Frequency là gì? Nó có thực sự quan trọng không?

Frequency là gì? Nó có thực sự quan trọng không?

Frequency là gì

Nếu bạn là dân Marketing, đặc biệt đang theo đuổi mảng Digital thì không còn lạ lẫm gì với cụm từ frequency. Nhưng có nhiều người không hiểu thậm chí là không biết được rằng nó ảnh hưởng rất lớn đến việc chạy quảng cáo. Để kiểm soát được chiến dịch một cách hiệu quả thì bạn cần phải đầu tư rất nhiều đến công nghệ này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn frequency là gì? Cũng như đi tìm lời giải đáp của nó khi ứng dụng vào Digital Marketing.

Frequency trong marketing là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi muốn cho các bạn hiểu về một số thuật ngữ sau:

– Impressions: Hiểu một cách đơn giản thì nó là thuật ngữ nói về số lần quảng cáo được hiển thị.

– Reach: Số lượng người mà quảng cáo khi chạy của bạn đã tiếp cận được.

Sau khi bạn hiểu được 2 thông số này, thì sẽ hiểu được một cách đơn giản về frequency.

Frequency là tần suất quảng cáo, là số lần một quảng cáo hoặc lần hiển thị đã được phân phát trên mỗi người dùng duy nhất. Tần suất là một số liệu chính cho các chiến dịch thương hiệu , đặc biệt là khi tính toán xem ai đó trong đối tượng mục tiêu của bạn đã xem quảng cáo bao nhiêu lần.

Công thức tính tần suất quảng cáo trung bình dựa vào 2 yếu tố chính là số lần quảng cáo hiển thị được phân phối và số người đã tiếp cận.

Frequency= Impressions/ Unique Users

Như vậy, công thức tính tần suất trung bình này cho biết số lần một người đã tiếp xúc. Một người dùng có thể tiếp cận với quảng cáo rất nhiều lần và ngược lại.

Ví dụ về Frequency

Frequency có thực sự quan trọng

Sau khi được chia sẻ cơ bản về Frequency marketing là gì thì chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về công nghệ Frequency. Frequency thực sự rất quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Theo rất nhiều nghiên cứu cũng như khảo sát về những giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới thì việc người dùng quản lý không tốt tần suất hiển thị quảng cáo Frequency) online có thể gây ra hậu quả rất lớn là hao phí tiền bạc và ngân sách quảng cáo. Nhưng để nói, vào thời điểm hiện tại thì việc làm chủ tần suất khi chạy ADS ở mỗi doanh nghiệp vẫn còn rất kém và hầu như không được khắc phục.

Chúng tôi lấy một ví dụ cho bạn đọc hiểu. nếu bạn nhìn thấy một banner quảng cáo hiển thị 5 đến 8 lần trong một chiến dịch quảng cáo, quảng cáo của bạn lúc đó đạt kết quả rất tốt. Nhưng nếu 1 người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn dưới 5 lần thì chiến dịch của bạn cần xem xét lại. Thương hiệu của bạn không được khách hàng ghi nhớ. Nhưng nếu quảng cáo của bạn xuất hiện trên 8 lần thì sẽ gây ra sự phiền hà cho khách, gây phung phí ngân sách quảng cáo cho doanh nghiệp.

Chính vì thế, những điều liệt kê trên làm cho công nghệ Frequency ra đời để đạt kết quả tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản nhất thì công nghệ Frequency là một công nghệ mà cho phép doanh nghiệp, cá nhân có thể làm chủ được lượt xem Ads của 1 độc giả bất kì nào đó cũng như tần suất quảng cáo đó hiển thị trên máy tính, hay địa chỉ IP.

frequency-la-gi-3

Sử dụng công nghệ cho quảng cáo facebook

Ví dụ minh họa về công nghệ Frequency, khi bạn sử dụng công nghệ này để mua 1000 lượt hiển thị quảng cáo và áp dụng nó thì thay vì chỉ có 10 người nhìn được quảng cáo này thì sẽ có 100 người đọc được nó. Như thế, cùng với một lượng ngân sách nhất định nhưng khi sử dụng công nghệ Frequency thì doanh nghiệp được tối ưu hóa quảng cáo facebook sô lần hiển thị và tiếp cận nhiều người hơn.

ối ưu tần suất hiển thị và tiếp cận được nhiều người hơn.

Một số thuật ngữ khác bạn cần quan tâm

Giới hạn tần suất quảng cáo

Chúng tôi đã bật mí vô cùng chi tiết cho các bạn về công nghệ Frequency là gì và câu hỏi khác được đưa ra. Bạn có nghĩ rằng mình cần quan tâm đến tần suất hoàn hảo của một chiến dịch Ads.

Tần số hoàn hảo là gì? Đây không phải là một câu hỏi có câu trả lời, nhưng khi nghĩ về tần suất trung bình quảng cáo (Frequency) thì bạn muốn chiến dịch của mình phân phối, bạn sẽ muốn liên kết nó trở lại với các mục tiêu chiến dịch của mình và xem xét tần suất chiến dịch trong quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến doanh số bán hàng hoặc chỉ số thương hiệu. Tần suất thấp sẽ đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận một nhóm người dùng rộng lớn hơn, trong khi tần suất cao thu hẹp phạm vi tiếp cận của bạn, nhưng tăng khả năng hiển thị mà người dùng của bạn sẽ có đối với chiến dịch.

frequency-la-gi

Người dùng nên sử dụng giới hạn tần suất hiệu quản cho mỗi chiến dịch

Chính vì thế bạn cần phải đặt giới hạn tần suất mỗi khi chạy chiến dịch, luôn dựa trên mục tiêu chiến dịch của bạn. Giới hạn tần suất giới hạn số lần người dùng sẽ nhìn thấy một quảng cáo, trong một khoảng thời gian được xác định bởi hệ thống mà bạn đang sử dụng để mua quảng cáo. Điều này có thể được đặt ở cấp độ trọn đời, cấp độ hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày. Dù bạn chọn gì, hãy luôn lưu ý đến trải nghiệm của người dùng. Bạn muốn xem một quảng cáo bao lâu một lần trước khi nó bắt đầu làm phiền bạn?

Phạm vi tiếp cận và tần suất mua hàng trên Facebook

Trên Facebook, phương pháp tiếp cận và tần suất giúp người mua kiểm soát nhiều hơn việc phân phối chiến dịch. Nó được thiết kế để phân phát quảng cáo cho số lượng người dùng tối đa nhất có thể, trong phạm vi đối tượng mục tiêu của chiến dịch, trong hệ sinh thái Facebook.

Với phạm vi tiếp cận và tần suất mua, người mua có thể kiểm soát số ngày tối thiểu trước khi cùng một người dùng xem lại quảng cáo của bạn và số lần mỗi người nhìn thấy quảng cáo đó, thông qua giới hạn tần suất.

Nếu bạn có các mục tiêu chiến dịch thương hiệu, chúng tôi khuyên bạn nên tiếp cận và tần suất mua hàng để đảm bảo bạn biết trước chính xác số lượng người dùng mà bạn có khả năng tiếp cận và ở tần suất nào. Bạn đọc quan tâm tham khảo thêm Engagement

Như vậy, các bạn đã dần hiểu được Frequency là gì cũng như công nghệ Frequency có sức ảnh và tầm quan trọng đến chiến dịch quảng cáo như nào rồi phải không? Bên cạnh đó, bạn đọ có thể tham khảo tại các khoáhọc marketing online trên UNICA để được gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm thực chiến của mình.

Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn.

Tags: Quảng cáo