Ép ảnh là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến với mục đích bảo quản chất lượng của tấm ảnh. Vậy hình ép lụa là gì? Ảnh ép lụa có bền không? Ép lụa giá bao nhiêu? Nên ép lụa hay ép plastic? Để giải đáp những thắc mắc này, các bạn hãy theo dõi ngay nội dung bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ gửi tới bạn những thông tin đáng tin cậy về kỹ thuật ép lụa ảnh.
Ảnh ép lụa là gì?
Hiện nay công nghệ ảnh ép lụa là một kỹ thuật rất được ưa chuộng trên thị trường bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Ảnh ép lụa là loại ảnh sau khi in ra sẽ được ép một lớp lụa mịn trên bề mặt. Ép lụa ảnh sẽ giúp tấm ảnh mịn hơn, cứng cáp hơn nên rất khó bị gãy và bền màu hơn. Khi nhìn những bức hình ép lụa chúng ta sẽ cảm giác ảnh nét hơn, đồng thời thấy được “độ sâu” của ảnh. Ngoài ra lớp lụa mịn không tạo hiệu ứng hắt bóng khi có ánh sáng chiếu vào ảnh.
Ảnh ép lụa là sao? Đối với những tấm kiểu này, người ta sẽ sử dụng máy ép lụa ép 1 lớp decal thật mỏng để bảo vệ và giữ màu cho ảnh. Ảnh ép lụa chỉ được ép mặt trước và không bị thừa 4 góc như kiểu ép plastic.
Công nghệ ép lụa có hai kiểu cơ bản đó là ép lụa bóng và ép lụa mờ. Trong đó:
- Kỹ thuật ép lụa bóng là hình thức dán một lớp nilon lụa trong suốt có chứa keo mềm lên bề mặt ảnh. Ảnh sau khi sử dụng công nghệ ép lụa bóng sẽ có màu sắc rõ nét. Kỹ thuật ép ảnh lụa bóng rất được yêu thích bởi độ chân thực. Nếu nhìn qua một tấm hình thường và tấm hình được ép lụa bóng sẽ rất khó phân biệt bởi nước ảnh gần như là trong, bóng và sáng giống nhau.
- Ảnh ép lụa mờ là hình thức ảnh được trải một lớp nilon có chứa keo mềm dán lên bề mặt. Giấy ép lụa mờ là loại nilon nhám và hơi sần mịn. Kiểu ép mờ này rất phù hợp cho những bức ảnh có nhiều khuyết điểm như thiếu sáng, vỡ nét, nhòe mờ.
Ảnh ép lụa giữ được bao lâu?
Nhìn chung ảnh ép lụa sẽ bền màu hơn những tấm ảnh thông thường. Khi ép, lớp màng ép lụa sẽ được dán chặt vào bề mặt ảnh. Nó có vai trò như một lớp chống bụi ẩm, ẩm mốc, chống gãy, xước. Cùng với đó, lớp lụa ép còn giúp giữ nước ảnh bền hơn do hạn chế được sự tiếp xúc trực tiếp với không khí. Như vậy khi ép lụa ảnh sẽ được bảo quản tốt hơn. Từ đó có thể giữ ảnh với chất lượng như mới trong khoảng thời gian dài.
Ảnh được ép lụa có bền không? Hầu hết ảnh và các loại giấy tờ sau khi được ép lụa thì có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần lo lắng tới vấn đề bị phai màu, phai mực hay mục nát. Sau khi sử dụng máy ép lụa để dán màng lụa nilon lên bề mặt, ảnh và giấy tờ sẽ cứng cáp hơn.
Đồng thời màng ép lụa có khả năng chống nước nên hạn chế tối đa ẩm mốc, oxi hóa. Vì vậy nếu so sánh ảnh in thông thường và ảnh in được ép lụa thì chắc chắn ảnh ép lụa sẽ giữ được chất lượng lâu hơn theo thời gian.
Bảng giá in ảnh ép lụa
Giá ép lụa ảnh trên thị trường hiện nay cũng không quá cao, dao động từ vài nghìn đồng cho tới vài trăm nghìn đồng tùy vào kích thước ảnh. Vậy ép lụa giá bao nhiêu? Giá ép phụ thuộc vào kích cỡ ảnh và kiểu lụa bạn muốn ép.
Đối với kỹ thuật ép lụa bóng, bạn có thể tham khảo qua bảng giá in ảnh ép lụa như sau:
Kích thước ảnh ép lụa (cm x cm) Giá ép lụa ảnh (VNĐ) 6 x 9 800 9 x 12 1.000 10 x 15 1.500 13 x 18 1.800 15 x 21 2.700 20 x 30 5.000 25 x 38 10.000 30 x 45 18.000 35 x 50 22.000 40 x 60 24.000 50 x 75 30.000 60 x 90 50.000 70 x 110 75.000 80 x 120 85.000 100 x 150 140.000 120 x 180 189.000
Trên đây là bảng giá in ép lụa bạn có thể tham khảo. Trên thực tế sẽ có một chút chênh lệch về mức giá tùy theo từng cơ sở ép ảnh.
Ảnh ép plastic là gì?
Hiện nay kỹ thuật ép plastic được rất nhiều người sử dụng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi và chất lượng thành phẩm. Ảnh sau khi đưa vào máy ép plastic sẽ được phủ lớp nilon bóng bám chặt vào cả hai mặt giúp giữ màu, ngăn chặn ẩm mốc và bụi bẩn.
