A. DIGITAL PAINTING LÀ GÌ?
Digital Painting hay còn được gọi là vẽ kỹ thuật số. Đây là một kĩ thuật vẽ mà trong đó hoạ sĩ sẽ sử dụng công nghệ (máy tính, bảng vẽ, máy tính bảng,…) thay vì vẽ trên giấy như truyền thống. Các Digital Artist sẽ vẽ trực tiếp qua các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Clip Paint Studio, Procreate,…
Nguồn: Internet
Digital Painting là sự kết hợp của mỹ thuật truyền thống với sự phát triển của thiết bị kỹ thuật số hiện đại. Với Digital Painting, bạn có thể sử dụng bảng màu sắc và công cụ vẽ vô cùng đa dạng. Bạn vẽ tay như thế nào thì vẽ trên máy cũng tương tự như vậy, bạn vẫn có thể undo hoặc redo những nét vẽ cho tới khi bạn ưng ý.
Sản phẩm của Digital Painting thường là tranh minh hoạ, truyện tranh, các bảng concept nhân vật, bối cảnh, storyboard,…
B. HỌC DIGITAL PAINTING LÀ HỌC GÌ?
1. HỌC VẼ TAY
Đối với hình thức vẽ truyền thống hay hiện đại, bước đầu tiên luôn là học cách vẽ tay và phác thảo. Bạn có thể là một người chưa có kiến thức hay chuyên môn quá nhiều về mỹ thuật. Tuy nhiên để phát triển khả năng digital painting, bạn cần nắm vững ít nhất các kiến thức cơ bản như dựng bố cục, tạo khối hay tạo hình nhân vật.
Nguồn: Internet
Các kiến thức đó sẽ được thực hành qua việc luyện vẽ và phác thảo trên giấy. Điều này sẽ giúp giúp bạn ‘’hữu hình hóa’’ những ý tưởng của mình và từ đó thay đổi, chỉnh sửa trước khi đưa lên bảng vẽ điện tử. Ngoài để mô tả ý tưởng, việc luyện sketch nhiều cũng là một phương pháp để phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân và giúp quá trình vẽ digital trở bài bản và hiệu quả hơn.
Mục tiêu ở phần này là bạn sẽ thành thạo được kỹ thuật sketch, cách đi nét, mô tả khối, kỹ thuật nắm bắt và dựng hình.
2. HỌC CÁCH SỬ DỤNG WACOM & BRUSH
Bảng vẽ điện tử và bút vẽ là những công cụ không thể thiếu khi học digital painting. So sánh với việc vẽ bằng chuột, bảng vẽ cũng giúp designer linh hoạt hơn và đỡ-đau-tay hơn.
Nguồn: Internet
Có thể bạn chưa biết, wacom không phải thương hiệu bảng vẽ duy nhất. Chúng ta có thể kể tên các bảng vẽ như: Turcom; Ugee; VT… Nhưng wacom được đánh giá cao nhất bởi tính phổ biến, uy tín và đặc biệt là đã có mặt chính thức tại Việt Nam. Việc chọn wacom nào cho phù hợp với mình cũng vô cùng quan trọng. Một số dòng wacom bạn có thể tham khảo như: Intuos Pen, CintiQ, Companition,…
Chắc chắn việc vẽ tay trên giấy sẽ có những điểm khác với vẽ trên wacom và dùng brush. Bạn sẽ cần phải học các thao tác và công cụ cơ bản khi sử dụng bảng vẽ điện tử như cách đi nét, sử dụng màu, phối màu,… để tạo nên sản phẩm như mong muốn.
3. HỌC TẠO HÌNH NHÂN VẬT
Gần như mọi Digital Artist đều bắt đầu hành trình của mình bằng việc tạo ra những nhân vật. Nhiều người cũng chọn lựa nó làm nghề nghiệp của mình. Khi học về tạo hình nhân vật trong digital painting, bạn sẽ được dạy về tư duy kể chuyện và cách tạo hình sau đó đi sâu vào giải phẫu học hình hoạ và phát triển nhân vật.
Nguồn: Internet
Khi tạo nhân vật, bạn cần phải siêng năng tìm tòi khám phá ra những tạo hình mới, vì bản phác thảo đầu tiên chưa chắc đã là bản tốt nhất. Hãy đa dạng hoá các lựa chọn trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Nguồn: Internet
Tạo hình nhân vật cần truyền tải được nét mặt, biểu cảm và phần nào tính cách của từng nhân vật; tạo khối rõ nét các góc cạnh, kích thước gồm chiều dài, chiều rộng; đổ bóng đúng cách để tạo chiều sâu cho bức ảnh,…
4. HỌC VỀ CHẤT LIỆU, MÔI TRƯỜNG, BỐI CẢNH
Một trong những phần cần thiết khi học Digital Painting đó chính là học về kiến thức và các kỹ thuật mô tả nguồn sáng, chất liệu. Vì đây chính là những yếu tố quyết định xem bức tranh của bạn có chân thực hay không.
Ở giai đoạn đầu, mọi người hầu hết đều thực hành mô tả chất liệu ở dạng các khối lập phương hoặc hình cầu với các chất liệu cơ bản như: gỗ, nước, lửa, lá, ….
Nguồn: Internet
Ngoài ra bạn cũng cần xây dựng cho mình những kỹ thuật xây dựng bối cảnh, góc chiếu, góc nhìn, kiến thức về không gian. Bạn sẽ phải tìm hiểu về các góc chiếu, góc nhìn, để có thể tạo nên bố cục hợp lí của bức tranh. Khi tạo bối cảnh, cần xác định đâu là điểm ở gần đâu là điểm ở xa để khiến cho bức tranh trở có chiều sâu hơn.
Nguồn: Internet
KẾT LUẬN
Như vậy, qua bài viết bạn đã có thể nắm bắt về những kiến thức bạn sẽ cần tìm hiểu trong quá trình theo đuổi Digital Painting. Tuy nhiên, những kiến thức trên chỉ là một phần trong cả một kho tàng những kiến thức và kĩ năng bạn cần học để trở thành Digital Artist. Hãy để đam mê dẫn lối cho bạn trên hành trình này và luôn cố gắng kiên nhẫn luyện tập để không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển bản thân nhé.
Nếu bạn thực sự yêu thích vẽ minh hoạ, và mong muốn được có nền tảng vững chắc với bộ môn Digital Painting một cách bài bản, hãy tham khảo ngay Khóa học Digital Painting chuyên sâu cho người mới bắt đầu tại ColorME.
Mong bài viết đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi ‘’Học Digital Painting là học những gì?’’. ColorME chúc bạn nhiều niềm vui và thành công với bộ môn thú vị này!