Túi cùng Douglas chắc hẳn vẫn còn là một thuật ngữ chưa được phổ biến với nhiều người, nhất là với những bệnh nhân được chỉ định chọc dò dịch túi cùng. Để làm rõ những thắc mắc về bộ phận này, hãy cùng MEDLATEC theo dõi một số thông tin sau đây nhé.
10/06/2022 | Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy27/11/2021 | Góc giải đáp: Phẫu thuật nội soi ổ bụng là gì?19/11/2021 | Giải đáp băn khoăn khi nào cần nội soi ổ bụng
1. Túi cùng Douglas là gì?
Khi cơ thể đứng hay ngồi, dưới sự tác động của lực hút Trái Đất, các dịch tự do trong khoang bụng có xu hướng trôi xuống “đáy” ổ bụng và một trong những vị trí này được gọi là túi cùng Douglas (hay còn gọi là túi cùng sau). Ở nam giới, nó nằm ở vị trí giữa bàng quang và trực tràng, còn nữ giới sẽ nằm giữa trực tràng và tử cung.
Thông thường lượng dịch tồn tại rất ít, hoặc rất khó có thể nhìn thấy. Vì vậy đôi khi nơi này chỉ được xem như một khoang “ảo”. Nhưng khi cơ thể gặp các vấn đề bất thường, các chất lỏng tự do trong ổ bụng bị sẽ tích tụ tại đây. Điều này được xem như một triệu chứng của một số bệnh lý mà các bác sĩ thường rất quan tâm và thăm khám kỹ lưỡng.
Hình ảnh minh họa vị trí giải phẫu của túi cùng Douglas
2. Khi nào cần thực hiện thủ thuật chọc dò túi cùng Douglas?
2.1. Một số trường hợp được chỉ định
Thủ thuật chọc dò túi cùng Douglas là một trong những phương pháp nhằm giúp các bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý vùng chậu. Ngày nay, nhờ các loại máy siêu âm nên thủ thuật này ít khi được tiến hành trên bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn có một số người sẽ được áp dụng nếu như được bác sĩ chỉ định, cụ thể trong những trường hợp như sau:
-
Nghi vỡ thai ngoài tử cung.
-
Xét nghiệm dịch ổ bụng.
-
Nghi có ổ nhiễm khuẩn (hay ổ áp xe) ở douglas.
-
Theo dõi vỡ tử cung.
-
Máu kinh chảy ngược.
-
Bệnh nhân bị cổ trướng nặng do suy thận, xơ gan.
-
Tràn dịch ổ bụng do sử dụng thuốc kích buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản.
-
Túi cùng chứa quá nhiều dịch cần loại bỏ.
2.2. Những trường hợp không nên thực hiện
Bên cạnh đó, không phải lúc nào bệnh nhân cũng có thể thực hiện chọc dịch, nhất là với những trường hợp sau đây. Đặc biệt với những trường hợp cần lưu ý thận trọng như sau:
-
Vùng chậu xuất hiện khối u: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, khối áp xe vùng chậu,…
-
Tử cung có dấu hiệu ngả về phía sau.
-
Trẻ em gái trong giai đoạn dậy thì.
-
Người bệnh có tiền sử hoặc đang bị rối loạn đông máu.
Túi cùng Douglas là một trong những vị trí cần theo dõi và thăm khám ở vùng chậu
3. Quy trình thực hiện thủ thuật chọc dò
Để thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng về sau. Đồng thời người bệnh cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi được các bác sĩ giải thích cụ thể, động viên tinh thần trước khi tiến hành chọc dò túi cùng Douglas.
3.1. Các bước chuẩn bị
Tùy vào mỗi bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang hoặc siêu âm để hỗ trợ cho việc tiến hành thủ thuật. Trước thời điểm này, người bệnh bắt buộc phải đi vệ sinh và giữ sạch sẽ cơ quan sinh dục ngoài. Ngoài ra nhân viên y tế cũng sẽ hỗ trợ bệnh nhân thụt tháo phân tùy theo mỗi trường hợp bệnh.
3.2. Tiến hành thủ thuật
Sau khi được giải thích kỹ càng, bệnh nhân thường sẽ được một bác sĩ chuyên khoa và điều dưỡng phụ tá tiến hành thủ thuật này với các bước như sau:
-
Điều dưỡng viên giúp người bệnh nằm lên giường với tư thế sản khoa, sau đó đặt van âm đạo trước khi giúp người bệnh sát khuẩn cơ quan sinh dục.
-
Sử dụng kèm Pozzi thích hợp giúp bộc lộ túi cùng Douglas bằng cách kéo nhẹ mép sau cổ tử cung và giữ hướng lên trên.
-
Gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân tùy thuộc vào mỗi thể trạng người bệnh.
-
Nhẹ nhàng chọc kim vào sâu trong túi cùng, quan sát dịch được hút.
Khi quan sát bằng mắt thường, bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ về dịch túi cùng cũng như tình trạng bệnh hiện tại:
-
Nếu bình thường: Dịch túi cùng rút ra khoảng 2 – 4ml, dịch trong và chỉ có một chút hơi ngả vàng.
-
Nếu bất thường: Dịch có màu vàng đậm, lẫn mủ hoặc máu đen loãng. Trường hợp vỡ u lạc nội mạc tử cung, lượng dịch hút ra sẽ có màu nâu sẫm.
Với những bệnh nhân đã được chẩn đoán có lượng dịch lớn thông qua kết quả siêu âm, hoặc chụp X-quang trước đó. Ngay sau các bước tiến hành thủ thuật chọc dò, bác sĩ sẽ dẫn lưu dịch/mủ ra ngoài cho đến khi loại bỏ hết hoàn toàn.
Bệnh nhân sẽ được một bác sĩ và điều dưỡng viên cùng phối hợp để thực hiện thủ thuật này
4. Chọc dò dịch túi cùng có gây nguy hiểm không?
Chọc dò dịch túi cùng được xem như một thủ thuật khá đơn giản trong Y khoa nên hầu hết không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp vẫn có thể để lại những biến chứng như:
-
Viêm phúc mạc do vỡ áp xe.
-
Chọc dò sai vị trí làm tổn hại những cơ quan lân cận.
-
Tổn thương tử cung (hay gặp ở các bệnh nhân có tử cung ngả sau).
-
Tác dụng phụ của thuốc gây tê, gây mê (buồn nôn, mệt mỏi, hay quên,…).
-
Người bệnh quá lo sợ, căng thẳng trước và sau khi thực hiện có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục sức khỏe.
Nên tìm đến các cơ sở uy tín để chọc dò túi cùng Douglas
Thế nhưng, những biến chứng về chọc dịch túi cùng Douglas hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín lâu năm để chăm sóc sức khỏe.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để thăm khám các vấn đề về sức khỏe nói chung thì có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn, cùng đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, tận tâm trong chăm sóc bệnh nhân. Vì thế, khi thăm khám và điều trị bệnh tại đây, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về kết quả nhận được.
Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan, hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 56 56 56.