Data logger: Công dụng, mô hình & cách chọn chuẩn (2023)

Data logger là gì

Data logger là một trong những công nghệ phổ biến hiện nay trong việc lưu trữ và truyền thông tin dữ liệu. Nó được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống trong việc giám sát các dây chuyền sản xuất, hay các trạm quan trắc. Không ngừng được cải tiến và ứng dụng rộng rãi, thiết bị data logger ngày càng tân tiến và đạt được độ chính xác cao. Cùng tìm hiểu về công nghệ này trong bài viết sau nhé.

Data logger là gì?

Anh có thể hiểu một cách đơn giản là bộ ghi dữ liệu. Nó là thiết bị dùng để ghi nhận và truyền dẫn dữ liệu dưới dạng Analog hoặc RS485 nhằm mục đích đưa các dữ liệu về máy chủ. Sau đó thông qua các bộ phận phân tích dữ liệu như màn hình HMI, máy tính để mã hóa các thông tin này thành các con số dữ liệu cụ thể giúp người dùng quan sát và điều khiển hệ thống.

Tùy theo nhà sản xuất mà mỗi loại data logger sẽ có các chức năng khác nhau. Có thể dùng để đo trắc địa, hoặc ghi nhận đồng thời nhiều cảm biến khác nhau. Trong các nhà máy và các dự án lớn đều sử dụng bộ ghi dữ liệu thay cho các công cụ truyền thống nhằm giảm thiểu chi phí và nhân công.

→ Data logger có công dụng gì?

Khác hẳn các thiết bị ghi nhận và truyền thông tin thông thường, data logger có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Nó có thể truyền bù dữ liệu liên tục ngay cả khi có sự cố kể cả mất điện xảy ra, giúp giảm sát dữ liệu từ xa nhừ vào ứng dụng điện thoại hoặc website. Đồng thời thiết bị này cũng giám sát với tốc độ lấy mẫu nhanh và độ chính xác cao.

Ngoài ra, nhờ việc giám sát hệ thống bằng internet mà data logger giúp các nhà máy, doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công trong việc quản lý và truyền dữ liệu.

Thay vào đó, chỉ cần một người có thể quan sát được tất cả dây chuyền hoạt động và các thông số vượt ngưỡng để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

→ Thông số kỹ thuật data logger

Đối với Data logger bộ ghi nhiệt độ, áp suất thường có các thông số kỹ thuật sau:

  • INPUT: tín hiệu ngõ vào dạng analog, tùy vào thương hiệu mà bộ ghi tín hiệu Data logger có thể nhận nhiều kênh input (4 kênh, 8 kênh, 32 kênh,…). Hỗ trợ các tín hiệu Analog 4-20mA, tín hiệu dạng RTD Pt100, Can nhiệt, Tín hiệu Loadcell, xung…
  • OUTPUT: ngõ ra tùy chọn các card như: Modbus RS485, Analog, Relay NO/NC… Modbus RS485, Analog 4-20mA, Relay NO/NC, kênh Profibus, kênh tín hiệu profinet,…
  • Một số thông số khác: màn hình cảm ứng 5,7 ″, có thể vẽ biểu đồ trực quan. Thông tin được lưu trên bộ nhớ của sản phẩm, có khả năng mở rộng lên tới 32GB nhờ bộ nhớ ngoài.

Dữ liệu có thể tự chỉnh thời gian ghi dữ liệu; xuất và lưu dưới dạng file Excel, kết nối với laptop/ máy tinh thông qua dây cable mạng.

Mô hình Data logger truyền tải dữ liệu

Hiện nay mô hình truyền tải dữ liệu data logger phổ biến nhất là thông qua 3G nhằm mục đích khắc phục nhược điểm của bộ ghi dữ liệu trước đó là data logger Z-UMTS của seneca.

