Vấn đề sử dụng các danh pháp khoa học

Danh pháp khoa học là gì

6. Kết cấu Luận văn

2.5.2. Vấn đề sử dụng các danh pháp khoa học

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về danh pháp khoa học, mỗi quan điểm dựa trên một cơ sở nhất định. Trong giáo trình Ngôn ngữ báo chí, PGS.TS. Vũ Quang Hào đã dẫn ra khá nhiều cách tiếp cận định nghĩa này:

“Danh pháp khoa học là một hệ thống phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ, võ đoán, công dụng duy nhất của nó là tạo những phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để biểu đạt những sự vật không có quan hệ trực tiếp với những nhu cầu của tư duy lý luận lấy sự vật làm căn cứ”, và “Hệ thuật ngữ trước hết gắn với hệ thống khái niệm của một khoa học cụ thể, còn danh pháp chỉ “dán nhãn” cho đối tượng của nó” và “danh pháp không có quan hệ trực tiếp với khái niệm của khoa học”[20, 110]. Thế nên “Những từ và cụm từ thể hiện khái niệm chung thì được coi là là thuật ngữ còn những từ những khái niệm đơn nhất thì được coi là danh pháp” [20, 111].

Theo khảo sát của chúng tôi, danh pháp khoa học xuất hiện khá đều đặn trong các tin, bài của truyền hình Việt Nam. Mặc dù tỉ lệ xuất hiện không nhiều như thuật ngữ khoa học nhưng ở hầu khắp các tin, bài truyền hình từ VTV đến các đài địa phương đều sử dụng với số lượng tương đối ổn định. Đây là số liệu khảo sát của chúng tôi ở một số chương trình:

Tên chương trình Tên đài Số lượng xuất hiện

danh pháp khoa học Tỉ lệ Thời sự 19h00 VTV1 74 3% Việt Nam và các chỉ số VTV1 9 2% Thời sự TRT1 23 0,7% Thời sự DRT 12 0,82% Thời sự THVL 11 0,8% Phổ biến kiến thức HTV 15 2,2% Thời sự NBT 17 1,0%

Bảng 2.17: Số lần xuất hiện danh pháp khoa học trên các kênh sóng truyền hình Việt Nam (Thống kê ngẫu nhiên 5 lần cho mỗi chương trình trong tháng 8/2009)

Các danh pháp khoa học trên xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau như danh pháp dược học, danh pháp y học, danh pháp hóa học, danh pháp sinh học, danh pháp tin học-kỹ thuật, danh pháp quân sự…và tỉ lệ của những danh pháp này cũng tương đối đồng đều.

Hầu hết các danh pháp khoa học được đọc ở các tin, bài truyền hình của Việt Nam đều được các BTV, MC đọc theo hai dạng Việt-Anh, Anh-Việt và dạng Hán- Việt. Cách đọc này là phù hợp với việc tiếp nhận thông tin của công chúng Việt Nam. Trong khi đó theo quan sát của chúng tôi, các kiểu phát âm theo Latin-Anh, Latin- Pháp…thường không được các BTV sử dụng nhiều, có lẽ một phần do công chúng Việt Nam chưa quen với cách phát âm này.

Ví dụ: “Theo nghiên cứu của bệnh viện K Trung ương từ năm 2000 – 2008 tỷ lệ bệnh nhân ung thư trẻ em được chữa khỏi đạt khoảng 70%, thậm chí trên 70% đối với một số loại ung thư, ví như : ung thư võng mạc hay là bệnh ulimfo…”(Thời sự 19h00, VTV1 ngày 26 /11 /2009). Hay: Sau hai năm trì hoãn thì chiếc máy bay Boeing 787 Dream Liner, ngày hôm qua đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài 3 tiếng trên bầu trời nước Mỹ. Chiếc máy bay được xem là chiếc máy bay tiết kiệm nhiên liệu nhất thế giới hiện nay nhờ trọng lượng được cắt giảm đáng kể do vỏ được làm bằng hợp kim cacbon và ti tan. (Thời sự 19h00, ngày 20/10/2009)

Các danh pháp “máy bay Boeing 787 Dream Liner”, “hợp kim cacbon” , “ti tan” được BTV nói dưới dạng Việt -Anh. Trong khi đó, thông tin về tên bệnh bằng tiếng Việt là bệnh “ung thư võng mạc”, được BTV cung cấp thêm bằng danh pháp tiếng Anh “là bệnh ulimfo”.

