn hoàn toàn không thể tách rời. Do đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc quản lý đơn hàng, giao hàng là điều vô cùng quan trọng. Giao hàng được xem xét là yếu tố hàng đầu quyết định khách hàng sẽ quay trở lại với doanh nghiệp hay không. Doanh nghiệp cần phải để ý đến các đơn hàng online và quản lý được tình hình giao hàng thông qua các phần mềm khác nhau.
Chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu
Một trong những điều ghi điểm được với khách hàng đó là quy trình dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh việc chú ý hoạt động kinh doanh thì việc chăm sóc khách hàng sẽ là yếu tố khiến khách hàng quay trở lại cửa hàng của bạn. Những lời nhận xét của khách hàng sẽ là những đánh giá khách quan và hữu ích nhất về sản phẩm và dịch vụ của mình.
Chú ý đến các kênh bán
Khi triển khai mô hình D2C, việc tự mở rộng kinh doanh trên các kênh bán hàng là khác nhau là yếu tố bắt buộc. Điều này giúp đảm bảo được hiệu quả bán ra và phủ rộng thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, tùy vào định hướng kênh bán mà bạn có thể mở rộng ở cửa hàng, website, mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể sử dụng một hình thức Marketing hợp lý để tiếp cận với khách hàng tiềm năng và bán hàng hiệu quả.
7. Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc biết được định nghĩa và khái niệm cơ bản về D2C là gì. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp cho bạn những cách áp dụng và những lưu ý cơ bản để có thể áp dụng mô hình D2C này hiệu quả. Mặc dù mô hình D2C này còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam, nhưng bạn có thể triển khai dựa trên sức nóng của thị trường E-commerce hiện nay. Chúc bạn triển khai mô hình D2C thành công nhé!
–
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Mô hình C2B là gì? Những điều nên làm để phát triển với mô hình này
- Các cách telesale hiệu quả hạ gục mọi khách hàng trong giây lát
- Kịch bản Telesale có vai trò gì? Những mẫu kịch bản Telesale hấp dẫn