Estradiol (E2) là gì? Vai trò đối với sức khỏe sinh lý nữ

Estradiol là gì

Estradiol có kí hiệu là E2, là Estrogen mạnh nhất trong 3 loại Estrogen, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản ở nữ giới và là loại phổ biến nhất ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Vậy Estradiol làm nhiệm vụ gì, làm cách nào để kiểm tra nồng độ nội tiết này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Estradiol là gì?

Estradiol hay còn gọi là Oestradiol hay 17 beta-estradiol (17β-estradiol), kí hiệu là E2, là một loại hormone steroid được tạo ra từ cholesterol và là hormone mạnh nhất trong ba loại Estrogen (Estradiol, Estrone và Estriol). Estradiol được sản xuất chính ở buồng trứng của nữ giới và đảm nhiệm nhiều chức năng, đặc biệt duy trì hệ thống cơ quan sinh sản cũng như trong quá trình trưởng thành.

Sự gia tăng nồng độ Estradiol trong chu kỳ kinh nguyệt giúp trứng trưởng thành và được giải phóng, hay còn gọi là giúp rụng trứng. Ngoài ra còn làm dày niêm mạc tử cung để trứng có thể làm tổ nếu được thụ tinh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của mô vú và tăng mật độ xương, sụn.

Nồng độ Estradiol đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, cao nhất khi rụng trứng và thấp nhất khi hành kinh. Tuổi tác suy giảm cũng khiến nồng độ Estradiol giảm dần và đến thời kỳ mãn kinh thì lượng Estradiol hầu như không còn.

Trong thời gian mang thai, nhau thai cũng sản xuất Estradiol nhưng với lượng không nhiều, chủ yếu ở cuối thai kỳ.

Ngoài ra, Oestradiol cũng có ở nam giới, tuy nhiên lượng sản xuất ra thấp hơn nhiều so với nữ giới. Trong tinh hoàn, một phần testosterone được chuyển đổi thành estradiol và estradiol này cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng.

Ở cả hai giới, Oestradiol cũng được tạo ra với một lương nhỏ hơn từ mô mỡ, não và thành mạch máu.

Nội tiết tố Estrogen là gì? Vai trò với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ

2. Vai trò của Estradiol đối sức khỏe sinh lý nữ

Đối với nam giới, nồng độ Estradiol thích hợp giúp duy trì xương, sản xuất oxit nitric và góp phần duy trì chức năng não.

Đối với nữ giới, Estradiol có vai trò:

2.1. Là hormone tăng trưởng cho cơ quan sinh sản

Đối với nữ giới, Estradiol (E2) hoạt động như hormone tăng trưởng cho các cơ quan sinh sản như âm đạo, ống dẫn trứng, nội mạc tử cung và các tuyến cổ tử cung. Estradiol cũng giúp tăng cường sự phát triển của các lớp cơ tử cung.

Ngoài ra còn giúp trứng phát triển để rụng trứng.

2.2. Phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp

Những thay đổi quanh tuổi dậy thì đều do Estradiol thúc đẩy. Những thay đổi này được tăng cường trong độ tuổi sinh sản và giảm rõ rệt trong thời kỳ tiền mãn kinh do Estradiol suy giảm.

E2 đóng vai trò cần thiết trong sự phát triển bình thường của ngực, thay đổi hình dáng cơ thể trở nên thanh thoát hơn, thay đổi làn da để trở nên mịn màng, căng sáng hơn, đồng thời cũng điều phối cấu trúc phân bố chất béo đặc trưng ở nữ, giúp mỡ tăng tại vùng ngực, hông, mông, eo thon.

2.3. Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Estradiol cần thiết để duy trì trứng trong buồng trứng. Trong chu kỳ kinh nguyệt, các nang trứng sẽ tiết ra Estradiol sau đó Estradiol tiếp tục phản ứng để kích thích rụng trứng.

Sau khi rụng trứng, trong giai đoạn hoàng thể, Estradiol tiếp tục hoạt động kết hợp với Progesterone (cũng là một hormone sinh dục) để tạo độ dày cho niêm mạc tử cung để trứng làm tổ trong trường hợp trứng được thụ tinh.

2.4. Duy trì thai kỳ ổn định

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ E2 tăng cao, cùng với Progesterone, chúng đóng vai trò trong việc duy trì thai kỳ ổn định. Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành về vai trò của loại Estrogen này trong việc chuyển dạ trước sinh.

2.5. Duy trì sức khỏe cho nữ giới

Estradiol rất cần thiết cho sự phát triển đầy đủ của xương và duy trì sức khỏe của xương khớp, tác động đến cấu trúc xương, giảm tình trạng tiêu xương, loãng xương.