Sử dụng danh pháp trong tin, bài truyền hình là cách làm hợp lý, tiết kiệm thời gian và tạo hiệu quả thông tin cao đối với công chúng truyền hình. Tuy vậy, với truyền hình, khán giả chỉ được nghe qua một lần nên rất khó nhớ chính xác và đầy đủ tất cả những gì được nghe. Trong khi đó, cũng như chữ tắt, số liệu, kí hiệu, danh pháp là một loại đơn vị gây rất nhiều khó khăn cho việc tiếp cận của khán giả qua sóng truyền hình. Khắc phục tình hình này, các BTV của truyền hình Việt Nam đã sử dụng các dạng danh pháp dễ tiếp nhận ngay từ khâu tạo lập văn bản. Khi đọc, các BTV đọc được dễ dàng, rành mạch, rõ ràng, ít mắc lỗi nên công chúng cũng thu nhận được thông tin.

Vấn đề khác nữa là trong một số bản tin, chương trình nhiều BTV đã đọc nguyên dạng các danh pháp khoa học theo tiếng nước ngoài kiểu như “acidclohidric”, “ampicilline”, “abadie II”, “abadie I” mà không phiên âm thành tiếng Việt.

Mặc khác nhiều danh pháp xuất hiện trong một tin, bài có thể gây dồn nén thông tin, cá biệt có tình trạng lấy danh pháp này giải thích cho danh pháp khác. Những hạn

chế này sẽ làm gián đoạn việc tiếp nhận thông tin và nguy hiểm hơn nếu đó là các bản tin có tính phổ biến kiến thức, kênh chỉ dẫn sẽ làm cho công chúng hiểu sai và làm sai.

Để giải quyết tình trạng này, giải pháp của PGS.TS. Vũ Quang Hào đưa ra trong giáo trình Ngôn ngữ báo chí, theo chúng tôi là hợp lý nhất:

1, Xác lập các tiêu chí để chọn dùng loại danh pháp nào, dạng danh pháp nào. Thậm chí có thể tìm giải pháp chuyển tải nội dung của danh pháp bằng một cách nào đó mà không phương hại đến nội dung của thông tin.

2, Trong những trường hợp cần thiết, danh pháp phải được xuất hiện một cách bắt buộc và đúng như dạng vốn có của nó thì có thể dùng biện pháp vừa đọc vừa bắn chữ [20, 118-119].

2.6.Vấn đề đọc tên riêng tiếng nước ngoài và chữ viết tắt 2.6.1.Vấn đề đọc tên riêng tiếng nước ngoài

Tên riêng theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là “tên gọi của từng cá nhân, cá thể, phân biệt với những cá nhân, cá thể khác cùng loại” [40, 874]

Theo quan niệm của PGS.TS. Vũ Quang Hào thì “những đơn vị định danh một cá thể người, vật, địa điểm (quốc gia, thủ đô…) tổ chức (tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, trường học, bệnh viện…), sự kiện..” là tên riêng [20, 79]. Và cũng theo PGS. TS. Vũ Quang Hào “một quan niệm như thế chưa hẳn đạt được độ chính xác khả dĩ của một định nghĩa, nhưng trong chừng mực nào đó đã khắc phục được cách hiểu hẹp, theo đó tên riêng chỉ là tên người và tên đất với cách nói khái quát là danh từ riêng” [20, 79].

Thực tế trên truyền hình Việt Nam hiện nay, cách sử dụng tên riêng có nhiều dạng khác nhau như Tên riêng tiếng Việt, Tên riêng tiếng dân tộc thiểu số, Tên riêng tiếng nước ngoài, Tên riêng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề sử dụng tên riêng tiếng nước ngoài, các loại tên riêng khác xin được bàn ở các công trình sau. Bởi vì, tên riêng tiếng nước ngoài trên truyền hình Việt Nam hiện nay đang gặp không ít những vấn đề cần bàn.

Về định lượng, tên riêng nước ngoài xuất hiện khá nhiều và khá đồng đều trong các tin, bài của truyền hình Việt Nam. Sự xuất hiện của tên riêng tiếng nước ngoài nhiều và đều đặn nhất vẫn là ở các bản tin thời sự quốc tế, thể thao quốc tế. Số liệu khảo sát trong 1 tháng (9/2009) trên các kênh sóng của đài truyền hình quốc gia và địa phương cho thấy điều này.

