DeFi – mô hình tài chính phi tập trung là một trong những mô hình rất tiềm năng mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vẫn chưa có nhiều nhà đầu tư hiểu rõ DeFi là gì; cũng như tầm quan trọng và ứng dụng nổi bật của mô hình tài chính này. Vậy DeFi là gì? Những lợi ích và rủi ro mà mô hình tài chính này có thể mang đến nhà đầu tư là gì? Tìm hiểu ngay cùng với DNSE thôi nào!
DeFi là gì?
DeFi (viết tắt của Decentralized Finance) là nền tảng tài chính phi tập trung mà trong đó các tổ chức, thị trường hoặc các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Hay nói cách khác, DeFi sẽ tận dụng Blockchain để tạo nên một nền tài chính mở; nơi mọi người đều có thể truy cập ở bất kỳ lúc nào và ở đâu mà không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial” tức là không ủy thác. Vậy nên nó còn được gọi với tên khác là tài chính mở. DeFi có thể là gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay, thanh toán hóa đơn,…
Bản chất và cách hoạt động của DeFi
Bản chất của DeFi
DeFi là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain; vậy nên nó sở hữu những ưu điểm như sau:
- Phi tập trung: Không có sự tồn tại của tổ chức hay bất kì cơ quan chức năng nào. Người dùng sẽ có quyền kiểm soát tài sản và có thể tương tác với nhau qua các ứng dụng.
- Tính minh bạch: Các tác động của con người sẽ được hạn chế vì tất cả các hoạt động sẽ đều được ghi nhận và công khai.
- Không cần sự cho phép và sự ủy thác: Mọi người dùng đều bình đẳng với nhau; đặc biệt quá trình đăng ký không cần thủ tục rườm rà.
- Chi phí thấp: Không có cơ quan hay tổ chức nào kiểm soát nên chi phí phải trả cho bên thứ ba đều được cắt giảm đáng kể.
Cách DeFi hoạt động
Dưới đây là một số cách DeFi hành động:
- Cho vay: Cho vay tiền mã hóa để kiếm tiền lãi và phần thưởng mỗi phút.
- Nhận khoản vay: Vay tiền nhanh mà không phải làm thủ tục giấy tờ nào; đặc biệt là một số khoản vay nhanh cực kỳ ngắn hạn mà các tổ chức tài chính thông thường không cho phép.
- Giao dịch: Thực hiện các giao dịch ngang hàng đối với một số tiền mã hóa mà không cần đến môi giới
- Tiết kiệm cho tương lai: Bạn khóa token và nhận được lãi suất tốt hơn các ngân hàng.
- Mua các sản phẩm phái sinh: Đặt cược ngắn hạn hoặc dài hạn một số tài sản nhất định là phiên bản tiền mã hoá của quyền chọn cổ phiếu hoặc hợp đồng tương lai.
Tại sao DeFi lại quan trọng trong thị trường tiền mã hóa?
DeFi đã và đang có tiềm năng tạo ra thị trường tài chính dữ liệu mở, tự do và công bằng; đặc biệt bất kỳ ai cũng có quyền truy cập. Các giao dịch thì hoàn toàn minh bạch và được xác minh bởi những người dùng khác trên mạng lưới.
Bên cạnh đó, dữ liệu blockchain có khả năng chống giả mạo, an toàn và có thể dễ dàng kiểm tra. Người dùng có thể duy trì toàn quyền kiểm soát tài sản của mình thông qua các ứng dụng ngang hàng hoặc phi tập trung.
DeFi được sử dụng trong trường hợp nào?
Sau đây sẽ là một số phương thức phổ biến mà người dùng đang tương tác với DeFi:
- Vay và cho vay: Các giao thức cho vay mở giúp quá trình cho vay trở nên rẻ và nhanh hơn và nhiều người có thể cùng sử dụng.
- Quản lý tài sản: Cung cấp các công cụ giúp người dùng quản lý tài sản dễ dàng hơn bao giờ hết đồng thời cho phép bạn cài đặt dữ liệu ở chế độ riêng tư. Thậm chí bạn có thể kiếm được tiền lãi và tiền thưởng.
- Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Cho phép bạn giao dịch tài sản kỹ thuật mà không cần một bên trung gian. Phí trên các sàn này sẽ thấp hơn và người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ.
- Stablecoin: Một loại tiền mã hóa có mối liên hệ với tài sản nhằm giảm sự biến động, nó được kết nối chặt chẽ với không gian DeFi. Khi giá tiền mã hóa biến động các stablecoin giúp người dùng tránh được việc thua lỗ trong các giai đoạn biến động gia tăng.
Những rủi ro mà các dự án DeFi gặp phải là gì?
Không ổn định
Sự biến động là vấn đề không thể tránh khỏi khi đầu tư ở mọi thị trường. Thị trường tiền mã hóa là một trong những thị trường dễ bị chi phối bởi tin tức. Vậy nên nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn sàng trước mọi tình huống và đầy đủ thông tin trước khi bắt đầu đầu tư vào một dự án bất kỳ.
Hiện tại các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư đã mua được cổ phần đáng kể trong hầu hết các loại tiền mã hóa. Đó có thể bắt đầu thể hiện sự ổn định nhờ ảnh hưởng của các công ty lớn này.
Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng của máy chủ Blockchain cũng có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra. Chẳng hạn như: các giao dịch sẽ cần nhiều thời gian để được xác nhận; khi nhà đầu tư giao dịch vào thời điểm tắc nghẽn sẽ phải chịu một mức phí cực kỳ đắt đỏ.
