Các bạn đang là học sinh năm cuối đang chuẩn bị cho kỳ thi đại học? Các bạn đang băn khoăn chưa biết nên đăng ký nguyện vọng vào trường nào? Đừng lo lắng, hãy đến với Toppy. Hôm nay, hãy cùng Toppy đi tìm hiểu về phương thức tuyển sinh và giải đáp thắc mắc về trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải nhé!
I. Thông tin chung
Tên trường: ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải
Tên tiếng anh: University Of Transport Technology
Kí hiệu: UTT
Điện thoại: 0243.854.4264
Email: truyenthong@utt.edu.vn
Hiện tại, trường đang có 3 cơ sở tại miền Bắc: Số 54 Triều Khúc – Thanh Xuân – Hà Nội; Số 278 Lam Sơn, Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc; Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên.
II. Giới thiệu trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
University Of Transport Technology (UTT) là Trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
1. Những dấu mốc lịch sử chính:
- Ngày 15/11/1945: Trường Cao đẳng Công chính
- Ngày 24/2/1949: Trường Cao đẳng Kỹ thuật
- Ngày 01/11/1952: Trường Cao đẳng GT Công chính
- Ngày 18/12/1956: Trường Trung cấp Giao thông
- Ngày 29/11/1961: Bác Hồ về thăm Trường
- Ngày 08/2/1990: Trường Trung học GTVT khu vực 1
- Ngày 24/7/1996: Trường Cao đẳng GTVT
- Ngày 27/4/2011: Trường Đại học Công nghệ GTVT
- Ngày 15/11 được lấy là ngày Thành lập Trường
- Ngày 29/11 được lấy là ngày Truyền thống Trường
2. Mục tiêu phát triển
UTT luôn phát triển hướng đến mục tiêu rõ ràng trong quá trình đạo tạo học viên.
Năm 2030: Trường tạo điều kiện phát triển một số ngành với chất lượng đào tạo được đánh giá ngang tầm quốc tế và kết hợp nghiên cứu khoa học, công nghệ mới. Trường cũng đề ra mục tiêu được hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GTVT.
Năm 2045, Trường phấn đấu đạt mục tiêu trở thành trường đại học thông minh với các trung tâm nghiên cứu khoa học, là một trong những trường đại học đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ.
3. Giá trị cốt lõi
Đoàn kết – Trí tuệ – Đổi mới – Hội nhập – Phát triển bền vững
Đoàn kết: UTT luôn chú trọng nâng cao tinh thần đoàn kết của cựu sinh viên, sinh viên của trường. Giảng viên của trường luôn sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ nhau qua các hoạt động giảng dạy và hoạt động ngoại khóa để cùng hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.
Trí tuệ và Đổi mới: UTT luôn luôn đề cao việc phát triển trí tuệ sinh viên trường, không ngừng đổi mới sáng tạo từ phương thức giảng dạy, cập nhật kiến thức và phát triển cơ sở vật chất của trường. Từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển tư duy, trao đổi thuận lợi trong quá trình học tập.
Hội nhập: UTT đẩy mạnh tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức, cá nhân, các trường đại học khác. Đó là một phần quan trọng giúp sinh viên của trường được tiếp cận, hợp tác với vốn kiến thức phát triển, nền giáo dục hiện đại trong nước và quốc tế.
Phát triển bền vững: Với nguyên tắc hướng đến phát triển xã hội và cộng đồng, UTT luôn có những hoạt động, biện pháp đảm bảo tính bình đẳng, tôn trọng quyền con người để hướng đến một giá trị lớn lao hơn là một môi trường học tập và phát triển toàn diện cho sinh viên của Trường.
>> Xem thêm: Đại học kiến trúc Hà Nội – Tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí mới nhất
III. Tuyển sinh
1. Thông tin tuyển sinh
a. Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
b. Phạm vi: Toàn quốc.
c. Thời gian tuyển sinh
- Đối với phương thức xét tuyển thẳng: Từ 15/3/2022-20/7/2022.
- Đối với phương thức xét điểm thi THPT: Theo quy định của Bộ GDĐT;
- Đối với phương thức xét điểm học bạ THPT:
- Đợt 1 từ 15/3/2022-20/7/2022;
- Đợt bổ sung (nếu có): sau khi kết thúc đợt 1.
- Đối với phương thức xét dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do ĐH Bách Khoa HN và kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức: Sau khi kết thúc các đợt thi đánh giá.
d. Phương thức tuyển sinh:
Có 04 phương thức xét tuyển, gồm:
(1) Xét tuyển thẳng kết hợp;
(2) Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT;
(3) Xét tuyển học bạ;
(4) Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN và kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do ĐHBKHN tổ chức.
- Chỉ tiêu: 3.000 sinh viên
e. Các hình thức đăng ký xét tuyển
- Nộp Phiếu ĐKXT và phí dự tuyển trực tiếp tại các cơ sở đào tạo của Trường.
- Nộp Phiếu ĐKXT và phí dự tuyển qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên (tính ngày theo dấu bưu điện) theo địa chỉ các cơ sở đào tạo của Trường.
- Đăng ký theo phương thức trực tuyến (online) tại địa chỉ trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT.
- Đăng ký theo phương thức trực tuyến (online) tại địa chỉ trang thông tin điện tử của Trường: http://tuyensinh.utt.edu.vn.