STT Tên chương trình Tên đài Số lần xuất hiện Trung bình 1 Thời sự 19h00 VTV1 1108 36.9 2 Bản tin thể thao 24/7 VTV1 664 22.1 3 3600 thể thao VTV3 1224 40.8 4 Thời sự DVTV 908 30.2 5 Thời sự HVTV 726 24.2

6 Việt Nam &Thế giới TRT1 984 32.8

7 Thời sự HTV 952 31.7

8 Thời sự THVL 684 22.8

9 Thời sự TNRT 690 23.0

Bảng 2.18: Số lần xuất hiện tên riêng nước ngoài trên kênh sóng truyền hình VN

Bảng thống kê trên còn chứng tỏ rằng đối với các tin, bài của VTV, số lượng tên riêng nước ngoài xuất hiện nhiều hơn so với các đài địa phương. Tần suất xuất hiện cao nhất của tên riêng tiếng nước ngoài vẫn là bản tin 3600 thể thao-VTV3 với 40,8 lần, tiếp đến là Thời sự 19h00– VTV1 là 36,9 lần. Các đài địa phương có tần suất xuất hiện ít hơn như Thời sự -HVTV 24,2 lần, Thời sự -TNRT 23 lần.

Theo khảo sát của chúng tôi thì trên truyền hình Việt Nam vấn đề đọc tên riêng nước ngoài có rất nhiều cách khác nhau. Sự không thống nhất này đã gây ra một hiện tượng là có bao nhiêu BTV thì có bấy nhiêu cách đọc, bao nhiêu chương trình, bao nhiêu đài thì cũng có gần bấy nhiêu cách phiên âm. Tựu trung lại có các dạng đọc sau:

1. Đọc theo âm tiếng Việt, dạng này xuất hiện với khoảng 20% Ví dụ:

“Bộ trưởng quốc phòng hai nước Thái LanvàCampuchia, ngày hôm qua đã có cuộc gặp tại Băng Cốc, Thái Lan nhằm thảo luận các biện pháp giảm căng thẳng giữa hai nước. Cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ phiên họp của Ủy ban biên giới chung Camphuchia, Thái Lan. (Thời sự 19h00-VTV1, ngày 28/11 /2009)

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển giáo dục giữa Việt Nam và Lào giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, sáng nay tại Viêng chăn, đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển giáo dục của hai chính phủ Việt Nam và Lào. Cùng ngày hai đoàn đại

biểu của hai nước cũng đã đi tham quan các cơ sở đào tạo tại Chiềng mai, Thái Lan.(Việt Nam và Thế giới18h45- TRT1, ngày 4/5/2010)

Những từ như từ gạch chân trên được phát âm qua âm tiếng Việt [thái-lan], [cam- phu-chia], [băng-cốc], [chiềng-mai]. Cách đọc này vừa tiện cho các BTV đồng thời công chúng cũng dễ dàng nắm bắt được thông tin. Tuy vậy, không phải lúc nào các BTV cũng có thể biến tên riêng của tiếng nước ngoài qua âm tiếng Việt được.Trường hợp nhữngtừ quen thuộc được công chúng đón nhận từ lâu thì cách làm này càng tăng hiệu quả thông tin, nhưng nếu những từ mới xuất hiện khi phiên âm qua âm tiếng Việt sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người nghe, người xem.

2. Đọc theo phiên âm Hán – Việt với số lượng khoảng 10% .

Cách đọc này gần đây có xu hướng giảm đi khá rõ rệt. Nếu trước đây trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng, các MC, BTV có thói quen phiên âm các tên nước ngoài thành âm Hán-Việt kiểu như “Hoa thịnh đốn” (Washington), “Nã phá luân” (Napoleon), “Phi lập tân” (Philippin), “Cựu Kim sơn” (San Francisco) thì nay hiện trạng này không còn nữa, thay vào đó là các từ đã được dùng quen thuộc và các từ đó có liên quan đến tiếng Hán. Trong đó các từ như Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Úc, Nga, Ba Lan, Nhật, Hàn Quốc, Triều Tiên, Tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha, Đức… được dùng thường xuyên trên các bản tin của các đài truyền hình.

Ngoài ra, các tên riêng xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan khi được chuyển sang phát trên sóng truyền hình Việt Nam cũng được phiên âm theo kiểu này.

Ví dụ: “Anh Giang Hải Đào và vợ anh chị Tống Phước Linh là những người buôn bán tỏi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hàng ngày, anh chị ăn uống và hít thở bằng tỏi. Anh và chị tin chắc rằng tác dụng của loại gia vị này là vô cùng lớn với con người và vì thế những người trồng tỏi ở quê anh luôn sống lâu và khoẻ mạnh…” (Thời sự 19h00-VTV1, ngày 28/11/ 2009)

“Giang Hải Đào”, “Tống Phước Linh”, “Bắc Kinh”, “Trung Quốc” đều được đọc ở dạng phiên âm Hán – Việt. Cách làm này vừa là thói quen của những người làm truyền hình Việt Nam vừa phù hợp với cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Tuy nhiên việc phiên âm ra tiếng Hán-Việt chỉ nên dừng lại ở các từ liên quan đến tiếng Hoa, nếu chuyển các từ trong ngôn ngữ Ấn-Âu thì không hợp và sẽ gây bỡ ngỡ cho người nghe, người xem.

