Từ trước đến nay, hầu hết các chủ nhà, chủ đầu tư khi có ý định sửa chữa, tháo dỡ hay xây mới công trình đều phải thực hiện lễ động thổ nhằm xin phép Thổ Địa, Thần linh tại khu đất đó để không gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào. Tuy nhiên, lễ động thổ là gì? Nguồn gốc lễ động thổ hay ý nghĩa của nghi thức này là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết sau!
Động thổ là gì?
Có thể thấy, tại Việt Nam và một số nước phương Đông có tín ngưỡng sâu sắc về Thần linh thường có tập tục thờ cúng, cúng bái Thần linh, Thổ Địa trước khi bắt đầu thực hiện một quyết định quan trọng nào đó. Bởi theo quan niệm của người phương Đông, mỗi khu đất đều có một vị Thổ Địa cai quản và long mạch quyết định đến tiền tài, sức khỏe thuận lợi, may mắn.
Khi quyết định xây dựng, sửa chữa thì chắc chắn sẽ có những tác động như tháo dỡ, đào, lấp,… làm ảnh hưởng đến Thổ Địa và long mạch. Vì vậy, cần tiến hành chọn ngày, giờ và chuẩn bị lễ vật phù hợp để làm lễ động thổ nhằm thông báo, xin phép Thổ Địa, Thần linh và cầu mong mọi việc được suôn sẻ, an cư, lạc nghiệp, làm ăn phát đạt trong tương lai.
Mặc dù hiểu được lễ động thổ là gì nhưng ít ai biết được nguồn gốc của nghi thức này được bắt nguồn từ đâu. Hãy cùng tìm hiểu điều thú vị này trong nội dung tiếp theo của bài viết!
Nguồn gốc động thổ là gì?
Nguồn gốc lễ động thổ bắt nguồn từ văn hóa của người Trung Hoa và được ghi chép trong sách cổ bắt nguồn từ nông nghiệp và sau đó ảnh hưởng sang các hoạt động kinh doanh, sản xuất khác, trong đó có thi công, xây dựng.
Mặc dù nghi thức động thổ bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt lại có sự ảnh hưởng sâu sắc và tiếp tục lưu truyền mãi cho đến tận ngày nay.
Nguồn gốc lễ động thổ trong nông nghiệp
Vào năm 113 trước Công Nguyên, tức là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ thấy triều đình xưa nay có tục tế Trời mà không có tế Đất nên tổ chức họp các quần thần lại để bàn việc tổ chức lễ hậu thổ. Mục đích của nghi thức này là nhằm tạ ơn Thần Đất và dâng lên “ngài” những lễ vật tượng trưng cho Đất và bày tỏ lòng thành kính trước những gì con người đã được ban tặng trong cuộc sống.
Thời xưa, các hoạt động sản xuất, sinh sống của con người hầu như phụ thuộc vào nông nghiệp. Vì vậy, hàng năm đều tổ chức lễ động thổ vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán để cầu mong một năm đất đai tươi tốt, màu mỡ, giúp việc nuôi trồng, sản xuất của người dân thuận lợi, suôn sẻ.
Thông thường tại lễ động thổ, các bậc kỳ lão, quan viên sẽ được cử làm chủ tế và bồi tế để đại diện nhân dân, gia đình cúng Thần Đất. Lễ vật cúng động thổ chủ yếu bao gồm hương đăng, trầu, rượu, y phục, kim ngân đồ mã,…
Nguồn gốc lễ động thổ trong thi công, xây dựng
Lễ động thổ trong thi công, xây dựng về bản chất cũng là nghi thức cúng bái, xin phép và cầu mong Thần linh, Thổ Địa ban phước lành, giúp mọi việc được suôn sẻ, thời tiết thuận lợi. Từ đó, giúp việc xây nhà, sửa chữa đúng tiến độ, sớm đưa công trình đi vào sử dụng.