2. Điểm chuẩn các năm của Trường Đại học công nghệ giao thông vận tải
Điểm chuẩn vào trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải các năm như sau:
Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Xét theo KQ thi THPT Xét điểm học bạ theo tổ hợp môn học kỳ 1 lớp 12 Xét học bạ theo điểm trung bình trung lớp 12 Xét theo KQ thi THPT Điểm THM lớp 12 ĐTB lớp 12 Công nghệ kỹ thuật giao thông 15 15,5 15,5 18,0 6,0 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 15,5 Công nghệ kỹ thuật ô tô 19 22 24,05 17 20 23,2 16 17 20 7,0 20,35 18,0 6,0 16 19,5 24,0 16 18,5 23,0 16 19 23 7,7 23,8 22,0 7,8 Kế toán 16 19 23,1 Kinh tế xây dựng 15 15,5 20 7,0 17,0 18,0 6,0 25 7,9 23,9 22,0 8,0 15 19,5 22 7,5 23,9 22,0 7,8 21 7,5 Công nghệ kỹ thuật môi trường 15 15,5 18 6,0 15,5 18,0 6,0 Thương mại điện tử 16 22,5 25,4 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 20 24 25,7 Công nghệ thông tin 19 23 25,2 16 20,5 Khai thác vận tải 15 17 22,9 18,0 6,0 15 18 6,0 18 6,0 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 15,5 18,0 6,0
3. Các ngành đào tạo
Các ngành đào tạo mở đơn đăng ký nguyện vọng để tuyển sinh của trường như sau:
STT Các ngành đào tạo 1 Kế toán 2 Quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành:
1. Quản trị doanh nghiệp 2. Quản trị Marketing
3 Tài chính – Ngân hàng 4 Thương mại điện tử 5 CNKT Giao thông, gồm các chuyên ngành:
1. Xây dựng Cầu đường bộ 2. Xây dựng Cầu đường bộ Việt – Anh 3. Xây dựng Cầu đường bộ Việt – Pháp 4. Quản lý dự án 5. Xây dựng Đường sắt – Metro 6. Xây dựng Cảng- Đường thủy và Công trình biển
6 CNKT Công trình xây dựng 7 Công nghệ kỹ thuật Ô tô 8 CNKT Cơ khí, gồm các chuyên ngành:
1. Cơ khí Máy xây dựng 2. Cơ khí chế tạo 3. Tàu thủy và thiết bị nổi 4. Đầu máy – toa xe và tàu điện Metro
9 CNKT Cơ điện tử, gồm các chuyên ngành:
1. Cơ điện tử 2. Cơ điện tử trên Ô tô
10 Công nghệ thông tin 11 Hệ thống thông tin 12 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 13 CNKT Điện tử – viễn thông 14 Kinh tế xây dựng 15 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 16 Khai thác vận tải, gồm các chuyên ngành:
1. Logistics và Vận tải đa phương thức 2. Quản lý, điều hành vận tải đường bộ 3. Quản lý, điều hành vận tải đường sắt
17 Công nghệ kỹ thuật môi trường
IV. Lý do bạn nên chọn Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
1. Cơ sở vật chất
Trường luôn chú trọng phát triển cơ sở vật chất, lặt đặt các thiết bị như máy chiếu, wifi đầy đủ. Ngoài 300 phòng học đầy đủ các trang thiết bị, trường cũng đầu tư xây dựng 120 phòng thí nghiệm công nghệ cao giúp sinh viên được thực hành, tự do sáng tạo, phát triển tư duy tốt nhất trong môi trường đạt chuẩn.
2. Đội ngũ cán bộ và giảng viên
Tổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên của trường là 700 người. Trong đó có 486 giảng viên với 12 giáo sư, phó giáo sư, 110 tiến sĩ, 360 thạc sĩ và nghiên cứu sinh.
3. Môi trường học tập
Sinh viên của trường luôn năng động, sáng tạo trong các hoạt động ngoại khóa. Trường cũng thành lập nhiều câu lạc bộ và đội nhóm, giúp sinh viên phát triển kỹ năng toàn diện nhất.
>> Tìm hiểu thêm: Trường đại học giao thông vận tải có tốt không? Điểm chuẩn GTVT
Giải đáp thắc mắc một số câu hỏi Đại học công nghệ giao thông vận tải
– Học phí của trường có cao không?
Học phí của trường thuộc mức học phí trung bình và thấp so với một số trường khác. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc mức học phí phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình để đăng ký nguyện vọng phù hợp.
Một số ngành học của khối ngành kỹ thuật 263.000 VNĐ/1 tín chỉ.
Một số ngành học của khối ngành kinh tế 211.000 VNĐ/1 tín chỉ.
– Học trường Đại học công nghệ giao thông vận tải có tốt không ?
UTT là trường đại học được đánh giá thuộc top 15 trường được nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn giáo dục đại học đầu tiên. Qua các năm, trường luôn luôn nỗ lực không ngừng để nâng cấp và đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục cho sinh viên theo học tại trường. Giảng viên của trường có năng lực và kinh nghiệm dày dặn giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Ngoài ra, trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và thành lập nhiều câu lạc bộ giúp sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng, năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
V. Những hình ảnh của Trường
Bạn có còn thắc mắc gì về Trường Đại học công nghệ Giao thông Vận tải nữa không nhỉ? Hãy comment ngay thắc mắc để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhé!
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài viết:
- Tư vấn chọn ngành nghề trong thời đại công nghệ 4.0
- Đại học công nghệ thông tin và truyền thông
- Đại học công nghệ Đông Á
- Học viện Chính sách và Phát triển có tốt không – update 2022