Lịch Sử Hình Thành
Ý nghĩa địa danh Tà Pao: “Tà Pao” là tên đặt theo tiếng của dân tộc K’Ho có nghĩa là “Một giấc mơ đẹp” (“Tà”: đẹp theo nghĩa linh thiêng, “Pao”: giấc mơ). Nhưng nếu được viết hoặc phát âm là “Tàmpao” thì có nghĩa là “Suối mơ”.
Khoảng đầu tháng 10 năm 1980, một số tín đồ Công Giáo thuộc xã Đức Tân và xã Huy Khiêm tiến hành tìm kiếm tượng Đức Mẹ bị vỡ sau biến cố lịch sử năm 1975 ở Tà Pao. Mãi đến mùa phục sinh năm 1989, một số giáo dân xã Nghị Đức và Huy Khiêm phát hiện một phần đầu, tay, chân của tượng Đức Mẹ bị vỡ nát khi xưa.
Năm 1991, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi và linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Tân Thời đã đến nhờ nhà điêu khắc Lê Phát đắp vá và sửa sang lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Đến tháng 7 năm 1991 công việc sửa tượng được hoàn thành. Kể từ đó Tượng Đức Mẹ Tà Pao được toạ lạc trên núi Tà Pao Tánh Linh cho đến ngày nay.
Hiện Tượng Lạ Tại Đức Mẹ Tà Pao Năm 1999
Vào hè năm 1999, một câu chuyện ly kì được lan chuyền khắp vùng núi Tánh Linh Bình Thuận về hiện tượng Đức Mẹ hiện ra bay về núi Tà Pao nơi toạ lạc của tượng Đức Mẹ. Câu chuyện này nhanh chống được vang xa. Hằng trăm ngàn giáo dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Hồ Chí minh, Bình Dương…hành hương đến đây cầu nguyện.
Kể từ đó, nơi đây trở nên nổi tiếng và là địa điểm hành hương quen thuộc của nhiều giáo dân Công Giáo khắp cả nước. Đến nay nhiều câu chuyện lạ kì vẫn được các giáo dân kể lại sau mỗi chuyến hành hương đến Tà Pao.
Khuôn Viên Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao Ngày Nay
sau nhiều năm phát triển do chính quyền Bình Thuận cấp phép cho Tòa Giám mục Phan Thiết trùng tu sửa chữa. Khuôn viên Thánh Mẫu Tà Pao ngày nay khá khang trang, sạch sẽ và uy nghiêm. Khuôn viên Thánh Mẫu bao gồm hai phần kiến trúc lớn bao gồm: lễ đài dưới chân núi và bậc cấp dẫn lên núi nơi tượng Đức Mẹ toạ lạc.
Lễ đài Thánh Mẫu được xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m². Còn bậc cấp thang lên núi được xây mới với chiều dài 250m bao gồm 400 bậc. Nhằm mục đích phục vụ khách hành hương thuận tiện khi lên núi viếng Đức Mẹ.
Công trình được hoàn tất và khánh thành vào ngày 13/5/2007. Kể từ đó, ngày 13 hằng tháng nơi đây diễn ra thánh lễ do Giám mục giáo phận Phan Thiết cử hành.
Năm 2019 đã quy hoạch lại khu vực bãi đậu xe có diện tích rộng rãi, hàng quán bên trong rất trật tự, sạch sẽ. Khuôn viên nhiều không gian xanh, có phát nước lọc miễn phí, khu vực nhà vệ sinh cũng được xây dựng rất sạch sẽ. Đẹp và tôn nghiêm.
Khung cảnh ở đây rất đẹp, đẹp theo cách tự nhiên, cây xanh, không khí trong lành. Khi lên cao có thể ngắm toàn thể xã Đồng Kho Tánh Linh mộc mạc giản dị mà bình yên.
Giờ Lễ Tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao
Giờ lễ tại nhà nguyện Trung Tâm Diễn ra hằng ngày vào lúc 5:00
Giờ lễ tại linh đài Đức Mẹ Ngày thường diển ra vào lúc 8:00 Thứ Bảy diễn ra vào lúc: 8:00, 16:00, 20:00 Chủ Nhật diển ra vào lúc: 5:00, 8:00, 10:00, 16:00 Giờ lễ sáng ngày 13 hằng tháng
6:30 : Giờ khấn7:00 : Thánh Lễ đồng tế16:30 Cầu nguyện lòng chú thương xót, dâng hoa17:00 Thánh lễ
Tượng Đức Mẹ Tà Pao
Linh đài Đức Mẹ tọa lạc trên sườn núi cao, được này bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m. Quần thể công trình tượng đài, lễ đài Đức Mẹ Tà Pao hiện đang là một trong những trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam, có tên chính thức là Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao.
