Debt ratio là một thuật ngữ chuyên dụng trong ngành tài chính và liên quan trực tiếp tới những lợi ích thiết yếu của người đi vay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ Debt ratio là gì? Debt ratio có vai trò gì? Công thức tính Debt ratio như thế nào? Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Debt ratio qua bài viết dưới đây.
Debt ratio là gì
Debt ratio viết tắt DTI là có tên gọi tiếng anh đầy đủ là Debt-to-Capital Ratio và dịch sang tiếng việt là Tỷ lệ nợ trên vốn hay còn gọi là tỷ lệ nợ trên thu nhập.
Debt ratio có mối liên quan mật thiết giữa tổng số tiền nợ cần trả và tổng thu nhập của người đi vay tiền. Tỷ lệ nợ trên vốn được coi là thước đo đòn bẩy tài chính của một công ty và được tính toán thông qua tổng nợ chịu lãi của công ty (bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) chia cho tổng số vốn. Tổng số vốn là tất cả các khoản nợ phải trả lãi cộng với vốn chủ sở hữu của các cổ đông, bao gồm các khoản như cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi và lợi ích của cổ đông thiểu số.
Debt ratio là yếu tố hàng đầu quyết định tới việc xét duyệt hồ sơ tại các ngân hàng khi đi vay vì Debt ratio sẽ đánh giá chính xác khả năng tài chính của người vay trong quá trình thanh toán khoản vay trả góp cho ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo hoàn vốn thì ngân hàng chỉ cho những khách hàng có đủ năng lực và điều kiện về tài chính vay vốn..
Debt Ratio là gì
Khi tỷ lệ nợ trên vốn nằm trong mức cho phép của ngân hàng thì hồ sơ vay của bạn khả năng cao sẽ được xét duyệt. Nhưng nếu tỷ lệ nợ trên vốn vượt mức cho phép của các ngân hàng thì hồ sơ vay sẽ bị từ chối. Sở dĩ Debt ratio luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu khi xét duyệt hồ là bởi việc đánh giá Debt ratio sẽ giúp đơn vị tài chính hạn chế được rủi ro không lấy lại được vốn trong quá trình cung cấp khoản vay.
Công thức tính tỷ lệ nợ trên thu nhập (Debt ratio)
Để nắm được tình hình tài chính của người vay một cách chính xác nhất thì mọi đơn vị tài chính đều sử dụng công thức tính Debt ratio. Người vay có thể tự tính toán tỷ lệ nợ trên thu nhập của mình bằng cách áp dụng công thức sau đây:
DTI =( Tổng số tiền vay nợ hàng tháng / Tổng thu nhập hành tháng trước thuế)*100%
Trong đó:
- Tổng số tiền vay nợ hàng tháng: Số tiền người vay phải trả hàng tháng cho các khoản nợ như vay mua nhà, vay mua ô tô, vay mua tiêu dùng.
- Tổng thu nhập hành tháng trước thuế là doanh thu mỗi tháng của người vay trước khi đóng thuế thu nhập.
- DTI là tỷ lệ nợ trên thu nhập ( Debt ratio) sẽ không tính đến các chi phí cá nhân cần thiết của người vay như ăn, ở, đi lại, chi tiêu sinh hoạt…
Công thức tính Debt Ratio
Ví dụ : Cách tính tỷ lệ nợ trên thu nhập như sau:
Giả sử hộ kinh doanh có thu nhập đều đặn mỗi tháng trước thuế là 30 triệu đồng. Hiện tại hộ kinh doanh đó đang có các khoản nợ ngân hàng cần trả như sau
- Thanh toán dành cho thẻ tín dụng: 1,25 triệu đồng.
- Trả nợ vay mua xe máy: 2,5 triệu đồng.
Và bạn đang có nhu cầu vay vốn mua ô tô với khoản vay hàng tháng phải trả là 6,25 triệu đồng.
Qua những số liệu trên ta có thể tính toán được tỷ lệ nợ trên thu nhập như sau:
DTI = (1,25 + 2,5 + 6,25)/30 = 0,33 tức là 33%
Như vậy dựa vào tỷ lệ nợ trên thu nhập là 33% mà ngân hàng sẽ quyết định có phê duyệt khoản vay cho bạn hay không.
Vai trò của Tỷ lệ nợ trên thu nhập (Debt ratio) là gì?
Chính vì Debt ratio phản ánh chính xác khả năng tài chính của người vay cho nên có có ý nghĩa rất quan trọng:
- Tỷ lệ nợ trên thu nhập quyết định trực tiếp đến khả năng xét duyệt hồ sơ vay của của người đi vay và quyền lợi của đơn vị tài chính, người đi vay.
