Trả nợ Tào Quan là gì? Có nên làm lễ trả nợ Tào quan không?

Trả nợ tào quan là gì

1. Trả nợ Tào Quan là gì?

Theo quan niệm dân gian, Tào Quan là tiền ở địa phủ và trả nợ Tào Quan là một nghi thức trả tiền về nơi địa phủ hay ngân hàng địa phủ. Tất cả những điều con người làm hàng ngày đều có Táo Quân ghi chép lại và ngày 23 âm lịch hàng năm khi lên trầu trời ngài sẽ thông báo cho Nam Tào biết để trừ đi dương thọ của người đó. Đồng thời, gửi những tội lỗi này xuống Âm Phủ cho đại vương Diêm La để thêm tình tiết tăng nặng khi thụ hình tại âm phủ sau này.

Việc trả nợ Tào Quan là để trả cho nghiệp kiếp trước, để chuộc lại lỗi lầm của mình gây ra trong kiếp này, để rồi tâm được thanh thản và tuổi thọ được kéo dài hơn, có thể gặp được may mắn hay khi xuống âm phủ không phải chịu tội nặng nề. Tuy nhiên, tiền này không phải tiền hối lộ, bởi nếu bạn gây ra những lỗi lầm nghiêm trọng như hại người,… thì trả bao nhiêu tiền cũng sẽ không đủ.

Có thể hiểu, trả nợ Tào Quan là dùng công đức để xóa bỏ đi những nghiệp chướng trong tiền kiếp, hóa giải hung tai đang mắc phải.

Nghi lễ trả nợ tào quan cũng có trong tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ. Được quan niệm là do kiếp trước chúng ta đã có những lỗi lầm vì thế nợ nần tiền kiếp là không thể không có. Những nợ nần tiền kiếp đó sẽ bị các ty quan (ở địa phủ) ghi chép. Bởi vậy, khi gặp những chuyện xui xẻo, làm ăn lụi bại, người ta sẽ nghĩ rằng đó là do nợ nần kiếp trước quá nặng mà chưa trả được. Vì thế người ta sẽ làm lễ trả nợ tào quan để mong rằng sau đó sẽ gặp nhiều may mắn, tương lai công danh, sự nghiệp tốt đẹp hơn.

Xem thêm: Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

2. Ai phải làm và có nên làm lễ trả nợ Tào Quan không?

Căn cứ vào khái niệm đã nêu trên thì có thể hiểu, người cần làm lễ trả nợ Tào Quan là người thấy cuộc sống của mình gặp quá nhiều những điều không may mắn, khó khăn, trắc trở, buồn phiền. Và khi họ nhờ các thầy pháp tư vấn, được khuyên giải thì chọn làm lễ trả nợ Tào Quan.

Theo quan niệm, có một số trường hợp phải làm lễ và không phải làm lễ trả nợ Tào Quan như sau:

Thứ nhất, là người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng) và người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), bởi vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan.

Thứ hai là người Nợ mã Tứ Phủ, người Tiễn Căn và các trường hợp khác, đều phải trả nợ vì tu tập không thành. Với những người này nếu không trả nợ Tào Quan sẽ thường bị hao tài tốn của, công danh bất thành, làm việc gì liên quan đến tiền bạc cũng bị thất bát, thâm hụt…

Cũng theo quan niệm này, những người kiếp này (hiện tại) nợ Tào Quan mà không trả sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:

– Trường hợp đầu tiên, thì sau khi chết, vong sẽ tiếp tục được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc, nếu tu tập đắc thành quả thì sẽ được lên cõi cao hơn thì nợ Tào Quan được xóa.

– Trường hợp thứ hai, sau khi chết vong được đi học, tu tập và lại được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát kinh sách, tiền bạc, nếu tu tập không xong do nghiệp quả quá nặng mà phải quay lại cõi Nhân tái sanh làm người, do nợ Tào Quan quá nhiều, cộng với nghiệp quả đó nên sẽ phải bị phá sản, nhà tan, nghiệp đổ.

Về vấn đề có nên làm lễ trả Tào Quan hay không thì do nghi lễ này là một quan niệm phát sinh từ những ý nghĩ, tâm linh nên việc làm lễ hay không làm lễ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì không nên quá lạm dụng vấn đề này, bởi nó có thể khiến bạn trở thành người mê tín, dị đoan.