Tượng Đức Mẹ được dựng trên triền đồi khá cao, từ bãi đỗ xe đi lên khoảng 500m, đoạn dưới ít dốc nhưng càng về cuối các bậc thang dốc đứng uốn lượn dưới tán cây rừng xanh tươi mát mẻ.
Kinh Đức Mẹ Tà Pao
“Lạy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa Mẹ đồng trinh, đoàn con chung tiếng hát chung tấm lòng dâng đời sống. Lạy Mẹ Maria Mẹ nhân ái Mẹ hiển vinh, Mẹ chính là Nữ Vương là trạng sư, là Mẹ con.
– Con dâng Mẹ đây tâm hồn đây trí khôn, cả dĩ vãng cả hiện tại với tương lai. Đức thiện toàn con cương quyết gắng đi tới, trông lên Mẹ là gương mẫu của đời con.
-. Yêu thanh bần, yêu vâng lời, yêu khiết trinh, và yêu sống trên con đường Chúa đi xưa, Xứng con Mẹ con vui bước tới Thiên Chúa, hy sinh nhiều vì bác ái quên lợi danh.
– Con nguyện cầu, con trung thành, con quyết tâm, Mẹ nhận lấy cả tâm hồn kính dâng lên. Sống bên Mẹ muôn ơn thánh giúp con tiến. Xin che chở giờ sau sau hết qua trần gian”.
Kinh Nghiệm Hành Hương Đến Tà Pao
Đường đi Đức Mẹ Tà Pao
Tà Pao cách trung tâm thành phố Phan Thiết 120km về hướng Tây Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 160km. Ngày nay đường đến nơi đây đều được phủ nhựa nên di chuyển khá thuận lợi.
Địa chỉ Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao tại xã Đồng Kho huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Nằm cách quốc lộ 1A hơn 40km. Dọc theo quốc lộ 1A có hai lối vào Tà Pao là: ngã 3 Ông Đồn và ngã 3 Căn Cứ 6. Nếu di chuyển trên quốc Lộ 22 bạn có thể rẽ vào Tà Pao tại ngã 3 Cô Đơn.
Ở đâu – ăn gì khi đến Tà Pao
Cùng với sự phát triển của trung tâm thánh Mẫu Tà Pao và lượng khách hành hương đến đây ngày càng tăng. Xung quanh khu vực ngày nay có khá nhiều nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn được xây dựng. Nhầm phục vụ các vị khách phương xa đến hành hương.
Dù là khu vực vùng quê hẻo lánh, nhưng đến đây bạn hoàn toàn yên tâm về nơi ở, quán ăn với giá bình dân. Ngày nay, có khá nhiều tour du lịch hành hương TPHCM – Tà Pao trọn gói của nhiều đơn vị công ty du lịch tổ chức. Bạn có thể lựa dịch vụ này nếu thấy phù hợp.
Các địa điểm tham quan du lịch lân cận
Nếu sau chuyến hành hương bạn còn thời gian thì có thể tham quan du lịch tại khu du lịch sinh thái Thác Bà Tánh Linh cách Tà Pao 25km. Đây là địa điểm du lịch mới, với không khí trong lành, thiên nhiên rừng núi hoang sơ. Đến đây bạn có thể cảm nhận được sự bình yên tại vùng núi phía Nam Bình Thuận.
Hồ Biển Lạc xã Gia An Tánh Linh. Nghe cái tên Biển Lạc khiến không ít người cảm thấy thú vị và tò mò. Đây chưa hẵn là khu du lịch nhưng trên đường về TPHCM bạn có thể ghé qua nơi này.
Hồ Biển Lạc cách Đức Mẹ Tà Pao 30km về hướng TPHCM. Đến đây vào tháng 7,8,9 âm lịch bạn sẽ thấy một hồ nước rộng hơn 3.000 km2 được bao bọc bởi những thảm rừng xanh. Ngoài không khí trong lành mát mẽ dễ chịu, đến đây bạn còn được thưởng thức các loại cá, tôm nước ngọt tự nhiên với nhiều món ăn đặc sắc.