- Thông qua việc đánh giá khả năng tài chính qua tỷ lệ nợ trên thu nhập mà người đi vay và đơn vị tài chính sẽ có sự điều chỉnh để khoản vay được thông qua.
- Giúp người vay nắm được tình hình tài chính của bản thân và quản lý chi tiêu hiệu quả hơn
- Giúp đơn vị tài chính giảm thiểu được rủi ro nợ xấu và việc xét duyệt hồ sơ, nâng cao khả năng thu hồi vốn.
Chính những lợi ích trên mà tỷ lệ nợ trên thu nhập đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn tại bất kỳ đơn vị tài chính nào.
Tỷ lệ nợ trên thu nhập (Debt ratio) cho biết điều gì?
Ngoài việc xem xét khả năng cho vay của các cá nhân thì tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) còn cho ta biết mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp gặp phải.
- Các doanh nghiệp được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp thường có tỷ lệ nợ thấp (dưới 0,5 hoặc 50%), cho thấy phần lớn tài sản của họ được sở hữu hoàn toàn (được tài trợ thông qua vốn tự có của công ty, không phải nợ), việc kinh doanh độc lập .
- Các doanh nghiệp được đánh giá là có mức độ rủi ro cao là khi có có tỷ lệ nợ cao (trên 0,5 hoặc 50%) thì nó thường được coi là có “đòn bẩy tài chính cao” (có nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ thông qua nợ, không phải vốn chủ sở hữu). Trong một số trường hợp, tỷ lệ nợ cao cho thấy rằng một doanh nghiệp có thể gặp nguy hiểm nếu các chủ nợ của họ đột ngột đòi hoàn trả các khoản vay ngay lập tức. Đây là một lý do tại sao doanh nghiệp sẽ mong muốn và cố gắng kiểm soát để để tỷ lệ nợ trên thu nhập luôn thấp . Để tìm ra một tỷ lệ nợ trên thu nhập hợp lý các công ty nên so sánh doanh nghiệp của mình với mức trung bình trong ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Phân biệt giữa tỷ lệ nợ trên thu nhập (Debt ratio) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D / E)
Khác với tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D / E) có công thức như sau
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =(Tổng nợ/ tổng tài sản) x 100%
Trong đó
- Tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó
- Tổng tài sản là giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng thời kỳ.
Khái niệm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D / E)
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D / E) cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đó biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu mà quá thấp chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể chứng tỏ rằng doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên không có thể thể hiện doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu mà quá cao chứng tỏ doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng thể hiện doanh nghiệp đang không kiểm soát được tài chính và có khả năng cao chịu rủi ro
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)
Bảng so sánh khái quát về tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D / E)
Bạn có thể dựa vào bảng so sánh chi tiết từng khía cạnh của hai thuật ngữ tài chính này để phân biệt giữa tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D / E)
Những mặt còn hạn chế của Debt ratio
Mặc dù việc tính toán tỷ lệ nợ trên thu nhập có vai trò rất quan trọng nhưng nó vẫn có một số hạn chế sau đây:
- Kết quả của tỷ lệ nợ trên thu nhập có thể bị ảnh hưởng bởi các quy ước kế toán mà một công ty sử dụng.
- Những số liệu được lưu trong các bản báo cáo tài chính dựa trên kế toán chi phí lịch sử của công ty không phản ánh đúng giá trị thị trường hiện tại dẫn đến kết quả tỷ lệ nợ trên thu nhập có thể không chính xác. Do đó, cần phải đảm bảo rằng đang sử dụng các giá trị chính xác trong các tính toán để không làm thay đổi kết quả tỷ lệ nợ trên vốn.
Trên đây là thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn Debt ratio là gì? Vai trò của Debt ratio cũng như công thức tính Debt ratio như thế nào? Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể tự tính toán tỷ lệ nợ trên thu nhập của mình để xem xét việc vay vốn và xây dựng được một kế hoạch tài chính hợp lý.
Bạn có thể thích
- Top 3 + Ứng dụng vay tiền Online,0% Lãi suất
- Top + Ứng dụng vay tiền nhanh, lãi suất thấp
- Top + Ứng dụng mở thẻ tín dụng Online
- Vay Tiền Nhanh Trong Ngày Lãi Suất Thấp! Những điều nên biết
- Hướng dẫn tra cứu, tất toàn, thanh toán Doctor Đồng nhanh nhất
- Hướng dẫn thanh toán doctor đồng nhanh nhất
- Hướng dẫn vay lại lần hai Doctor đồng
- Vay lại Tamo lên đến 15 triệu đồng
- Đăng ký vay tiền Online Tamo giải ngân nhanh chóng
- Vay tiền Cash24 lừa đảo mới nhất 2021