Những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… ngày càng được quan tâm và sử dụng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây được coi là một giải pháp cần thiết cho việc chống lại biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường hiệu quả. Vậy năng lượng sạch là gì? Sử dụng năng lượng sạch mang đến những lợi ích gì? Cùng SUNEMIT giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Năng lượng sạch là gì?
Năng lượng sạch là nguồn năng lượng không phát thải khí CO2 hoặc các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Thông thường, chúng được tạo ra từ các chế phẩm của các sản phẩm tự nhiên hoặc trực tiếp từ thiên nhiên. Ví dụ như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước…
Năng lượng sạch thường bị nhầm lẫn với năng lượng xanh và năng lượng tái tạo. Khác với năng lượng sạch, năng lượng xanh là nguồn năng lượng có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Trong khi đó, năng lượng tái tạo có thể là bất cứ nguồn năng lượng nào nhưng có khả năng tái tạo. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các nguồn năng lượng xanh đều có thể tái tạo. Nhưng ngược lại, không phải tất cả các nguồn năng lượng tái tạo đều được coi là năng lượng xanh.
Ví dụ, thủy điện là nguồn tài nguyên tái tạo, nhưng nó không phải là nguồn năng lượng xanh. Bởi hầu hết các đập thủy điện đều được xây dựng từ việc phá rừng. Chính điều này có thể phá hủy môi trường và làm ảnh hưởng đến không gian sống của con người và các loài sinh, động vật cư trú.
Những nguồn năng lượng sạch phổ biến
Năng lượng sạch dần được sử dụng phổ biến và thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống như năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) gây ô nhiễm môi trường. Dưới đây là những nguồn năng lượng sạch được các quốc gia trên thế giới quan tâm và phát triển nhiều nhất.
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào nhất, có sẵn từ tự nhiên và hoàn toàn miễn phí. Năng lượng mặt trời có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chiếu sáng tự nhiên, sưởi ấm, làm mát hoặc sản xuất ra điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người. Trong đó, điện mặt trời là ứng dụng được khai thác phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Quá trình dùng pin mặt trời để sản xuất ra điện hầu như không tạo ra chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, người dùng có thể thoải mái khai thác mà không sợ cạn kiệt. Chính điều này đã thúc đẩy các quốc gia hàng đầu như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Pháp… đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực điện mặt trời.
Tại Việt Nam, đây cũng là nguồn năng lượng tiềm năng để phát triển. Bởi lượng bức xạ mặt trời hàng năm tương đối cao, khoảng 2.000 – 2.600 giờ tại miền Trung và miền Nam. Cao hơn rất nhiều so với các nước đứng đầu về khai thác điện mặt trời. Do đó, điện mặt trời ngày càng được chú trọng đầu tư và ứng dụng rộng rãi ở nước ta.
Năng lượng gió
Đây cũng là một nguồn năng lượng sạch và dồi dào khác. Năng lượng gió thường được khai thác dưới dạng động năng để chạy các tuabin lắp trên bờ hoặc ngoài khơi. Khi các tuabin quay, chúng sẽ tạo ra điện và cung cấp năng lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
Khác với năng lượng mặt trời, năng lượng gió thường được sử dụng tại các khu vực có sức gió mạnh, thường là những địa điểm xa xôi, không gần khu dân cư. Do đó, chúng bị hạn chế về vị trí lắp đặt và không được sử dụng phổ biến như năng lượng mặt trời ở Việt Nam.
Năng lượng địa nhiệt
Nguồn năng lượng này được khai thác từ sâu dưới lòng những ngọn núi lửa và những hòn đảo. Chúng được thu bằng cách hút nước nóng ở độ sâu hàng nghìn mét dưới lòng đất. Sau đó dùng để chạy tuabin điện. Hiện nay, ở nước ta năng lượng địa nhiệt vẫn chưa được khai thác. Tuy nhiên, nguồn năng lượng sạch này đã được đưa vào sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Indonesia và Philippines.
Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh học được sản xuất từ nhiều loại vật liệu hữu cơ, được gọi là sinh khối, chẳng hạn như gỗ, than củi, phân từ động vật hoặc thực vật để sản xuất ra nhiệt và điện. Xét trên tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu, năng lượng sinh học đứng thứ 4 trong tổng các nguồn năng lượng được khai thác.