Xem thêm: Tôn giáo là gì? Nội dung cơ bản của Luật tín ngưỡng tôn giáo?

3. Làm lễ trả nợ Tào Quan vào ngày nào?

Hiện nay, có một số ngày sau đây thường được chọn để thực hiện nghi lễ Trả nợ Tào Quan, bao gồm:

– Ngày 08/01: Ngày Vía Ngũ Diện Diêm La Vương;

– Ngày 01/02: Ngày vía Nhất Điện tần Quảng Vương;

– Ngày 08/02: Ngày vía Tam Điện Tống Đế Vương;

– Ngày 18/02: Ngày Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương;

– Ngày 01/03: Ngày vía Nhị Điện Sở Giang vương;

– Ngày 08/03: Ngày Vía Lục Điện Biện Thành Vương;

– Ngày 27/03: Ngày vía Thất Điện Thái Sơn Vương;

– Ngày 01/04: Ngày vía Bát Điện Bình Đẳng Vương;

– Ngày 08/04: Ngày vía Cửu Điện Đô thị Vương;

– Ngày 17/04: Ngày vía Thập Điện Chuyển luân vương;

– Ngày 18/04: Ngày vía Tử Vi Đại đế;

– Ngày 04/06: Ngày vía Chư Phật giáng lâm;

– Ngày 30/07: Ngày Vía Địa Tạng Vương Bồ tát;

– Ngày 08/10: Ngày vía Hải Hội Phật.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì cũng có thể làm nghi lễ này vào dịp đại lễ cầu an hoặc ngày 1, ngày rằm tại các chùa.

Xem thêm: Luật sư tư vấn các quy định của luật tín ngưỡng tôn giáo trực tuyến

4. Chuẩn bị lễ trả nợ Tào Quan bao gồm những gì?

Khi làm nghi lễ trả nợ Tào Quan, các bạn có thể tham khảo và chuẩn bị mâm cúng cũng như các lễ vật cần thiết như sau:

– Hương, hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt…

– Mâm lễ vật trả nợ: Kinh âm, kinh dương, tiền thiên khố…Kinh Thọ sinh, kinh Trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni, kinh Nhân quả, kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng.

– Lồng chim, Chậu cá, mâm gạo, tiền mâm, Đường muối.

– Mâm sớ văn, mâm cúng thí thực (để riêng).

– Hướng hợp cho lập đàn là Hướng Bắc.

– Người ta sẽ trả bằng một loại tiền được gọi là “tiền Tào Quan” khi làm lễ trả nợ Tào Quan. Đây là loại tiền khác hoàn toàn với tiền chúng ta hay đốt cho gia tiên. Tiền Tào Quan có hình ảnh biểu trưng cho địa phủ. Tiền này sẽ được nạp khố địa phủ, còn vong linh sẽ không sử dụng được.

– Cần chuẩn bị giấy sớ đầy đủ cho mỗi thành viên làm lễ trả nợ Tào Quan. Bộ giấy sớ bao gồm như sau: điệp dương công cứ, điệp âm, điệp âm thông hành, phật tài quan, đền hoàn, cầu an. Trong mỗi sớ phải ghi rõ địa chỉ, tên, hành canh (tuổi), nộp vào khố.

Thông thường người ta sẽ kết hợp nghi lễ trả nợ Tào Quan với lễ di cung hoán số và cầu tài cầu lộc, cầu an cũng như giải hạn sao. Và tùy theo từng vùng miền và phong tục tập quán tại địa phương mà chúng ta có thể điều chỉnh các lễ vật cúng trả nợ Tào Quan sao cho phù hợp.

Xem thêm: Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt với đất của cơ sở tôn giáo?

5. Văn khấn cúng trả nợ Tào Quan:

Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính lạy: Ngài Di Lặc Phật Vương.

Nam mô Phật – Nam mô Pháp – Nam mô Tăng.

Nam mô Huyền khung cao Thượng Đế – Ngọc Hoàng hựu tội tích phước Đại Thiên tôn.

Nam mô Diêu trì Kim Mẫu vô cực Đại từ tôn. Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.

Đức U Minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ tát.