Hiện trạng này đã xuất hiện trên truyền hình, song với số lượng khá ít. Những tin, bài trong các chương trình thể thao, nhất là các chương trình thể thao của VTV có thấy xuất hiện một vài cách phát âm theo dạng nguyên gốc.

Mới đây trong chương trình World cup 2010, Ban lãnh đạo của VTV3 đã quyết định mở một lớp tập huấn về việc phát âm chuẩn tên riêng (chủ yếu là tên cầu thủ) cho các BTV, MC, BLV của các chương trình thể thao như Bản tin thể thao 24/7, 3600 thể thao và các chương trình thể thao truyền hình trực tiếp nhằm giúp những người này phát âm chính xác hơn, tránh tình trạng mỗi người mỗi kiểu khiến khán thính giả không nắm bắt được thông tin. Theo đó, nếu là tên riêng của nước nào thì phải phát âm đúng với âm của nước đó. Đây là sự cố gắng rất đáng ghi nhận của những người làm truyền hình nhằm tìm hướng đi mới trong việc thống nhất cách sử dụng tên riêng trên truyền hình.

Song trên thực tế, những cố gắng trên đã không đem lại hiệu quả do: 1, Có quá nhiều tên riêng của quá nhiều quốc gia khác nhau, việc phát âm chuẩn tên riêng cho mỗi quốc gia bắt buộc các BTV, MC, BLV phải am hiểu hết các ngôn ngữ trên toàn thế giới và điều đó là không thể; 2, Khán thính giả đã quá quen thuộc với cách phát âm theo dạng Anh hoặc Pháp nên nếu phát theo một kiểu âm khác thì họ sẽ không tiếp nhận được thông tin.

4. Đọc theo dạng phiên âm tiếng Anh và Pháp, khoảng 65%

Đây là hình thức sử dụng tên riêng tiếng nước ngoài trên các tin, bài truyền hình Việt Nam nhiều nhất (65%). Hầu hết các ngôn ngữ không viết theo hệ chữ cái Latin đều được các BTV, PV phiên ra hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Cách làm này tỏ ra có những ưu điểm lớn cho cả người đọc lẫn người nghe. Đó là: 1, Các BTV, PTV của chúng ta thường tiếp cận cách phát âm tiếng Anh và tiếng Pháp nhiều hơn nên họ sẽ dễ dàng đọc theo lối này, đặc biệt là đọc chuẩn; 2, Mặc dù trình độ ngoại ngữ của công chúng truyền hình Việt Nam chưa được phổ cập ở mức phổ thông nhưng họ cũng đã tiếp xúc và làm quen với cách phát âm tiếng Anh và tiếng Pháp nhiều hơn so với các ngôn ngữ khác.

Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng cách phát âm theo kiểu này trên các đài truyền hình ở Việt Nam cũng có những vấn đề cần lưu tâm.

Thứ nhất, đã có những trường hợp chuyển không chính xác tên riêng từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Anh, Pháp.

Thứ hai, phát âm lẫn lộn giữa tiếng Anh và tiếng Pháp cho một tên riêng. Điều này xảy ra thường xuyên trên các bản tin thể thao của VTV. Chẳng hạn câu lạc bộ Asenal có lúc đọc là [a-xê-nanh] (Pháp) có lúc là [ây-xê-nồ] (Anh), câu lạc bộ Liverpool có lúc đọc [li-vơ-pun] (Pháp) có lúc đọc [li-vơ-pồ] (Anh), Michael phelps lúc đọc [mây-cơn-phêu] (Pháp) lúc đọc [mây-cồ-phêu](Anh)…

Thứ ba, phát âm không chính xác tên riêng lẫn lộn tên riêng này qua tên riêng khác. Ví dụ bệnh “Zo-na” đọc thành bệnh [dô-ga], bệnh “Rubella” thành [ru-bê-ơn].

Với một độ phức tạp tương đối lớn như vậy, đương nhiên tìm ra một giải pháp hợp lý trong khoảng thời gian ngắn là điều không thể. Thực ra, vấn đề tên riêng nước ngoài và giải pháp cho việc đọc tên riêng thống nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung trên báo chí nói riêng đã được bàn khá nhiều và khá lâu(6

). Nhưng những giải pháp đưa ra đến giờ vẫn chưa có tính khả thi do bản chất của vấn đề còn chưa được khai mở và nghiên cứu một cách triệt để. Hơn nữa, bản thân các từ tên riêng tiếng nước ngoài vốn đã phức tạp.Vậy nên, trong một mục nhỏ với dung lượng hẹp này, người viết chỉ có thể nêu lên trực trạng chứ chưa dám bàn đến các giải pháp (7).