Bên cạnh đó, với các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại thì lễ động thổ không chỉ dừng lại ở việc cầu mong mọi việc bình an, thuận lợi mà còn giúp chủ đầu tư quảng bá về công trình sắp đưa vào hoạt động như trung tâm thương mại, chung cư, bảo tàng, công viên,…
Đó cũng chính là lý do ngày càng nhiều đơn vị chuyên tổ chức lễ khởi công động thổ, giúp chủ đầu tư chuẩn bị mọi thứ từ bàn thờ cúng, lễ vật, trang phục đến các dụng cụ, thiết bị cần thiết khác.
Ngoài tổ chức lễ động thổ trong nông nghiệp, thi công, xây dựng, ngày nay người ta còn áp dụng nghi thức này trong kinh doanh nhằm tạo ấn tượng và nhận được những đánh giá tích cực từ đối tác. Nhờ đó mà nhận được nhiều hợp đồng, giao kết với các mối quan hệ tốt hơn. Nghi thức này trong kinh doanh còn được gọi là tổ chức lễ khai trương khánh thành.
Ý nghĩa khi thực hiện động thổ là gì?
Ý nghĩa khi thực hiện lễ động thổ cũng chính là mục đích ban đầu mà vua Hán Vũ từ thuở xa xưa muốn truyền lại. Lễ động thổ được tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn của con người đối với Thần Đất đã ban chỗ ở, sự màu mỡ để chăn nuôi, trồng trọt,… Bên cạnh đó là cầu mong cho một tương lai tốt lành, mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi.
Đặc biệt là đối với công trình xây dựng, lễ động thổ còn giúp nhà thầu, mọi nhân công thực hiện cảm thấy yên tâm, phấn khởi và tâm huyết hơn trong công việc sắp thực hiện.
Đồng thời, đối với các công trình có vốn đầu tư lớn như chung cư, khu nhà ở liền kề thì lễ động thổ cũng là dịp tốt nhất để thu hút khách hàng, giúp họ yên tâm hơn về chất lượng cũng như tính phong thủy, tâm linh của ngôi nhà mà mình có ý định đầu tư.
Hướng dẫn thực hiện lễ động thổ khi thi công
Việc thực hiện lễ động thổ trong thi công là vô cùng quan trọng, vì vậy, khách hàng phải quan tâm đến một số hướng dẫn cụ thể đặc biệt sau.
Chọn thời điểm, ngày, giờ tốt
Theo quan điểm phong thủy phương Đông, trước khi bắt đầu làm một việc nào đó quan trọng thì không chỉ là cúng bái, xin phép Thần linh mà còn phải lựa chọn ngày, giờ phù hợp. Ngày, giờ làm lễ động thổ được lựa chọn phải tránh những ngày kỵ, xấu trong tháng/năm và đặc biệt hợp tuổi, không xung khắc với khách hàng.
Một số ngày xấu không nên tiến hành làm lễ khởi công động thổ có thể kể đến như:
- Ngày Tam Nương (ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 Âm lịch).
- Nguyệt Kỵ (ngày 5, 14, 23 Âm lịch).
- Sát Chủ.
- Độc Hỏa, Địa Hỏa, Thiên Hỏa.
- Xích Khẩu.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể lựa chọn các ngày tốt để tiến hành khởi công xây dựng như Đại Cát và Tiểu Cát.
Ngoài ra, khách hàng còn có thể dựa vào một số quy tắc sau để lựa chọn thời điểm tổ chức lễ khởi công, động thổ phù hợp:
- Không nên chọn ngày xung với tuổi của khách hàng hoặc tuổi của người được mượn.
- Không chọn ngày có mệnh khắc với mệnh của khách hàng.
- Không nên bắt đầu lễ khởi công, động thổ vào giờ Sát Chủ, Thọ Tử trong ngày.
- Nên chọn đúng ngày, giờ hoàng đạo để việc xây nhà được thuận lợi hơn.
- Nên lựa chọn ngày động thổ có mệnh hợp với mệnh của khách hàng hoặc người được mượn tuổi.