Năng lượng đại dương
Năng lượng đại dương là các nguồn năng lượng từ sóng và thủy triều. Chúng hoạt động bằng cách chạy các tuabin phát điện để cung cấp điện cho các thiết bị trên biển như cầu cảng, hải đăng, phao và các hệ thống sử dụng điện năng khác… Dạng năng lượng này thường được ứng dụng phổ biến tại các quốc gia có diện tích biển lớn.
Lợi ích từ các nguồn năng lượng sạch
Năng lượng sạch mang đến nhiều lợi ích về môi trường và kinh tế, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của xã hội, cụ thể như sau:
- Có lợi cho môi trường, bảo vệ sức khỏe con người: Sử dụng các nguồn năng lượng sạch không thải ra khí độc và gây ô nhiễm không khí. Do đó, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Giảm thiểu khí thải và chống biến đổi khí hậu toàn cầu: Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Với các nguồn năng lượng sạch, do không phải đốt cháy và tạo ra khí thải nên chúng không tác động đến sự nóng lên toàn cầu.
- Giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch: Năng lượng sạch là nguồn năng lượng độc lập, có thể bổ sung hoặc thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt… Điều này giúp làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên có hạn, không thể khôi phục được.
- Tiết kiệm chi phí hiệu quả: Năng lượng sạch là các nguồn năng lượng tái tạo và gần như miễn phí. Với công nghệ chuyển đổi năng lượng ngày càng tân tiến, chi phí cho việc khai thác và sử dụng năng lượng sạch ngày càng rẻ hơn. Giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn.
- Giúp phát triển nền kinh tế xanh, bền vững: Việc sử dụng năng lượng sạch không chỉ đem đến hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp bảo vệ môi trường, giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và mang đến sự phát triển bền vững.
Thực trạng và tiềm năng phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam
Thực trạng sử dụng năng lượng sạch
Trong những năm gần đây, năng lượng sạch (năng lượng tái tạo) đang được ứng dụng và sử dụng nhiều hơn bởi các hộ gia đình và doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân là do các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng khan hiếm, giá thành đầu vào tăng cao, đồng thời gây nhiều tác hại đến môi trường. Kết hợp với mục tiêu phát triển bền vững, nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích người dân sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế. Điều này tác động không nhỏ đến sự gia tăng về nhu cầu sử dụng năng lượng sạch ở nước ta.
Tuy nhiên, do vẫn là một lĩnh vực khá mới nên ngành năng lượng sạch còn phát triển tương đối chậm. Tỷ trọng của ngành năng lượng sạch chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng mức năng lượng quốc gia.
Tiềm năng phát triển ngành năng lượng sạch
Dù chưa phát triển ở hiện tại nhưng ngành năng lượng sạch được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn ở Việt Nam. Do nước ta sở hữu nhiều nguồn năng lượng sạch cần thiết cho một nền kinh tế phát triển bền vững.
- Về thủy điện, Việt Nam là một quốc gia có hệ thống sông ngòi, kênh rạch trải khắp cả nước (hơn 3.450 sông, suối) với tổng lượng nước lên đến 830 tỷ m3 mỗi năm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành năng lượng nước phát triển.
- Về điện gió, với lợi thế sở hữu bờ biển dài cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có tiềm năng về gió lớn nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành điện gió phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.
- Về năng lượng sinh học, do nước ta là một đất nước có nền nông nghiệp phát triển nên sản lượng các vật liệu hữu cơ cung cấp là rất lớn. Từ gỗ, củi, bã cà phê, trấu, mùn cưa, bã mía… tất cả đều là những nguyên liệu cần thiết để sản xuất điện sạch.
- Đặc biệt, một nguồn năng lượng sạch dồi dào khác không thể bỏ qua là năng lượng mặt trời. Tại Việt Nam, lượng bức xạ mặt trời là tương đối cao, cường độ bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc đến Nam với tổng giá trị là 43.9 tỷ TOE (năng lượng tiêu thụ) mỗi năm. Điều này đã thu hút các nhà đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời lớn. Ví dụ như dự án điện mặt trời Dầu Tiếng 1,2,3 có công suất 600 MW, dự án điện mặt trời Phù Mỹ có công suất 330 MW…
Như vậy, có thể thấy tiềm năng phát triển những nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam là rất lớn. Nếu phát huy được thế mạnh này, chắc chắn đây sẽ là nguồn năng lượng thay thế hoàn hảo trong tương lai, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển một cách bền vững.
Để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành năng lượng, theo dõi ngay website sunemit.com bạn nhé!
ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG
- Hotline: 0946868498 – 0943968848
- Website: https://sunemit.com
- Facebook: https://facebook.com/sunemit
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.