Ép plastic hay còn gọi là ép nhiệt là một kỹ thuật bảo quản ảnh truyền thống. Ép plastic là hình thức sử dụng màng ép có chất liệu nilon trên mặt có lớp keo nguội. Để màng nilon được dán chặt vào tấm ảnh phải dùng máy ép nhiệt nung chảy lớp keo để dán lên cả mặt trước và mặt sau tấm ảnh. Sau khi hoàn thành tấm ảnh sẽ được bao bởi lớp màng bóng ở cả hai mặt, đồng thời có thừa ra một lớp viền nilon xung quanh ảnh.
Ép plastic (ép nhựa) được sử dụng phổ biến không chỉ cho ảnh mà còn cả các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy khen, và nhiều loại giấy tờ quan trọng khác.
Ảnh ép lụa và ép plastic cái nào tốt hơn?
Không ít người dùng vẫn đang thắc mắc nên ép lụa hay ép plastic để giữ ảnh bền hơn. Tuy nhiên cả hai kỹ thuật ép này đều có những ưu điểm nổi bật khi sử dụng. Những chia sẻ sau đây của chúng tôi sẽ là nguồn tham khảo đáng tin cậy để bạn có thể so sánh ép lụa và ép plastic.
Ảnh ép lụa Ảnh ép plastic – Ảnh thường được ép trên bề mặt gỗ MDF nguyên khối, đảm bảo chất lượng cao dày dặn và chắc chắn.
– Đảm bảo giữ nguyên chất lượng ảnh về cả màu sắc, độ sắc nét, chiều sâu.
– Không bị hắt sáng khi có ánh sáng chiếu vào.
– Ảnh ép lụa chống nước hoàn toàn.
– Ảnh cứng cáp, không bị cong, nhàu, gãy.
– Ảnh ép lụa có bề mặt nhẵn bóng trông bắt mắt và sang trọng.
– Khi bị cọ xát hoặc va chạm mạnh có thể bị xước ảnh.
– Được ép bằng lớp nilon bóng cả hai mặt trước và sau.
– Ảnh ép plastic nhỏ gọn, nhẹ nhàng.
– Bị hắt bóng khi có ánh sáng chiếu vào.
– Có khả năng chống nước.
– Ảnh dẻo hơn, không bị nhàu, bị cong mép. Có thể bị gãy nếu tác động mạnh.
– Giá thành tương đối rẻ.
– Khả năng chống xước, chống oxi hóa tốt.
– Sử dụng lâu ngày có thể bị bong lớp nilon làm mất thẩm mỹ.
Lựa chọn ép lụa hay ép plastic sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng cũng như mức tài chính của bạn. Thông thường những tấm hình như ảnh cưới, ảnh kỷ yếu, ảnh gia đình khổ lớn người ta thường ưu tiên ép lụa bởi sự thanh lịch sang trọng có thể treo trực tiếp mà không cần lồng khung. Ngược lại các kiểu ảnh có kích thước bé lại thường được ép bằng plastic để tiện cho việc cất giữ, hoặc bỏ khung hoặc cầm theo.
Câu hỏi mở rộng
Ảnh phủ UV là gì?
Phủ UV thực chất cũng là một loại ép nhiệt. Cụ thể, phủ UV là hình thức trải một lớp nilon lên bề mặt ảnh để bảo vệ ảnh. Tuy nhiên loại nilon dùng để phủ UV có độ bóng nhưng không mịn, mắt thường có thể thấy được lớp sần nhẹ.
Lớp sần trên bề mặt nilon của kỹ thuật phủ UV có tác dụng bảo vệ ảnh, làm trong nước nước, độ sần thẩm mỹ khiến bức hình có vẻ vintage hơn. Nhưng nếu ảnh có chất lượng thấp như bị vỡ nét, thiếu sáng thì phủ UV không những không khắc phục được khuyết điểm của ảnh mà còn làm ảnh trông mờ hơn.
Ảnh nên ép lụa hay phủ UV?
Nếu so sánh tương quan về chất lượng cũng như tính năng thì chắc chắn bạn nên lựa chọn in ảnh ép lụa. Mặc dù giá thành có hơi cao hơn loại phủ UV nhưng đổi lại chất lượng ảnh từ nước màu, độ nét, độ sâu đều được cải thiện thông qua ép lụa. Đặc biệt ảnh ép lụa có thể khắc phục được những khuyết điểm của ảnh, còn phủ UV không có khả năng đó.
Có nên ép lụa chứng minh nhân dân không?
Chứng minh nhân dân (CMND) loại cũ được làm bằng giấy nên quá trình sử dụng có thể bị mờ chữ, nhàu nát. Do đó nhiều người lựa chọn ép plastic hay ép lụa cmnd được bảo quản loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên trên thực tế các cơ quan chức năng không khuyến khích việc ép dẻo, ép lụa cmnd vì chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng bản gốc. Hiện nay hầu hết chúng ta đã chuyển sang sử dụng căn cước công dân nên vấn đề về việc bảo quản cũng không gặp khó khăn như chứng minh nhân dân trước đây.
Bài viết tham khảo: Thước panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo gì? Cách đo
Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ tới quý bạn đọc những thông tin đáng tin cậy về kỹ thuật ép lụa và ép plastic. Qua bài viết bạn có thể hiểu được ảnh ép lụa là gì, ép lụa có bền không và có cái nhìn tổng quan về kỹ thuật ép lụa, ép plastic và phủ UV. Hy vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về kỹ thuật ép ảnh. Tiếp tục theo dõi giamaynenkhi.net để không bỏ lỡ thông tin thú vị ở đa lĩnh vực bạn nhé.