Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả

đau dạ dày ở đâu

Hiện nay có nhiều người chưa phân biệt được những triệu chứng của đau dạ dày và thường băn khoăn không biết đau dạ dày là đau ở đâu? Cùng tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời nhé!

1. Cấu tạo và hoạt động của dạ dày

Cấu tạo của dạ dày khá phức tạp, gồm 5 lớp được liên kết chặt chẽ với nhau, bao gồm: Lớp thanh mạc, phúc mạc, lớp cơ, tấm lưới niêm mạc và lớp niêm mạc dạ dày.

  • Tâm vị là vị trí cao nhất, gần lỗ tâm vị nối tiền với thực quản đây là nơi thức ăn sẽ đi vào dạ dày từ thực quản.
  • Đáy vị có nhiệm vụ chứa khí trong cơ thể.
  • Thân vị có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn.
  • Môn vị gồm có hang môn vị và ống môn vị có khả năng tiết ra chất gastrin, nối tá tràng và phần thân qua lỗ môn vị.
  • Tá tràng có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn, trung hòa độ acid trong mật và vận chuyển thức ăn đến các cơ quan tiêu hóa tiếp theo.
  • Thành trước và sau dạ dày có vai trò quan trọng khi có liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra còn có bờ cong vị bé và bờ cong vị lớn.

Ở dạ dày, các cơ quan thường dễ bị viêm và đau là hang vị, môn vị, bờ cong nhỏ, phần dưới thân vị, hành tá tràng. Nguyên nhân là do axit dịch vị tiết ra nhiều, axit này có khả năng bào mòn cao, làm chết các tế bào, các vùng trên đều có nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori ẩn nấp làm phá hủy chất nhầy bảo vệ dạ dày.

2. Đau dạ dày là đau ở đâu?

Khi bị đau dạ dày có thể đau sẽ ở các vị trí khác nhau, có thể kể đến một số vị trí đau thường gặp phải như sau:

Đau vùng thượng vị: Thượng vị là vùng bụng ở phía trên rốn và nằm dưới xương ức. Khi đau vùng thượng vị người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ, căng tức và khó chịu. Ngoài ra, những cơn đau này còn có thể lây lan sang vùng lưng và vùng ngực khiến cơ thể người bệnh đau tức ngực.

Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa là vùng tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng trong đó có dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già… Nếu như bị đau ở khu vực này kèm theo các triệu chứng như khó tiêu, buồn nôn, ợ chua, đầy bụng, đau âm ỉ… thì có khả năng cao bị đau dạ dày. Tuy nhiên có rất nhiều bệnh lý tiêu hóa có các dấu hiệu dễ nhầm lẫn vì thế tốt nhất nên đến bệnh viện, các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra thật chính xác để có biện pháp điều trị kịp thời.

Đau ở vùng bụng bên trái: Các cơn đau âm ỉ, nóng rát ở phía bên trái của vùng bụng hoặc đau theo từng cơn trong thời gian ngắn thì đó cũng là biểu hiện của việc bị đau dạ dày. Theo kinh nghiệm thì khi bị đau ở đây có thể ổ viêm dạ dày bị loét cần nhanh chóng kiểm tra làm rõ để chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng về sau.

Xem thêm: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không? [Ý kiến chuyên gia]

3. Đau dạ dày có nguy hiểm hay không?

Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp khi dạ dày tăng tiết acid quá mức, lượng acid này tác động lên lớp niêm mạc dạ dày làm kích thích co bóp dạ dày, gây tổn hại trực tiếp niêm mạc dạ dày. Đây là một tình trạng đôi khi chỉ đến từ những nguyên nhân đơn giản như nhịn đói quá lâu hay căng thẳng quá mức và nhanh chóng khỏi sau khi cân bằng lại cuộc sống.

Tình trạng đau dạ dày thường khởi phát từ các cơn đau thỉnh thoảng, mức độ nhẹ, tự khỏi sau một thời gian ngắn. Ở mức độ này, nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh hợp lý sẽ không có gì quá nghiêm trọng xảy ra.

Tuy nhiên, nếu phớt lờ và để các cơn đau dạ dày tiếp tục tiếp diễn mà không tích cực điều trị, tần suất đau sẽ thường xuyên hơn và mức độ đau cũng dữ dội hơn. Thông thường, bệnh nhân chỉ đến gặp bác sĩ khi không thể chịu nổi cơn đau hành hạ. Tuy nhiên, đau ở mức độ như vậy đồng nghĩa với việc dạ dày bạn có nguy cơ cao đã hình thành nên các vết loét và bệnh tình đang trở nên phức tạp.

Nếu chủ quan không tích cực điều trị thì tình trạng đau dạ dày có thể tiến triển nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đường tiêu hoá dẫn đến thiếu máu, kiệt quệ, trào ngược dạ dày thực quản làm tăng nguy cơ viêm loét, ung thư thực quản.

