Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) năm 2020 – EfD-Vietnam

Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) năm 2020 – EfD-Vietnam

Epi là gì

1. TỔNG QUAN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG EPI“Bền vững môi trường” được xem là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của nước ta. Việc đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững từ nội dung của các chính sách phát triển này cũng như các chính sách bảo vệ môi trường sẽ là nền tảng cho quá trình hoạch định, điều chỉnh và theo dõi sự tiến bộ trong việc thực thi chính sách của các cơ quan có thẩm quyền.Trên thế giới, các phương pháp đánh giá hoạt động môi trường dựa trên số liệu thu thập được với mức độ tin cậy cao đã được xây dựng và tiến hành thực nghiệm ở cấp độ quốc gia, đây sẽ là hướng tiếp cận để xây dựng một phương pháp đánh giá ở cấp độ địa phương, và một trong số các phương pháp đánh giá ấy là chỉ số đánh giá hoạt động môi trường toàn cầu EPI.Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường (Environmental Performance Index – EPI, chỉ số hiệu quả môi trường, chỉ số thành tích môi trường, chỉ số năng lực quản lý môi trường) là một loại chỉ số tổng hợp được Trung tâm Chính sách và Luật Môi trường Yale (YCELP) thuộc Đại học Columbia xây dựng với mục đích đánh giá tính bền vững về môi trường tại các quốc gia trên thế giới.EPI được tính toán từ nhiều chỉ số thành phần và các thành phần này được phân chia thành hai nhóm lớn:

🔰 Nhóm I: Đo lường những nỗ lực giảm áp lực lên môi trường về sức khỏe con người, được gọi là nhóm chỉ số sức khỏe môi trường (Environmental Health).

🔰 Nhóm II: Đo lường việc giảm những mất mát hay suy giảm hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên, được đưa vào nhóm chỉ số tính bền vững hệ sinh thái (Ecosystem Vitality).

Năm 2012, YCELP đã công bố báo cáo EPI tại Diễn đàn Kinh tế thế giới nhằm mục đích xếp hạng (EPI rank) và đánh giá xu hướng (Trend EPI rank) về tính hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường ở 132 quốc gia, từ đó cho phép xác định được các quốc gia nào đang có sự cải thiện và quốc gia nào đang có sự suy giảm.

epi2020a

Hình 1: Thứ hạng chỉ số EPI của các quốc gia trên thế giới xét tại thời điểm năm 2020

2. CHỈ SỐ EPI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM ÁChỉ số năng lực quản lý môi trường của Việt Nam tại thời điểm năm 2020 là 33.4/100, xếp thứ 141/180 trên thế giới, dù đã có nhiều sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và phát triển kinh tế theo hướng bền vững.Trong 11 quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, chỉ số EPI của Việt Nam chỉ xếp trên duy nhất Myanmar, và dưới mức trung bình của khu vực (40.4). Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia, Brunei Darussalam, và Singapore là các quốc gia luôn được đánh giá tốt về năng lực quản lý môi trường, thể hiện qua chỉ số EPI luôn đạt cao hơn mức trung bình của khu vực.

epi2020c

Hình 2: Chỉ số EPI của Việt Nam và các nước trong khu vực

💎 Đánh giá chi tiết giá trị các chỉ số thành phần môi trường của Việt Nam khi so với mức giá trị trung bình của khu vực:- Trong nhóm thành phần tính toán chỉ số EPI, chỉ số của Việt Nam ở hầu hết các thành phần đều dưới mức giá trị trung bình chung của toàn khu vực. Hai thành phần có giá trị cao hơn mức trung bình là:

🔰 Sanitation & Drinking Water (Vấn đề an toàn vệ sinh và nguồn nước uống)🔰 Agriculture (Nông nghiệp)

– Điểm cần lưu ý, mặc dù thông số Fisheries đạt dưới mức trung bình chung của toàn khu vực, nhưng thứ hạng thông số này của Việt Nam đạt hạng 3, chỉ xếp dưới hai quốc gia: Singapore và Timor – Leste.

epi2020d

Hình 3: Chỉ số thành phần môi trường của Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN

Tài liệu tham khảo:

– Báo cáo tóm tắt: https://epi.yale.edu/downloads/epipolicymakersummaryr9.pdf

– Đánh giá EPI của Việt Nam https://epi.yale.edu/sites/default/files/files/VNM_EPI2020_CP.pdf