- Hướng khởi công theo phong thủy được khuyên nên là hướng Huyền Không Phi Tinh, mỗi năm có một hướng khác nhau nên khách hàng cần tìm hiểu và lựa chọn đúng.
Việc xác định ngày, giờ làm lễ động thổ hợp mệnh, hợp tuổi của khách hàng hoặc người được mượn tuổi đôi khi là một vấn đề lớn của nhiều người không quá am hiểu về kiến thức phong thủy. Chính vì vậy, khách hàng có thể lựa chọn một đơn vị tổ chức lễ khởi công động thổ chuyên nghiệp để giúp lựa chọn ngày, giờ tốt và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết khác.
Chuẩn bị vật phẩm, đồ lễ
Sau khi đã lựa chọn ngày, giờ phù hợp thì bước tiếp theo là chuẩn bị các lễ vật cho mâm cúng động thổ:
- 1 Con gà trống luộc/heo quay.
- 1 Đĩa xôi, có thể chọn xôi đậu xanh, xôi gấc hoặc xôi trắng.
- 1 Con cua hoặc 1 con tôm luộc.
- 3 Quả trứng luộc (có thể sử dụng trứng vịt lộn).
- 1 Miếng thịt heo luộc.
- 1 Chén muối trắng.
- 1 Chén gạo tẻ.
- 3 Ly nước trà.
- 1 Ly rượu trắng (có thể thay thế bằng nước trắng).
- 1 Đĩa trái cây ngũ quả.
- Bình hoa (có thể cắm hoa cúc, lay ơn hoặc đồng tiền).
- Nến.
- Các loại bánh kẹo.
- Giấy, tiền, vàng mã.
- 1 Bó nhang thơm.
Trình tự thực hiện động thổ là gì?
Trình tự thực hiện động thổ là gì cũng rất quan trọng và cần được thực hiện theo thứ tự như sau:
- Gia chủ bày biện lễ vật lên mâm và đặt lên bàn giữa công trình.
- Nếu là động thổ đào móng nhà thì đặt giữa khu đất sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ rồi mới tiến hành nghi thức cúng.
- Thắp 2 cây nến và 7 cây nhang đối với gia chủ là nam, nữ thì tương ứng với 9 cây.
- Cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây nhang cắm xuống đất, 1 cây còn lại để vái (đối với nữ thì cầm 3 cây để vái).
- Mặc quần áo lịch sự, chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo sát nách, ngắn tay, hở hang. Tiến hành thắp nhang, đèn, vái lạy bốn phương tám hướng rồi quay trở lại mâm lễ để đọc bài khấn.
- Sau khi hoàn tất khấn vái, đợi cho nhang tàn thì gia chủ tiến hành đốt giấy, tiền, vàng mã và rải muối, gạo, bánh kẹo ra công trình, cắm hoa xuống đất chứ không mang về nhà.
- Gia chủ cầm cuốc hoặc búa để gõ tượng trưng vào khu đất và tự tay đặt viên gạch đầu tiên tại vị trí chính xác, không thay đổi hoặc di chuyển trong suốt quá trình thi công.
- Sau khi gia chủ cúng động thổ xong thì đơn vị thi công sẽ tiến hành thắp nhang và khấn. Bên cạnh khấn Thần linh, Thổ Địa của khu đất thì còn khấn Tổ nghề để được phù hộ trong suốt quá trình thi công.
Văn khấn cúng lễ động thổ
Để lễ động thổ được diễn ra trọn vẹn và thành công nhất thì cần có bài khấn, gia chủ có thể tham khảo nội dung sau đây:
“Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật!
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật!
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Chân linh Quan Thần linh, Chân linh Quan Thổ Địa, Chân linh Quan Táo Quân, Chân linh chư vị Thần Tài, ông Tiền chủ, bà Tiền chủ điền thổ tại đất.
