Đinh Tiên Hoàng (sinh ngày 22 tháng 3 năm 924 – mất tháng 10 năm 979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn. Đinh Bộ Lĩnh là vị hoàng đế (vua) sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.
1. Đinh Bộ Lĩnh là ai? Là hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt:
Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Nay là Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, ở chốn sơn dã, được lũ trẻ tôn làm trưởng, lấy lễ vua tôi để giúp vương. Những lúc vui đùa, bọn trẻ đấu tay làm kiệu khiêng vương đi, lấy bông lau làm cờ đi trước dẫn đường như nghi vệ thiên tử. Lúc rảnh rỗi, bọn trẻ giục nhau đi kiếm củi nộp cho vương như nghi thức cống nạp vậy. Do được nuôi dạy tử tế, lại tiếp thu được kinh nghiệm cuộc sống, khí chất cũng như tính cách, sự khôn ngoan, quyết đáp chốn quan trường, lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược.
Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân.
Năm Mậu Thìn (968), Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc, lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam 3 4 5 , vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
Xem thêm: Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (45-54)
2. Đôi điều về về thân phụ và thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh:
Cho đến bấy giờ, ta mới chỉ biết thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Công Trứ, sinh năm 877, không rõ mất khi nào. Thân mẫu là Đàm Thị (chắc không phải tên), không rõ năm sinh, năm mất.
Có một ngôi miến cổ ở thôn Lộc Thọ (cùng xã), qua tìm hiểu, các cụ già trong làng và được đọc thần phả, thần tích sắc phong, đây là nơi thờ thân mẫu của vua Đinh Bộ Lĩnh và ở đình còn thờ 4 vị tướng của vua Đinh là Đinh Điền, Phạm Thành, Lưu Công, Sát Công. Trong miếu thờ Thái hậu còn ghi: “Thánh hậu Đinh Miếu”. Vua Đinh Tiên Hoàng đã lệnh cho táng mẹ ở doanh đồn (Thuỵ Thú) tương truyền huyệt đào sâu 1 trượng 2 thước (khoảng 4,8mét). Trên mặt huyệt dùng đá lấp lên sau dân làng xây miếu ở trên mặt mộ để thờ. Vua lệnh miễn giảm tô thuế cho dân Thuỵ Thú và từ đó thôn Thuỵ Thú được triều đình coi như một làng thuộc dân con quê cũ của mẹ vua.
Ngọc phả đình Bườn, xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc (Nam Định). Như vậy, sự hiện diện Thân Mẫu của vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Bườn xác nhận nơi đây không chỉ là một căn cứ quan trọng của Đinh Bộ Lĩnh trong thời kỳ đầu chiêu binh dẹp loạn 12 sứ quân, mà còn là nơi an nghỉ của Thân Mẫu cùng tướng lĩnh liên quan. Qua đó, được người dân nơi đây trân trọng gìn giữ và thờ phụng vẹn nguyên bốn di tích kể trên suốt hơn 10 thế kỷ qua.
Đối chiếu giữa năm sinh của cha và con, người ta không khỏi thắc mắc tại sao (hoặc lí do gì) mà khi sinh Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Công Trứ đã ở tuổi 47 (924) trong khi đó sử sách không kể tên những người con khác. Liệu ngoài Đinh Bộ Lĩnh, ông bà còn người con nào nữa không? Thực ra, mộ Đinh Công Trứ (thân phụ Đinh Bộ Lĩnh) đặt ở đâu, phải chăng là “mả táng hàm rồng” như truyền thuyết? Trong sử, sách hiện có đến ngày nay, chưa thấy dòng nào, chữ nào nhắc đến nơi chôn cất Đinh Công Trứ. Năm 938, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, đánh thắng giặc Nam Hán, lên làm vua, vẫn dùng Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An). Ngoài chức Thứ sử, Công Trứ còn kiêm nhiệm chức Ngự phiên đô đốc. Suốt hai triều đại Dương Đình Nghệ và Ngô Vương Quyền, Đinh Công Trứ đều được cử giữ chức (quyền) Thứ sử Hoan Châu. Theo An Nam chí lược thì Công Trứ mất khi đang tại chức, Đinh Bộ Lĩnh được kế tập chức của cha thức thay cha làm Thứ sử Hoan Châu.
Xem thêm: Lịch sử là gì? Khái niệm về môn lịch sử và khoa học lịch sử?
3. Dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế:
Năm 944 Ngô Quyền mất thì các vị quan lớn này lo tranh giành ngai vàng nên các thế lực này đánh chiếm lẫn nhau, năm 945 Dương Tam Kha chiếm ngôi. Nhiều quan lại cựu thần của Ngô Quyền đã nổi lên chống lại Dương Tam Kha, thổ hào các nơi cũng đua nhau nổi dậy. Từ năm 966, hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương. Cuộc loạn 12 sứ quân này có xuất phát từ quá trình phân hóa xã hội thời kỳ bắc thuộc, các tầng lớp không thống nhất nhau đã tạo ra sự phân tán cát cứ. Trong hoàn cảnh nói trên, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác.