Khi acid dạ dày sinh ra quá nhiều có thể làm tổn hại niêm mạc của đoạn sau ống tiêu hoá mà thường gặp là loét ở vùng tá tràng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu hoá thức ăn tại vị trí này. Ở mức độ nghiêm trọng, việc điều trị bằng thuốc thông thường có thể không còn tác dụng, khi này bắt buộc lựa chọn điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày mang lại nhiều biến chứng đi theo người bệnh suốt đời.

Nói tóm lại, tình trạng đau dạ dày có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào thái độ bệnh nhân có tích cực điều trị sớm từ những giai đoạn đầu hay không? Phụ thuộc vào thời gian khởi phát, mức độ tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá. Do đó, khi có dấu hiệu đau dạ dày, nên trực tiếp đến và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để có hướng phòng ngừa bệnh an toàn, hợp lý.

Nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách cải thiện tình trạng đau dạ dày của bạn ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

4. Cần làm gì khi biết mình bị đau dạ dày? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi có dấu hiệu hay đau bụng cồn cào vùng thượng vị, đầu tiên nên nghĩ ngay đến tình trạng đau dạ dày. Việc làm đầu tiên là phải củng cố lại tinh thần, không quá sợ sệt trước bệnh tật cũng không nên phớt lờ, chủ quan có thể khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng.

Nếu chỉ bị các cơn đau nhẹ, thoáng qua với tần suất vài ngày một lần thì bạn hoàn toàn có tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Khi này bạn nên tham khảo thêm những phương pháp, những loại thực phẩm giúp giảm bớt tình trạng đau dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng đau dạ dày vẫn cứ tiếp tục dai dẳng với mức độ đau và tần suất đau ngày càng nghiêm trọng hơn, khi này nên ưu tiên chọn các phương pháp y học để chữa trị hơn là tự chăm sóc tại nhà. Trong trường hợp đó nên cần làm những điều sau:

  • Tìm đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa uy tín, giàu kinh nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, mức độ tổn thương dạ dày để có hướng xử lý phù hợp.
  • Tiếp tục áp dụng những phương pháp phòng ngừa biến chứng, giảm nhẹ triệu chứng đau dạ dày phối hợp với các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định để gia tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Thay đổi thói quen ăn uống giúp bảo vệ dạ dày như: ăn đủ buổi, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không ăn quá nhiều thực phẩm chua, hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá.
  • Giữ cho tinh thần luôn ở trạng thái thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress. Giữ ý thức điều trị tích cực, không quá chủ quan khi các tình trạng giảm nhẹ mà bỏ ngang việc điều trị.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học để bổ sung các dưỡng chất giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi lại thể trạng và đẩy lui bệnh tật.
  • Nên chủ động đến thăm khám định kỳ để theo dõi hiệu quả của việc điều trị, mức độ làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện.

Xem thêm: 6 Cách chữa đau dạ dày ngay tại nhà cho hiệu quả bất ngờ

5. Cách phòng ngừa để tránh bị đau dạ dày

5.1. Thay đổi thói quen ăn uống

Cần giữ thói quen ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn để tránh đưa các vi khuẩn có hại vào cơ thể, trong đó có H.Pylori là loại khuẩn làm tổn thương và gây đau dạ dày.

Không bỏ bữa hoặc ăn các bữa lộn xộn, không đúng giờ, không khoa học vì sẽ khiến cho hoạt động của dạ dày bị rối loạn.

Ăn chậm, nhai kỹ, không vừa uống nước vừa ăn cũng là những thói quen quan trọng giúp giảm bớt gánh nặng khi làm việc của dạ dày, để lượng acid trong dạ dày không bị tiết ra quá nhiều dẫn đến dư thừa.

Không ăn thức ăn quá mặn: Ăn nhiều muốn làm tăng sự hoạt động của vi khuẩn H.pylori khiến chúng hoạt động mạnh, làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây bệnh.

Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ chứa nhiều acid và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

5.2. Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

Hiện nay các loại thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng rộng rãi, dễ dàng mua được ở các nhà thuốc tuy nhiên do tình trạng lạm dụng, chỉ cần một cơn đau nhẹ cũng dùng thuốc đã khiến cho dạ dày dễ bị tổn thương nghiêm trọng gây viêm và kích thích lớp lót dạ dày dẫn đến loét. Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi có chỉ định theo đơn kê của bác sĩ, tránh dùng quá nhiều không cần thiết.

5.3. Giảm stress, áp lực và thức khuya

Những vấn đề liên quan đến áp lực cuộc sống sẽ dẫn đến tâm lý của mọi người bị căng thẳng, không những gây hại đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày. Thức khuya cũng khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, gây quá tải. Các lí do này khiến cho dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn, làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của bệnh về dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

Người bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Triệu chứng đau dạ dày buồn nôn và những biện pháp xử lý

Người mắc bệnh đau dạ dày có ăn sữa chua được hay không?