Ngũ tuần: Ngày… Tháng… Năm…
Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc họ … (họ người lễ). Nối thừa tự: Con trần … (họ tên người lễ), ngũ tại sở cầu, nhân sinh tâm, nhân tâm, hoàn tâm đạo lễ.
Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng mã địa phủ “tròn – tâm”. Dâng lễ động thổ điền thổ tại đất trong sự khởi công xây dựng trạch nhà. Đạo.
Con trần … (họ tên người lễ) xin phép: Chân linh Quan Thần linh, Chân linh Quan Thổ Địa, Chân linh Quan Táo Quân, Chân linh chư vị Thần Tài, ông Tiền chủ, bà Tiền chủ điền thổ tại đất.
Cho phép con trần … (họ tên người lễ) được phép động thổ điền thổ đất trong sự khởi công xây dựng trạch nhà. Đạo.
Hoàn độ: Chữ nhân cõi trần nhân sinh trong quá trình xây dựng công trình bình an, âm phù dương trợ, quý nhân phù trợ, quy môn thuận. Đạo.
Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc họ … (họ người lễ), trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự “an cư – lập nghiệp”, “hoàn lộc – hoàn nhân”, nguồn cơ khởi lộc, lộc vào dồi dào, nguồn lộc vô tận, sung túc, mười phân vẹn mười. Quy môn thuận. Đạo.
Trọng sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”.
Con trần … (họ tên người lễ), xin biếu: Chân linh Quan Thần linh, Chân linh Quan Thổ Địa, Chân linh Quan Táo Quân, Chân linh chư vị Thần Tài, ông Tiền chủ, bà Tiền chủ điền thổ tại đất tiền vàng, mã địa phủ. Đạo.
Con trần … (họ tên người lễ), xin biết: Gia tiên – Cửu huyền – Thất tổ – Địa phủ dòng họ, dòng tộc họ … (họ người lễ) tiền vàng địa phủ. Đạo.
Con trần … (họ tên người lễ) hoàn tâm – đạo lễ.
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật!
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật!
Con niệm Nam Mô A Di Đà Phật!”.
Những lưu ý khi tiến hành lễ động thổ là gì?
Lễ động thổ là nghi thức vô cùng quan trọng, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, bài khấn, lựa chọn ngày, giờ tiến hành thì cũng còn một số điều lưu ý khác mà gia chủ cần phải quan tâm như:
- Những thành viên trong gia đình có tuổi không hợp mệnh thì nên lánh mặt (cách xa ít nhất 50m trở lên).
- Nếu gia chủ không hợp tuổi thì có thể làm thủ tục mượn tuổi và lánh mặt trong lúc làm lễ. Tuy nhiên, nên mượn tuổi của người nam cùng huyết thống, ưu tiên người lớn tuổi nhất, tránh mượn của người không cùng huyết thống.
- Nên lựa chọn ngày, giờ tốt để làm lễ động thổ, tránh những ngày xấu đã được đề cập đến trong bài viết.
- Mâm cúng cần được bày biện đầy đủ, chỉn chu, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cúng, tránh thiếu sót.
- 3 Hũ muối, gạo và nước dùng trong mâm cúng động thổ cần được giữ lại để ngày nhập trạch đem vào bếp để thờ cúng Táo Quân.
Có thể thấy, việc bày lễ cúng động thổ tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng lại cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Nếu gia chủ không có nhiều thời gian hoặc không thực sự am hiểu về các thủ tục chuẩn bị lễ cúng động thổ là gì thì có thể liên hệ cho Tuấn Việt Media để được tư vấn chi tiết. Tuấn Việt Media cho thuê sân khấu sự kiện, cho thuê bàn ghế, cho thuê thiết bị sự kiện, cho thuê sân khấu giá rẻ để phục vụ cho buổi lễ động thổ của các công trình lớn. Bên cạnh đó, Tuấn Việt Media có đội ngũ tổ chức lễ động thổ chuyên nghiệp sẽ giúp gia chủ thực hiện từ A – Z một cách nhanh chóng và chỉn chu nhất!