Các vấn đề liên quan đến Smart Contract
Smart Contract là một dạng chương trình phần mềm. Chương trình này đại diện cho bên trung gian chẳng hạn như ngân hàng, các tổ chức tài chính,… Bên cạnh đó, nó còn giúp các doanh nghiệp ghi lại thỏa thuận giữa các bên. Khi yêu cầu được đáp ứng, Smart Contact sẽ được tự động kích hoạt.
Phần mềm do con người tạo ra nên đồng nghĩa với việc dễ dàng bị tấn công. Các hacker có thể tấn công bằng các lỗ hổng do lập trình viên vô tình để lại. Tiếp đó chúng sẽ thay đổi các điều khoản quy định bên trong, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản phẩm DeFi.
Tính thanh khoản không cao
Thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ mua hoặc bán tài sản trên thị trường; nhằm mô tả mức độ chuyển thành tiền mặt nhanh chóng. Hiện tại có hai loại rủi ro: thanh khoản liên quan đến dòng tiền và thanh khoản liên quan đến thị trường. Riêng đối với các sản phẩm DeFi thì rủi ro thanh khoản thị trường là một điều rất đáng lo ngại.
Rủi ro thanh khoản liên quan đến sự không chắc chắn khi NĐT muốn thoát khoản đầu tư của họ một cách kịp thời và mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, sự phân mảng của nhóm thanh khoản dẫn đến một thị trường với tính thanh khoản thấp trong nhóm riêng lẻ. Từ đó trong các giao dịch đơn lẻ dễ dàng xảy ra trình trạng trượt giá. Hoặc nếu nhà đầu tư thích giao dịch thông qua các giao thức khác nhau thì phí giao dịch sẽ cao hơn.
Thế chấp quá cao
Quá trình kinh doanh vay tiền mã hóa là loại hình dịch vụ rất hấp dẫn với mô hình tài chính DeFi. Nhưng mức thế chấp quá cao đang là vấn đề của nhiều doanh nghiệp. Nó xảy ra khi tài sản cọc có giá trị cao hơn nhiều so với số tiền nhà đầu tư muốn vay.
Bảo hiểm
Bảo hiểm là một trong những phần quan trọng và không thể thiếu trong mô hình tài chính tập trung CeFi; nhưng nó lại vô cùng hiếm ở DeFi. Trong khi bảo hiểm sẽ bảo vệ nhà đầu tư trong các trường hợp bị hack hoặc các hoạt động gian lận. Vậy nên nếu bạn là một nhà đầu tư thông thái hãy sử dụng bảo hiểm ngay hôm nay.
Khả năng tập trung
Một tổ chức tài chính thường hỗ trợ trung gian cho quá trình chuyển tiền. Vậy nên nếu có một vấn đề nào đó với giao dịch thì nhà đầu tư nên liên hệ ngay với họ để được giải quyết.
Nhưng giao dịch mã hóa là một ngoại lệ. Vì không có khả năng tập trung nên nó sẽ gây khó khăn trong việc xác thực. Đã có rất nhiều nhà đầu tư mất tiền do chuyển nhầm hoặc thực hiện các giao dịch trên sàn không uy tín. Vậy nên chúng tôi khuyên bạn nên giao dịch thông qua các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số có uy tín.
Đa phần các sàn giao dịch hiện nay đều đề cao quá trình chăm sóc khách hàng và hỗ trợ nhà đầu tư trong mọi vấn đề. Tuy nhiên, khả năng tập trung kém nên việc giải quyết vấn đề về tranh chấp pháp lý bằng không. Vậy nên nhà đầu tư cần thực sự cẩn thận trong quá tình giao dịch để tránh mất tiền một cách vô lý.
Một vài ứng dụng của DeFi
Vay và cho vay
Các nền tảng cho vay và vay cung cấp cho người dùng khoản vay mà không cần đến mất cứ trung gian nào; chẳng hạn như BlockFi. Hiện tại blockchain EOS và Ethereum là những blockchain phổ biến trong việc triển khai các nền tảng vay cũng như cho vay của DeFi. Một số nền tảng nổi tiếng ở mảng này phải kể đến như: Dharma và Compound.
Quản lý tài sản
Các công cụ quản lý tài sản luôn đóng vai trò quan trọng như một người giám sát tài sản; nhưng không tham gia dịch vụ nào. Chúng cung cấp các ứng dụng ví và nhiều công cụ khác giúp chủ sở hữu tiền điện tử quản lý tài sản của họ.
Khi thiết lập ví hoặc tìm hiểu các vấn đề trên thị trường, các nhà đầu tư có thể gặp phải nhiều khó khăn. Đây chính là lúc công cụ quản lý tài sản phát huy khả năng của mình.
Phái sinh
Các công cụ phái sinh của DeFi rất linh hoạt, chúng có thể phát hành thành một hợp đồng phái sinh mã hóa và tự hiện hoàn toàn tự động. Hình thức phái sinh được sử dụng để bảo vệ nhà đầu tư khỏi biến động giá. Một số ứng dụng điển hình như UMA, Synthetix.
Bảo hiểm với DeFi
Các giao thức bảo hiểm sẽ giúp cho người dùng có được những chính sách bảo hiểm dựa trên hợp đồng và sở hữu các tài sản số thông qua pooling funds nhằm xử lý các khiếu nại cá nhân. Một cái tên nổi tiếng phải kể đến Nexus Mutual – đây là bảo hiểm phi tập trung dựa trên Ethereum; cho phép bất cứ nhà đầu tư khi mua bảo hiểm hoặc đóng góp vốn để giúp giải quyết các khiếu nại thông qua giao thức chia sẻ rủi ro.
DeFi đang rất được quan tâm vì nó khắc phục rất tốt những gì mà CeFi chưa làm được. Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ DeFi là gì và tìm được chiến lược đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp của mình.