Data feed là gì? Hướng dẫn cách tạo data feed để tải lên Google Merchant

Data feed là gì? Hướng dẫn cách tạo data feed để tải lên Google Merchant

Data feed là gì

Data feed là gì?

Data feed hay nguồn cấp dữ liệu chính là luồng nội dung mà người dùng có thể thao tác cuộn qua được. Các dữ liệu nội dung này sẽ được xuất hiện ở dưới dạng khối giống nhau và chúng cũng sẽ xuất hiện lần lượt và lặp đi lặp lại.

Dưới đây là những data feed mà người dùng có thể thực hiện thao tác tự biên tập. Ví dụ như:

• Danh sách những bài viết, các tin tức.

• Danh sách của các loại sản phẩm, dịch vụ, danh sách khách hàng.

Tổng hợp một số những nguồn cấp dữ liệu thường xuyên được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo trên Google. Bao gồm:

• Data feed nằm trên trang chủ (hay data feed tin tức).

• Data feed ở trên các trang sản phẩm hay trang dịch vụ.

• Data feed với những dữ liệu nằm theo chiều ngang ở trên trang.

• Data feed với những dữ liệu chỉ văn bản.

Data feed nghĩa là nguồn cấp dữ liệu

Đặc tính thuộc tính dữ liệu sản phẩm

Với data feed được sử dụng cho những chiến dịch quảng cáo Google mua sắm thì người dùng cần sử dụng đến tính năng đặc tả dữ liệu sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu để định dạng lại tất cả những thông tin sản phẩm mà các người dùng muốn sử dụng cho những chiến dịch quảng cáo Google mua sắm.

Yêu cầu từ trang chủ Google chính là nhà quảng cáo cần phải gửi các dữ liệu về sản phẩm theo đúng các định dạng để quảng cáo đủ điều kiện để hiển thị, mang đến nhiều cơ hội tiếp cận với những đối tượng khách hàng tiềm năng và mang lại sự thành công cho những chiến dịch quảng cáo.

Danh sách định nghĩa

• Sản phẩm: Chính là những sản phẩm thực tế mà khách hàng đang tìm kiếm, quan tâm và muốn tìm kiếm trên Google.

• Mặt hàng: Mặt hàng là từ chuyên ngành dùng để chỉ đến những sản phẩm sau khi được đưa vào trong nguồn cấp dữ liệu data feed. Nguồn cấp dữ liệu data feed ở đây có thể tồn tại là ở dưới dạng văn bản, dạng XML hoặc cũng có thể là dạng API. Trong nguồn cấp thì mỗi mặt hàng sẽ có các thông tin, các thuộc tính về mặt hàng đó được nằm ở trên một dòng.

• Biến thể: Có nghĩa là mỗi sản phẩm sẽ có thể có nhiều biến thế khác nhau, nếu sản phẩm có biến thể khác nhau, người dùng có thể nhập vào nguồn cấp, nếu không có thì bạn chỉ cần để trống trường này. Ví dụ một chiếc áo sơ mi chắc chắn sẽ có nhiều loại kích cỡ và nhiều màu sắc khác nhau.

digital-datafeed-hero-1669082701.jpg
Data feed được sử dụng cho những chiến dịch quảng cáo Google mua sắm

Danh sách thuộc tính

• Thuộc tính bắt buộc: Đây là những thuộc tính bắt buộc cần phải có trong cách tạo ra data feed. Nếu như bạn không thực hiện việc gửi thuộc tính này ở trong nguồn cấp, thì điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm quảng cáo của bạn sẽ không thể hiển thị được trong quá trình phân phối đến với khách hàng.

• Thuộc tính phụ thuộc: Đây là những thuộc tính có thể có hoặc không có và bạn có thể thực hiện việc gửi hoặc không gửi những dữ liệu này lên nguồn cấp, những yêu cầu về những thuộc tính này hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào các quốc gia mà bạn muốn hiển thị quảng cáo.

• Thuộc tính tùy chọn: Đây là những thuộc tính không bắt buộc nhưng mang đến sự hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao, gia tăng hiệu suất của các trình quảng cáo, giúp cho quảng cáo có được tỷ lệ nhấp vào nhiều hơn, tỷ lệ chuyển đổi cũng cao hơn.