Quá trình mất xương thường tăng nhanh ở phụ nữ sau mãn kinh khi bị cơ thể hao hụt nhiều Estradiol.

Đối với não bộ, hormone E2 có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.

Đối với mạch máu, chúng giúp cải thiện lưu lượng máu trong động mạch vành.

Ngoài vai trò quan trọng trong cơ thể thì một mặt nào đó, Estradiol

3. Triệu chứng nhận biết bị rối loạn Estradiol E2

Rối loạn Oestradiol xảy ra khi nồng độ E2 này tăng hoặc giảm bất thường. Chúng thường biểu hiện thông qua các dấu hiệu như:

Trường hợp dư thừa Estradiol:

Ở nữ giới, quá nhiều Oestradiol cũng bị ảnh hưởng. Trường hợp nhẹ, thừa E2 có thể gây ra tình trạng:

  • Mụn trứng cá
  • Táo bón
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Trầm cảm
  • Các tác động nghiêm trọng hơn như tăng cân, vô sinh ở nữ, tăng nguy cơ phát triển ung thư tử cung, ung thư vú

Đối với nam giới có thể ảnh hưởng như:

  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Giảm trương lực cơ
  • Tăng lượng mỡ trong cơ thể và sự phát triển các đặc điểm nữ như mô vú

Trường hợp thiếu hụt Estradiol:

Ngược lại, người có chỉ số Estradiol E2 thấp có xu hướng gặp các vấn đề về xương như xương phát triển không đều, dễ loãng xương (nhất ở với nữ) cũng như dễ mệt mỏi, dễ thay đổi tâm trạng.

Ngoài ra, bé gái trong giai đoạn dậy thì có thể bị chậm hoặc không phát triển ngực, chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Đối với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh E2 thấp có thể gây nên các triệu chứng như:

  • Mất ngủ
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Bốc hỏa
  • Khô âm đạo

4. Chỉ số Estradiol bao nhiêu là bình thường?

Estradiol là hormone hoạt động mạnh nhất ở nữ giới, việc định lượng Estradiol sẽ giúp kiểm tra một số vấn đề như:

  • Theo dõi sự phát triển của nang trứng trước khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
  • Tìm ra nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chảy máu âm đạo bất thường, vô sinh ở nữ giới
  • Phát hiện giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở nữ
  • Đánh giá chức năng hoạt động của buồng trứng
  • Đánh giá sự phát triển bất thường khi dậy thì ở nữ hoặc nam
  • Kiểm tra bất thường ở tuyến thượng thận, ví dụ như tăng sản tuyến thượng thận

Khi xét nghiệm chỉ số Estradiol trong máu, bạn có thể theo dõi các số liệu sau:

Estradiol bình thường (picogram trên mililit – pg/ml) Estradiol bất thường (picogram trên mililit – pg/ml) Nam Dưới 50 pg/ml ≥ 50 pg/ml Nữ Thay đổi theo từng chu kỳ và thời điểm như:

– Pha nang noãn: 11.3 – 232.3 pg/ml

– Trứng rụng 41.1 – 397.4 pg/ml

– Pha hoàng thể: 22.3 – 340.3 pg/ml

– Tuổi tiền mãn kinh: 5 – 137.4 pg/m

Nằm ngoài ngưỡng trên. Cụ thể:

– Pha nang noãn: Dưới 11.3 hoặc trên 232.3 pg/ml

– Trứng rụng: Dưới 41.1 hoặc trên 397.4 pg/ml

– Pha hoàng thể: 22.3 – 340.3 pg/ml

– Tuổi tiền mãn kinh: 5 – 137.4 pg/ml

Như vậy, tùy thuộc vào mỗi thời điểm cụ thể trong đời, nồng độ E2 sẽ có sự thay đổi nhất định. Nếu nằm ngoài ngưỡng bình thường, rất có thể chị em đang gặp phải một số vấn đề.

5. Các vấn đề gặp phải khi tăng hoặc giảm Estradiol

Nồng độ Estradiol cao hơn bình thường có thể là một trong dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một trong số tình trạng:

  • Dậy thì sớm
  • Xuất hiện khối u trong buồng trứng (ở nữ) hoặc tinh hoàn (ở nam)
  • Nữ hóa tuyến vú, phát triển ngực ở nam giới
  • Cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Xơ gan, sẹo gan

Estradiol thấp có thể cho thấy:

  • Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh ở nữ giới
  • Hội chứng Turner, hội chứng rối loạn di truyền trong đó phụ nữ có một nhiễm sắc thể X thay vì 2.
  • Suy buồng trứng hoặc mãn kinh sớm, xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động trước 40 tuổi
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn hormone với một loạt các triệu chứng, có thể gây vô sinh ở nữ giới
  • Giảm sản xuất Estrogen
  • Suy tuyến yên
  • Khả năng sinh dục kém (xảy ra khi buồng trứng hoặc tinh hoàn không sản xuất đủ hormone)

>>> Tìm hiểu thời kỳ tiền mãn kinh ở nữ giới, độ tuổi và những biểu hiện cụ thể TẠI ĐÂY!