Mô hình truyền dữ liệu này được áp dụng hầu hết cho các cảm biến đo mực nước, cảm biến áp suất, nhiệt độ,…

Mô hình truyền tải dữ liệu này khá nhạy, có tốc độ truyền tin nhanh và chuẩn xác tuyệt đối. Nó hoạt động như sau:

Đầu tiên tín hiệu Analog 4-20mA sẽ được lấy từ các loại cảm biến. Sau đó, các tín hiệu này sẽ truyền về bộ phận analog đầu ra RS485. Bộ Z-4Al seneca có khả năng nhận 4 tín hiệu hoặc 8 tín hiệu analog cùng lúc xuất ra dòng RS485. Bộ này được sử dụng trong trường hợp dây chuyền sản xuất có nhiều tín hiệu analog truyền về.

Tiếp theo RS485 sẽ truyền và hiển thị các tín hiệu đo đạc được trên màn hình HMI. Ngoài ra, rs485 còn truyền về bộ R-KEY-LT thông qua 3G để phát sóng truyền dữ liệu lên mạng internet.

Chọn data logger sao cho tốt?

Tùy vào điều kiện thực tế, các yêu cầu kỹ thuật của đơn vị quản lý và vận hành hệ thống mà người dùng sẽ cân nhắc lựa chọn giải pháp data logger phù hợp. Dưới đây là 2 gợi ý cho người dùng:

  • Thứ nhất, sử dụng data logger có sẵn tại các cơ sở để truyền số liệu và cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường gửi tín hiệu điều khiển hoặc giám sát việc quản lý truy cập hệ thống.
  • Thứ hai, sử dụng data logger để truyền số liệu, độc lập với thiết bị truyền số liệu về hệ thống quản lý và điều khiển của cơ sở.

→ Lưu ý khi chọn bộ ghi dữ liệu

Dù chọn sử dụng loại data logger nào thì người dùng cũng nên lưu ý các thông tin, kỹ thuật và tính năng cụ thể của từng loại để đưa ra lựa chọn phù hợp:

  • Đo lường độ chính xác: đây dĩ nhiên là một trong yếu tố quan trọng mà người mua cần xem xét kỹ. Nên chú ý các thông số kỹ thuật để đáp ứng độ chính xác giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy đến ở mức thấp nhất.
  • Khả năng lưu trữ dữ liệu, độ phân giải data logger là bao nhiêu, có phù hợp với nhu cầu sử dụng không?
  • Tùy chọn truy cập dữ liệu thu thập là gì? Đó có thể là USB, Bluetooth, Web-based System hay Wireless Sensor,…điều này giúp lựa chọn kênh truy cập dữ liệu phù hợp và linh hoạt trong nhiều trường hợp.
  • Khả năng phần mềm: có nhiều phần mềm hỗ trợ khác nhau. Cần chọn các phần mềm giúp hỗ trợ nhanh chóng và dễ dàng thao tác thực hiện.
  • Độ bền lớp vỏ của thiết bị có thể chịu đựng trong các môi trường khắc nghiệt hay không?
  • Chi phí, giá thành như thế nào? Cần xem xét kỹ tổng chi phí khi sở hữu thiết bị. Nó bao gồm nhiều chi phí như: gói phần mềm, sử dụng pin hay các nguồn năng lượng khác, cáp kết nối với logger, các gói dữ liệu cho hệ thống,…
  • Nên chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy cùng các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm giúp hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng.

⏭️ Mời anh em xem thêm nhé:

  • 📚 MPPT: Khái niệm, cách hoạt động & ưu điểm
  • 📚 Công tắc dòng chảy: Cấu tạo & nguyên lý hoạt động
  • 📚 Sóng vô tuyến: cách hoạt động & phân loại

Bài viết trên đã đề cập đến những thông tin cơ bản về data logger là gì, công dụng và cách chọn thiết bị phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích trong việc tiếp cận và sử dụng dụng thiết lưu trữ và truyền dữ liệu hiện đại này.

Mecsu Learn