3.1. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thế nào?
Với tài trí cao, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm từng bước tập hợp và củng cố lực lượng. Ngoài ra Đinh Bộ Lĩnh tập hợp được những bạn trẻ thời niên thiếu cùng ý chí, giàu lòng yêu nước như ông để cùng chiến đấu. Trong khoảng thời gian (945 – 950), Đinh Bộ Lĩnh đã toàn quyền làm chủ vùng đất Hoa Lư và khu vực xung quanh. Đinh Bộ Lĩnh đã cùng Trần Lãm (Trần Minh Công) chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình), tạo thành là một sứ quân mạnh, sau khi Trần Lãm mất ông đã giao binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh.
Diễn biến loạn 12 sứ quân đang đánh chiếm nhau ác liệt. Đinh Bộ Lĩnh với sự ủng hộ của nhân dân, có tầm chiến lược cao, sách lược khôn ngoan, sáng suốt đã đưa ra các mục tiêu chiến đấu tích cực. Mục tiêu sôi sục ngay lúc này của Đinh Bộ Lĩnh là dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước.
Đến năm 966, hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương:
- Ngô Xương Xí, tức Ngô Sứ quân giữ Bình Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
- Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
- Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội).
- Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên).
- Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu – Bạch Hạc (Việt Trì-Lâm Thao, Phú Thọ).
- Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ – Cẩm Khê (Phú Thọ).
- Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
- Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội).
- Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh).
- Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
- Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu – Kỳ Bố (Thái Bình).
- Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên).
Để thực hiện tốt cuộc dẹp loạn này, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến đánh theo hình thức tiến đánh từng đội quân một. Với việc liên kết các sứ quân thì Đinh Bộ Lĩnh càng đánh càng giành được thắng lợi. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại và tướng lĩnh đã chịu đầu hàng.
Theo đó sau thời gian hình thành và phát triển lực lượng, Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành được sứ mệnh dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước. Cuộc bạo loạn đã chính thức được dẹp loạn và thống nhất đất nước sau 2 năm (966 – 967). Từ đó các sứ quân được dẹp yên và chấm dứt ở giữa thế kỷ X, thu non sông về một mối.
3.2. Ý nghĩa của việc dẹp loạn 12 sứ quân:
Chiến thắng của cuộc dẹp loạn Đinh Bộ Lĩnh đối với các thế lực cát cứ là sự khẳng định về quyền lực, sự thống nhất. Đồng thời khẳng định thắng lợi của tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Các sứ quân lần lượt bị chiếm đánh, chấm dứt cuộc nội loạn cát cứ. Cuối năm 967, đất nước đã trở lại bình yên thống nhất. Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta.
Xem thêm: Chiến lược việt nam hóa chiến tranh? Âm mưu của đế quốc Mỹ?
4. Ba việc làm khẳng định nước Nam độc lập:
Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh:
– Ông lên ngôi Hoàng đế, không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc, tự dặt niên hiệu là Thái Bình.
Ông không xưng “Vương” nữa, vì đã là “Vạn Thắng Vương” rồi. Nhưng không phải chỉ có thế, việc “xưng đế hiệu” mà không xưng “Vương hiệu” – mặc dù trong tiếng Việt, “Đế” hay “Vương” thì cũng đều là “vua” cả nhưng động thái này rất có ý nghĩa về mặt ngoại giao, tránh “chạm cạnh” với Hoàng đế nước láng giềng phương Bắc, vừa là để tuyên ngôn về truyền thống hào hùng, oanh liệt của dân tộc và của chính Đinh Bộ Lĩnh, vừa khẳng định nhân cách và sự nghiệp của nhà quân sự kiệt xuất họ Đinh trước đây, bây giờ vẫn được kế tục. Chính sự rành rẽ này, phát đi những tín hiệu rất rõ ràng về sự bình đẳng – bình quyền, giữa nước Việt phương Nam và nước Trung Hoa ở phương Bắc, đúng như sự khẳng định ở 5 thế kỷ sau của thiên tài Nguyễn Trãi, trong “Bình Ngô Đại cáo”, bằng 4 chữ thần tình: “Các đế nhất phương” (cùng là “đế” một phương).
– Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Thành lập một quốc gia dân tộc, một thể chế nhà nước quân chủ tập trung, với bộ máy chính quyền trung ương được tổ chức chặt chẽ, để quản lý (quản trị) một đất nước đã giành lại được độc lập từ thời Ngô Quyền rồi, nhưng bây giờ thì thêm sự thống nhất nữa khi “Loạn thập nhị sứ quân” đã được khắc phục. Đồng thời, sẵn sàng sức mạnh quốc gia mà đối phó với những mưu toan của ngoại bang lăm le xâm lược.
Quốc gia dân tộc ấy, có tên gọi là “Đại Cồ Việt”, một quốc hiệu “vừa chữ (Hán) vừa nôm (dân tộc)”, vừa khẳng định tộc danh “Việt”, vừa biểu đạt xu hướng, khí thế của sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và dân tộc, là: rất lớn, “hai lần lớn lao” (tức: Vừa “đại” vừa “cồ”).
– Lựa chọn kinh đô riêng cho đất nước.
Ba là, lựa chọn và đặt định, đồng thời xây dựng kinh đô của quốc gia (đất nước) và triều đại (nhà Đinh) ở Hoa Lư (Thung lũng hoa Lau). Đương thời và cho đến ngày nay, vẫn có hai địa điểm và địa danh cùng là Hoa Lư (Thung Lau).
Ngoài ra, ông còn cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống, đúc tiền riêng để lưu thông trong nước.
Những việc làm trên cho thấy Đinh Bộ Lĩnh đã nỗ lực củng cố, tăng cường vị thế độc lập và tự chủ của đất nước. Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước (so với Ngô Quyền) trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
Xem thêm: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Diễn biến, kết quả và ý nghĩa?
5. Sai lầm của Đinh Tiên Hoàng:
Oanh liệt, mưu lược trên chiến trường, lập lại trật tự xã tắc vẹn tròn. Thế nhưng, Đinh Tiên Hoàng đã làm một việc là đến bây giờ sử sách gọi là sai lầm lịch sử. Đinh Tiên Hoàng có ba con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang. Trong đó, con cả Đinh Liễn là người cùng vua cha đánh dẹp 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh. Năm Mậu Thìn 968, khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi thì Đinh Liễn được phong làm Nam Việt Vương.
Năm Nhâm Thân (972), Nam Việt Vương Liễn được cử đi sứ sang nhà Tống. Năm ấy, nhà Tống phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận vương, còn Nam Việt Vương Liễn thì được nhà Tống phong làm Kiểm hiệu Thái sư, Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, An Nam đô hộ. Đến năm Ất Hợi (975), nhà Tống lại sai sứ sang gia phong cho Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng Tam ti, Kiểm hiệu Thái sư, Giao Chỉ quận vương.
Kể từ đó, mọi việc giao tiếp với sứ giả Trung Quốc, Đinh Tiên Hoàng đều ủy thác hết cho Đinh Liễn. Tóm lại, Đinh Liễn là người từng trải, có công lao, có năng lực và cũng có cả uy tín. Quyền kế vị ngôi Hoàng đế của Đinh Liễn kể như đã rất rõ ràng.
Tuy nhiên, mọi chuyện đang bình thường bỗng trở nên rắc rối bởi sự kiện xảy ra vào đầu mùa xuân năm Mậu Dần (978), Đinh Tiên Hoàng bỗng dưng quyết định lập người con trai còn nhỏ là Hạng Lang làm Thái tử và Đinh Toàn làm Vệ Vương. Điều này cũng có nghĩa là quyền kế vị ngôi vua của Đinh Liễn không còn nữa. Cơn thịnh nộ của Liễn bắt đầu.
Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng, từng có công lao, chưa thấy có lỗi. Đinh Tiên Hoàng vì yêu con thứ mà quên con trưởng, tưởng thế là thỏa tình yêu quý, nào có biết đâu như thế là làm hại con…”.
Năm Kỷ Mão 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Đến bây giờ vẫn còn nhiều tư liệu khác nhau nói về lý do Đỗ Thích giết cha con họ Đinh. Quan thần sau đó bắt và giết Đỗ Thích, tôn Đinh Toàn lên làm vua.
Nhiều nhà sử học sau này nhận định cái sai của Đinh Tiên Hoàng là gốc của mọi sự sai, nhưng chẳng phải vì thế mà có ai đồng tình với hành động tàn bạo của Đinh Liễn. Công một thời chẳng thể bù cho tội một lúc.
Xem thêm: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
6. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước là vì: Có được sự ủng hộ của nhân dân, tài năng của Đinh Bộ Lĩnh và sự liên kết với các sứ quân, là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương.
– Năm 938, Ngô Quyền lên ngôi vua, lập kinh đô ở Cổ Loa, chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.
– Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước không ổn định.
– Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuận nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút.
– Năm 965, Ngô Xương Văn chết, cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, lúc đó đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loại bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau, sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
– Trước tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình). Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác. Là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt. Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.