Điểm mới về văn học thời Minh Thanh là xuất hiện một loại hình văn học mới là “Tiểu thuyết chương hồi”. Loại hình này phát triển mạnh mẽ dưới thời Minh, Thanh.
Dưới đây là lời giải chi tiết cho câu hỏi: “Điểm mới về văn học thời Minh Thanh là gì” kèm với phần giải thích dễ hiểu và kiến thức vận dụng do Top lời giải biên soạn hay nhất, qua đó là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh ôn tập tốt hơn
Mục lục nội dung
Điểm mới về văn học thời Minh Thanh là gì
Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi
1. Trung Quốc thời Minh2. Sự ra đời của nhà Thanh:3. Kinh tế nhà Minh, Thanh4. Một số thành tựu văn hóa thời Minh-Thanh5. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Trung Quốc tời Minh:
Điểm mới về văn học thời Minh Thanh là gì
A. “Tiểu thuyết chương hối”.
B. “Tiểu thuyết lịch sử”
C. “Tiểu thuyết dân gian”.
D. “Tiểu thuyết kể chuyện”
Trả lời
Đáp án đúng: A.”Tiểu thuyết chương hối”.
Điểm mới về văn học thời Minh Thanh là xuất hiện một loại hình văn học mới là “Tiểu thuyết chương hồi”.
Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi
1. Trung Quốc thời Minh
– Năm 1271, vua Mông cổ là Khu-bi-lai (Hốt Tất Liệt) lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc (1271 – 1368).
– Dưới sự thống trị của nhà Nguyên, nhân dân Trung Quốc liên tiếp đứng lên đấu tranh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).
– Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.
* Về chính trị:
– Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đó nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368- 1644).
– Cuối thời Minh, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, khởi nghĩa Lý Tự Thành bùng nổ. Nhấn cơ hội đó, người Mãn chiếm toàn bộ Trung Quốc, lập ra nhà Thánh (164411911).
– Cùng với quá trình chinh phục, nhà Thanh ra sức củng cố bộ máy chính quyền và thực hiện việc áp bức dân tộc. Nhà Thanh cũng cho người Hán làm quan, thi hành chính sách mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, thu hút nhiều trí thức Hán tộc vào bộ máy quan lại. Tuy nhiên, quyền hành vẫn tập trung vào tay người Mãn.
* Về xã hội:
– Bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng: vương công có nhiều “hoàng trang” và địa chủ có hàng nghìn mẫu ruộng.
– Nông dân đói nghèo vì ít ruộng, sưu dịch và tố thuế nặng nề.
=> Cuối thời Minh mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nông dân khởi nghĩa Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.
* Về bộ máy chính quyền:
– Nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua, bỏ Thái uý và Thừa tướng thay vào đó là các bộ
2. Sự ra đời của nhà Thanh:
– Giữa lúc đó một bộ tộc ở phương Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh kéo vào đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644-1911).
– Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn.
– Dùng biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho nông dân, khuyến khích khẩn hoang nhưng mẫu dân tộc không dịu đi.
– Do chính sách áp bức bóc lột của nhà Thanh nông dân lại khởi nghĩa, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, bọn tư bản phương Tây dòm ngó, xâm lược Trung Quốc.
– Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh gây nên xung đột kịch liệt dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc.
* Về chính trị:
+ Đối nội: thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Hán phải theo phong tục của người Mãn.
=> Nông dân lại khởi nghĩa, nhà Thanh suy yếu
+ Đối ngoại: thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”
=> Tư bản phương Tây xâm lược.
*Về bộ máy chính quyền:
– Ra sức củng cố bộ máy chính quyền
– Áp bức, bóc lột dân tộc ,đời sống nhân dân khổ cực
– Mua chuộc địa chủ người Hán.
3. Kinh tế nhà Minh, Thanh
+ Khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
+ Thủ công nghiệp: Xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ – người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh
+ Nông nghiệp có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng.
>>> Xem thêm: Ai là người sáng lập nhà Minh?
4. Một số thành tựu văn hóa thời Minh-Thanh
*Văn học
– Xuất hiện một loại hình văn học mới là “Tiểu thuyết chương hồi”, Loại hình này phắt triển mạnh mẽ dưới thời Minh, Thanh.
+ Những tác phẩm lớn và nổi tiếng trong giai đoạn này là Thủy hử cửa Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quan Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ấn, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng lâu mộng của Tởo Tuyết cần…
*Sử học: đạt được chú ý với những tác phẩm như Minh thực lục, Minh sử, Đại Thanh thống nhất
*Khoa học kỹ thuật: Người Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp.
*Hội họa, điêu khắc, kiến trúc: đạt những thành tựu nổi tiếng.
5. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Trung Quốc tời Minh:
Câu 1. Nhà Thanh ở Trung Quốc là
A. Triều đại ngoại tộc
B. Triều đại phong kiến dân tộc
C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn
Câu 2: Thực dân Anh đã dựa vào cớ nào đề xâm lược Trung Quốc?
A. Triều đình nhà Thanh cấm đạo, giết giáo sĩ.
B. Chính quyền nhà Thanh bế quan tỏa cảng.
C. Chính quyền nhà Thanh gây hấn với thực dân Anh.
D. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh,
Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng chính sách của Minh Thái Tổ để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền?
A. Chia đất nước thành các tỉnh
B. Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)
C. Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại
D. Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội
Câu 4. Vua Tần xưng là
A. Vương
B. Hoàng đế
C. Đại đế
D. Thiên tử
Câu 5. Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước là
A. Thừa tướng và Thái úy
B. Tể tướng và Thái úy
C. Tể tưởng và Thừa tướng
D. Thái úy và Thái thú
Câu 6: Trước thái độ thỏa hiệp của triều đình nhà Thanh, nhân dân Trung Quốc đã có hành động gì?
A. Liên tục nỗi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
B. Thỏa hiệp với thực dân, phong kiến.
C. Đầu hàng thực dân phong kiến.
D. Dựa vào các nước đế quốc khác để chống lại thực dân, phong kiến