CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ

Dấu hiệu đầu chờm vệ là gì

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ

Yêu cầu tất cả người cung cấp dịch vụ từ tuyến xã trở lên phải tiên lượng một cuộc chuyển dạ, phát hiện khi hỏi bệnh, thăm khám và trong qua trình theo dõi, giúp cho người thầy thuốc đánh giá dự đoán về một cuộc đẻ. Các yếu tố tiên lượng về một cuộc chuyển dạ được trình bày sau đây có thể chỉ liên quan đến tuyến xã hoặc tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh. Chính vì vậy tùy theo các dấu hiệu được phát hiện mà các tuyến sẽ thực hiện theo nhiệm vụ và chức năng của mình.

Đây là những dấu hiệu, những triệu chứng thể hiện trong quá trình mang thai và quá trình theo dõi chuyển dạ, cần phải khám xét thật kỹ lưỡng để tiên lượng và có phương án xử trí ngay tại tuyến xã hoặc chuyển lên tuyến trên. Cũng cần nói thêm rằng các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ áp dụng cho tất cả các tuyến có sơ sở sản khoa.

1.1. Toàn trạng và sức khỏe của người mẹ.

Người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, tâm lý thoải mái hoặc bị chi phối bởi lý do sức khỏe,

gia đình và xã hội.

Người mẹ mắc các bệnh có trước hoặc trong khi mang thai. Tùy theo từng loại bệnh mà tiên lượng cuộc đẻ sẽ được theo dõi đẻ thường hoặc đẻ bằng forceps hoặc phẫu thuật lấy thai. Ví dụ như người mẹ bị bệnh tim thì phải đẻ bằng forceps nếu không kèm theo các nguyên nhân đẻ khó khác; cũng bị mắc bệnh tim nhưng đã suy tim thì phẫu thuật lấy thai là hợp lý.

Một số yếu tố khác có liên quan tới người mẹ như con so tuổi dưới 18 hoặc trên 35, con rạ tuổi trên 40. Đẻ quá dày hoặc quá nhiều (khoảng cách giữa 2 lần đẻ dưới 3 năm, đẻ trên 4 lần).

1.2. Sự tương ứng giữa thai nhi với khung chậu và phần mềm của người mẹ.

Nếu có sự tương xứng giữa thai nhi và khung chậu cuộc đẻ sẽ được theo dõi để đẻ qua đường âm đạo. Khung chậu hẹp, khung chậu méo, khung chậu lệch, tầng sinh môn cứng, các khối u tiền đạo bao gồm khối u ở tử cung, ở khung chậu và ở trong âm đạo… là những yếu tố gây đẻ khó. Tùy theo từng loại khung chậu mà tiên lượng cuộc đẻ khác nhau, chẳng hạn như khung chậu hẹp toàn diện mà thai có trọng lượng bình thường thì phẫu thuật lấy thai. Khung chậu méo mà thai nhi là ngôi chỏm thì phải làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm và tiên lượng cuộc đẻ phụ thuộc vào kết quả của nghiệm pháp lọt ngôi chỏm… Các khối u tiền đạo thì tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u mà cuộc đẻ sẽ phải phẫu thuật lấy thai hay không…

1.3. Ngôi, thế, kiểu thế và một số yếu tố có liên quan tới thai nhi và phần phụ của thai.

Để tiên lượng một cuộc đẻ, yếu tố ngôi, thế, kiểu thế của thai nhi trong buồng tử cung cũng góp phần đáng kể. Những ngôi thai có thể đẻ được qua đường âm đạo như ngôi chỏm, ngôi mặt cằm trước, ngôi mông; những ngôi bắt buộc phải phẫu thuật lấy thai như

ngôi vai, ngôi mặt cằm sau, ngôi trán hoặc ngôi thóp trước đã cố định. Ngay cả những ngôi có thể theo dõi đẻ đường âm đạo thì kiểu thế sau có tiên lượng không tốt bằng ngôi có kiểu thế trước.

Thai quá ngày sinh hoặc chưa đến ngày sinh.

Đa thai.

Con hiếm, tiền sử vô sinh, phải áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Thai dị dạng.

– Nhau tiền đạo.

Sa dây rốn.

Những yếu tố trên đây đều góp phần vào tiên lượng một cuộc đẻ, tùy thuộc vào từng yếu tố mà thái độ xử trí có khác nhau.

1.4. Các yếu tố động trong chuyển dạ.

Khi theo dõi một cuộc chuyển dạ, có 5 dấu hiệu bắt buộc cần theo dõi sau đây:

– Cơn co tử cung:

là động lực chính của cuộc chuyển dạ. Nếu cơn co tử cung nhịp nhàng, đều đặn và phù hợp với độ xóa, mở của cổ tử cung là tiên lượng tốt. Nếu cơn co không đồng bộ, quá mau hoặc quá mạnh, quá yếu là tiên lượng không tốt cho cuộc chuyển dạ.

– Xóa mở cổ tử cung:

nhịp nhàng, phù hợp với cơn co tử cung là tiên lượng tốt. Ngược lại, nếu cổ tử cung dầy, cứng, phù nề, mở chậm hoặc không mở thêm là tiên lượng xấu. Vì vậy cần nắm vững các giai đoạn của cuộc chuyển dạ để có tiên lượng cho cuộc chuyển dạ.

– Độ lọt của ngôi thai:

đầu luôn luôn chờm vệ, ngôi thai không tiến triển, đầu không cúi, có hiện tượng chồng khớp sọ hoặc không lọt sẽ có tiên lượng xấu. Ngược lại, nếu dưới tác dụng của cơn co tử cung, ngôi thai sẽ từ cao lỏng tiến đến chúc, chặt rồi lọt qua khung chậu của người mẹ là tiên lượng tốt cho cuộc chuyển dạ.

– Đầu ối:

Nếu đầu ối dẹt, biểu hiện sự bình chỉnh của thai nhi và khung chậu là tốt. Đầu ối phồng, màng ối dày, ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm, đầu ối hình quả lê (trong thai chết lưu) có thể là tiên lượng không tốt cho cuộc chuyển dạ.

– Tim thai:

nhịp tim thai đều, dao động bình thường có tiên lượng tốt. Theo dõi nhịp tim thai bằng máy (monitor sản khoa). Các biến đổi nhịp tim thai theo cơn co tử cung như nhịp phẳng, DIP I; DIP II; DIP biến đổi đều là các dấu hiệu cần theo dõi chặt chẽ trong cuộc chuyển dạ để phát hiện thai suy.

1.5. Các tai biến có thể xảy ra trong cuộc chuyển dạ.

Chảy máu (rau tiền đạo, rau bong non, vỡ tử cung).

Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung.

Sa dây rốn, sa tay.

Tắc mạch ối.

Tiên lượng một cuộc chuyển dạ cho chính xác là điều khó nhưng lại là điều mà người thầy thuốc sản khoa nào cũng phải thực hiện để tránh các tai biến có thể xảy ra cho mẹ và con. Sử dụng biểu đồ chuyển dạ là cần thiết trong quá trình theo dõi chuyển dạ nhằm phát hiện sớm những chuyển dạ bất thường

Leave a reply →