Đại Thánh nam Tào , lục tự duyên thọ tinh Quân.

Đại Thánh Bắc đẩu cửu hoàn giải ách tinh Quân.

Nam mô Hương Vân cái Bồ tát Ma ha tát.

Nam mô Thập phương tam thế. Nhất thiết thường trụ Tam bảo chư Bồ tát Thiên Long Bát bộ đẳng chúng.

Nam mô kính lạy các Ngài Phán Quan sở trực.

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị tôn Thần.

Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Đế, Ngũ Nhạc Thánh Đế, Nhị Thập Tứ Khí Thần Quan, Địa mạch Thần Quan, Thanh Long, Bạch Hổ, chư vị Thổ Thần cùng quyến thuộc.

Các ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng tôn Thần và các vị Thần minh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tín chủ của chúng con là:………..

Ngụ tại:……….

Nhân tiết Xuân về, Tín chủ của chúng con sắm sanh lễ vật, sưả sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước Án. Xin lập Đàn cầu đảo TRẢ NỢ TÀO QUAN, Cầu xin bình yên Bản mệnh, cầu Phúc, cầu Lộc, cầu Tài .

Trầm thủy thuyền Lâm, hương phúc ức.

Triên đàn tuệ uyển cựu tài bồi.

Giời đao tiêu tựu túng sơn hình

Nhiệt hướng tâm lô trường cúng dạng

* Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát ma ha tát (3 lần).

Đại chúng dĩ lập.

Nhất thiết cúng kính lễ thường trụ Tam bảo.

Như Lai diệu sắc thân.

Thế Gian vô dư đẳng

Vô tỷ bất tư nghì.

Thị cố kim kính lễ.

Như Lai sắc vô tận

Trí tuệ diệc phục nhiên

Nhất thiết thường trụ pháp Thị cố ngã quy y

*Thiết dĩ khải thiết hồng nghi, khải cảm thông ư pháp giới, bằng tư pháp thủy. Tiên sái Đàn tràng, giáo hữu tịnh uế Chân ngôn cẩn đương trì tụng:

Bạch Ngọc uyển trung hàm tố Nguyệt

Lục đương tri thượng Tán trân châu

Kim tương nhất chích sái Đàn tràng

Cấu uế Tinh Đàn tất thanh tịnh,

Án bắc đế tra thiên Thần la na địa tra sa hạ (7 lần).

Nam mô lu cấu địa Bồ tát ma ha tát (3 lần)

* Thiết dĩ Đàn tràng khiết tịnh, Pháp dự tuyên dương. Khải thượng đạt ư phàm tình, tất tiên bảo bằng ư bảo triện, phần hương đạt tín Chân ngôn cẩn đương trì tụng:

Ngũ phận pháp thân hương phúc ức

Hương huân trí huệ thậm thâm môn

Thành tâm hiến cúng chư Linh quan

Ngã dĩ chúng sinh đồng thụ dụng

Nam mô tam mãn đa một đà lẫm án phạ nhật la vật, Nhi sa hạ (7 lần).

* Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát* Thiết dĩ hoa đàn băng khiết , bảo chiện yên phù

Dục nghinh hiền thám, dĩ lai lâm, trượng gia trì ư bí mật. Ngã Phật giáo tạng trung hữu phổ triệu thinh chân ngôn cẩn đương trì tụng:

Dĩ thử Chân ngôn thân triệu thỉnh

Từ tốn Thánh chúng tất văn chi

Nhất biến gia trì triệu thập phương

Văn tập Đạo tràng phổ cúng dàng.

Thượng lai phụng thỉnh chân ngôn tuyên dương dĩ kính. Tín chủ kiền thành, thượng hương nghinh thỉnh.

Hương hoa thỉnh, nhất tâm phụng thỉnh. Thập phương tam thế. Nhất thiết thường trụ Tam bảo chư Bồ tát Thiên Long Bát bộ đẳng chúng.

Duy nguyện bất vi bản thệ lẫn mẫn hữu. Tinh thỉnh giáng đàn tràng chứng minh công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Tòng Phật sở giáo, hưng thế tùy duyên.

Cung duy: Địa phủ Đền Hoàn túc trái, Phán Quan cập chư Quan tù hạ.