Đặc tả dữ liệu trong nguồn cấp data feed

Dữ liệu cơ bản

Những dữ liệu sản phẩm, các nguồn cấp dữ liệu liên kết data feed và Google Merchant mà người dùng cung cấp chính là nền tảng chính, quan trọng nhất để Google có thể tạo quảng cáo các Google Shopping, hiển thị danh sách những sản phẩm đến với những đối tượng khách hàng tiềm năng. Và người dùng cũng cần phải đảm bảo rằng những thông tin dữ liệu sản phẩm được gửi lên nguồn cấp phải sở hữu chất lượng tương đương với những thông tin chi tiết về sản phẩm được gửi đến các khách hàng.

Giá và tình trạng

Đây là 2 thuộc tính quan trọng để bạn cho công cụ Google biết về giá cả cũng như trình trạng còn hàng/hết hàng của những sản phẩm đang được doanh nghiệp kinh doanh. 2 thông tin này chắc chắn sẽ xuất hiện ở trên các mẫu quảng cáo và sẽ cung cấp thêm những thông tin cụ thể, chi tiết về các sản phẩm cho khách hàng.

Đối với 2 đặc tả về thuộc tính sản phẩm này nếu như người dùng thường xuyên có sự thay đổi, thêm thông tin thì hãy cho Google biết về những sự thay đổi đó để đảm bảo rằng các quảng cáo sẽ hiển thị đúng sản phẩm với những thông tin có độ chính xác cao nhất.

Các nguồn cấp dữ liệu liên kết data feed và Google Merchant mà người dùng cung cấp chính là nền tảng chính, quan trọng nhất để Google có thể tạo quảng cáo

Danh mục sản phẩm

Những thuộc tính về danh mục sản phẩm mang đến sự hỗ trợ hiệu quả là chúng giúp cho công cụ Google có thể hiểu được rõ hơn về những mặt hàng, các sản phẩm mà bạn đang muốn bán, qua đó có thể đem đến sự kết nối mạnh mẽ giúp cho các sản phẩm có thể dễ dàng kết nối được với những vị khách hàng giàu tiềm năng nhất.

Đây là những thuộc tính rất quan trọng cần thiết trong việc hướng dẫn cách để tạo ra các file data feed mà người dùng cần sử dụng tới. Không chỉ hỗ trợ tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo của Google Shopping mà với việc cài đặt các thuộc tính này trong data feed thì người dùng còn có thể sử dụng chúng để tiến hành phân loại các sản phẩm hỗ trợ cho các chiến dịch quảng cáo Google Adwords.

Nhận dạng sản phẩm

Đây là những thuộc tính được ứng dụng để cung cấp những số nhận dạng cho từng loại sản phẩm nhằm vào những mục tiêu cụ thể, xác định chính xác các loại hình sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, thiết lập quảng cáo trên các trang thương mại toàn cầu.

Việc sử dụng số nhận dạng của sản phẩm có thể giúp cho Google hiểu rõ hơn về những loại hình sản phẩm mà bạn đang quảng cáo, kinh doanh, khi đã hiểu hơn về những loại hình sản phẩm mà bạn đang bán, Google sẽ có thêm những biện pháp khác để giúp cho người dùng có thể gia tăng tối đa hiệu suất quảng cáo thông qua việc hiển thị thêm những thông tin chi tiết, cụ thể về các sản phẩm.

Thêm vào đó, Google cũng sẽ phân phối các mẫu quảng cáo đến với những đối tượng khách hàng tiềm năng thực sự, phân phối các mẫu quảng cáo một cách phù hợp nhất với khách hàng dựa trên nguồn dữ liệu data feed.

Mô tả sản phẩm

Trong cách tạo ra data feed thì những đặc tả thuộc tính về việc mô tả sản phẩm cũng sẽ là một phần dữ liệu quan trọng, không thể thiếu mà người dùng cần phải tiến hành cung cấp. Với những thuộc tính sản phẩm này thì người dùng có thể gửi đi nhiều hơn những thông tin vô cùng chi tiết về những sản phẩm đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng, những người thực sự có nhu cầu và đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Thêm nữa với những thuộc tính này quảng cáo Google cũng sẽ hiển thị một cách hiệu quả, chính xác hơn, kiểm soát tốt hơn về khả năng hiển thị của quảng cáo nếu như những mẫu quảng cáo này có xuất hiện các biến thể.