6. Estradiol được dùng với mục đích gì?

Dựa vào những vai trò của Estradiol, ngành y tế đã dùng Estradiol tổng hợp như liệu pháp thay thế hormone trong điều trị các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, điều trị các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, điều trị lượng Estrogen thấp ở phụ nữ bị suy buồng trứng.

Estradiol là thành phần chính của các thuốc điều trị nội tiết tố như Estradiol Valerate 2mg, Estradiol Benzoate, Estrace, Vivelle-Dot, Delestrogen, Estrace Cream, Estraderm Transdermal…

Dạng bào chế: gel, dung dịch tiêm, viên uống, miếng dán…

Cách điều trị có thể phụ thuộc vào từng bệnh hoặc dạng bào chế thuốc như:

Điều trị teo âm hộ và âm đạo thời kỳ mãn kinh

  • Estrace: 1-2mg uống ngày 1 lần, liên tục trong 3 tuần sau đó nghỉ 1 tuần
  • Valerate: tiêm bắp 10-20 mg (IM) mỗi 4 tuần
  • EstroGel: 1,25 g/ngày vào 3 tuần, nghỉ 1 tuần

Điều trị suy sinh dục hoặc suy buồng trứng

  • Estrace đường uống: 1-2mg/ngày, uống 1 lần
  • Valerate: tiêm bắp 10-20 mg (IM) mỗi 4 tuần
  • Dùng các bôi da theo chỉ dẫn

Điều trị loãng xương

  • Uống (Estrace): 0,5 mg/ngày trong 23 ngày của chu kỳ 28 ngày được sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng
  • Miếng dán (Alora, Menostar, Estraderm, Vivell-Dot, Minivelle): Làm theo hướng dẫn cụ thể của sản phẩm

Ung thư tuyến tiền liệt

  • Estrace: 1-2 mg uống ba lần mỗi ngày
  • Valerate: 30 mg tiêm bắp (IM) hoặc hơn mỗi 1-2 tuần

Điều trị các triệu chứng vận mạch thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh

  • Estrace: 1-2 mg / ngày vào 3 tuần, nghỉ 1 tuần
  • Valerate: tiêm bắp 10-20 mg (IM) mỗi 3-4 tuần
  • Cypionate: 1-5 mg IM mỗi 3-4 tuần
  • Elestrin: gel 0,87 g/ngày bôi theo hướng dẫn
  • Divigel: gel 0,25 g/ngày bôi theo hướng dẫn
  • EstroGel: gel 1,25 g/ngày bôi theo hướng dẫn

7. Lời khuyên từ chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Estradiol là hormone quan trọng đối với nữ giới. Nồng độ hormone này có thể thay đổi theo thời gian, đặc biệt khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì vậy chị em phụ nữ nên chủ động chăm sóc sức khỏe của mình để duy trì Estradiol bằng cách:

  • Tăng cường tập thể dục thể thao để tinh thần thoải mái, thư thái, nâng cao sức khỏe
  • Nên lựa chọn các bài tập đòi hỏi sự dẻo dai và cân bằng nhịp thở như yoga
  • Bổ sung các loại thực phẩm bổ sung Estrogen từ thảo dược bởi có hoạt chất tương tự như Estrogen, khắc phục các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như:
    • Mầm đậu nành
    • Các loại đậu
    • Các loại hạt, ngũ cốc
    • Rau cải…
    • Các thảo dược từ lâu đã được sử dụng như sâm tố nữ, tinh dầu hoa anh thảo, thiên môn chùm, maca…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường hóa học, chất bảo quản, thực phẩm đã qua chế biến
  • Nên áp dụng các chế độ ăn uống lành mạnh
  • Nếu cảm thấy các triệu chứng do thiếu hụt hoặc dư thừa Estradiol nên chủ động kiểm tra để có cách điều trị thích hợp.

Trên đây là một số thông tin về Estradiol, hormone quan trọng với nữ giới. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM:

  • Libifem (chiết xuất cỏ cà ri) – Nghiên cứu chứng minh tăng nồng độ Estradiol
  • Mầm đậu nành – Bổ sung Estrogen từ thảo dược
  • Rối loạn kinh nguyệt sau sinh – Chị em cần lưu ý gì, có phải do thiếu hụt nội tiết tố?