Duy nguyện hỗ vân kỳ, nhi diện kình, phò bảo giá dĩ ngưu giáng phó Pháp duyên chứng minh công đức

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Tý Đoài tư Quân. Nhâm Tý mãnh tư quân, Kỷ Sửu Đinh tư quân, Tân Sửu cát tư quân, Quý Sửu thân tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

* Nhất tâm phụng thỉnh Thái Tuế sở trực, bản mệnh Thần quân, Bính Dần tư mã quân, Mậu Dần la tư quân, Canh Dần trạch tư quân, Nhâm Dần ái tư quân, Giáp Dần trạch tư quân Ất mão liễu tư quân, Đinh Mão hứa tư quân, Kỷ Mão tống tư quân, Tân mão trước tư quân, Quý mão hiền tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Thìn trùng tư quân Bính Thìn hiến tư quân Mậu Thìn mã tư quân, Canh Thìn sáng tư quân, Nhâm Thìn triệu tư quân, Ất Tỵ Việt tư quân. Đinh Tỵ dương tư quân, Kỷ Tỵ tào tư quân, Tân Tỵ cao tư quân, Quý Tỵ lương tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Ngọ Ngọ tư quân, Mậu Ngọ hoàng tư quân, Canh Ngọ lý tư quân, Nhâm Ngọ khổng tư quân, Ất Mùi hoàng tư quân, Đinh Mùi châu tư quân, Kỷ Mùi học tư quân, Tân Mùi thường tư quân, Quý Mùi tống tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Thân nữ tư quân, Bính Thân phó tư quân, Mậu Thấn tống tư quân, Canh Thân tống tư quân, Nhâm Thân âm tư quân, Ất dậu am tư quân, Đinh Dậu thượng tư quân, Kỷ dậu hoàng tư quân, Tân Dậu nhâm tư quân, Quý dậu thành tư quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh Thái tuế sở trực, bản mệnh Thần quân Giáp Tuất quyền tư Thần quân, Bính Tuất cổ tư thần quân, Mậu Tuất tấn tư Thần quân, Canh Tuất tể tư Thần quân, Nhâm Tuất cổ tư Thần quân. Ất Hợi thành tư Thần quân, Đinh Hợi phó tư Thần quân, Tân Hợi thạch tư Thần quân, Quý Hợi tống tư Thần quân.

Duy nguyện bằng tam bảo lực giáng phó pháp duyên công đức.

Nhất tâm phụng thỉnh. Tư Mệnh hộ uý đẳng Thần niệm Nguyệt, Nhật, Thời tứ Trực công Tào sứ giả, Đương Cảnh Thành Hoàng, Sã lệnh, Thổ Đại Thần kỳ, Thổ cập bộ tòng đẳng chúng.

Duy nguyện thừa Tam bảo lực, giáng phó pháp duyên công đức. Hương hoa thỉnh.

Thượng lai nghinh thỉnh kỷ một quang lâm, giáo hữu an tọa chân ngôn. Cẩn đương trì tụng.

Phật Thánh tòng không lai giáng hạ

Khoát Nhật tâm nguyện thính gia đà.

Tùy phương ứng hiện quang minh

Nguyện giáng hương duyện an vị tọa.

Án tra ma la sa hạ (7 lần).

Nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát.

(Bấm ấn giờ).

Gia trì biến thực nam tư nghì

Biến thử thực tám cam lộ vương

Nhất tài nhật thực lương vô biên

Nhất thiết hiền Thánh gia sung túc .

Tự nhiên trù thực (Tý).

Vô lương diệc vô biên (Ngọ).

Tùy niệm gia sung túc (Mão)

Liệt vị Linh quang phổ đồng cúng dàng.

(Niệm chú biến thực cam lồ cúng dàng).

Thượng lai biến thực chân ngôn, tuyên dương dĩ chúng đẳng kiền thành, thượng hương phụng hiến.

Án phạ phật ma ha (Hương hoa đăng trà quả thực phụng hiến)

Án tác phạ đát tha nga đa phạ (3 lần). Hổ lý lần, nhĩ đa (5 lần) ba la (7 lần) vị lân (8 lần).

Thỉnh khoa dĩ tất cụ hữu sớ văn cẩn đương tuyên đọc

Lễ tất.