Việc cung cấp các thuộc tính mô tả cụ thể, chi tiết về sản phẩm mang đến cho người dùng thêm nhiều sự lựa chọn đó chính là việc lọc ra kết quả một cách cụ thể, chính xác hơn thông qua việc thực hiện tác vụ truy vấn tìm kiếm với những các từ khóa rõ ràng, cụ thể.

Trong những hướng dẫn cụ thể về cách tạo file data feed thì đây có lẽ là một trong những thuộc tính đặc biệt quan trọng bởi nó có thể quyết định rất nhiều đến khả năng hiển thị của quảng cáo bởi Google sẽ thực hiện làm phép so sánh sự liên quan cụ thể giữa từ khóa được tìm kiếm và dữ liệu ở trong nguồn cấp để hiển thị các quảng cáo.

Thông tin về vận chuyển

Sử dụng những thuộc tính này trong nguồn cấp dữ liệu ở trong liên kết data feed và Google Merchant sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều những khả năng về việc cài đặt các dữ liệu thông tin vận chuyển ở bên trong nguồn cấp, điều này giúp bạn có thể dễ dàng trong việc xem xét, tính toán và hiển thị chính xác phí vận chuyển ở trên mẫu quảng cáo.

Không ít khách hàng ngày nay họ đang dựa vào những thông tin về mức phí vận chuyển để có thể xác định chính xác việc có mua các sản phẩm đến từ cửa hàng của doanh nghiệp hay không, chính vì thế trong cách tạo ra data feed các bạn cần phải cung cấp chi tiết, đầy đủ các thông tin vận chuyển để từ đó dễ dàng thuyết phục các đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.

Các thuộc tính liên quan thuế

Đối với những thuộc tính này bạn có thể cài đặt trong data feed để tính toán một cách chính xác nhất về các khoản chi phí thuế dành cho những sản phẩm đơn vị doanh nghiệp đang kinh doanh, quảng cáo.

Cách tạo nguồn cấp data feed

Dưới đây là những cách tạo ra nguồn cấp dữ liệu data feed:

Thực hiện thủ công

Tiến hành nhập các dữ liệu sản phẩm vào trong file hoặc là nhập thông tin dữ liệu ở trên Google Sheet với những form tiêu chuẩn được chính trang Google cung cấp.

Sử dụng công cụ hỗ trợ

Người dùng có thể tìm hiểu và sử dụng plugin, ứng dụng hoặc là các dịch vụ hỗ trợ để lấy được các thông tin quan trọng của khách hàng từ website, sau đó là định dạng lại những dữ liệu này và cuối cùng đưa các dữ liệu này lên nguồn cấp.

Với 2 phương án nói trên nếu như người dùng chỉ có ít sản phẩm hàng hóa có thể thực hiện phương pháp thứ nhất, chính là nhập các dữ liệu một cách thủ công. Tuy nhiên nếu như bạn muốn quảng cáo sản phẩm của mình đến cho hàng trăm, hàng ngàn người với hàng ngàn các loại sản phẩm khác nhau thì phương án nhập dữ liệu thủ công là điều bất khả thi, chưa kể bạn còn có thể cần phải chỉnh sửa cả những thông tin cụ thể ở trong quá trình sử dụng.

Hiện tại với cả 2 hướng dẫn để tạo file data feed nói trên thì dù với cách thực hiện nào đi nữa thì bạn cũng sẽ cần phải đảm bảo được rằng những dữ liệu gốc ở trên website sẽ cần phải chuẩn hóa và cũng cần phải được tối ưu hóa tối đa để đủ điều kiện thực hiện việc chạy quảng cáo Google.

Trên đây là thông tin về Data feed là gì cũng như cách tạo nguồn data feed cụ thể như thế nào. Hiểu rõ về data feed, người dùng có thể biết cách để tối ưu chúng.