Eucalyptus là loại thuốc phổ biến trên thị trường với công dụng chính là chữa nhiều loại bệnh, trong đó chủ yếu là các bệnh lý đường hô hấp. Để nắm được thông tin liều dùng, cách dùng thuốc Eucalyptus, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Eucalyptus là thuốc gì?
Eucalyptus là tên khoa học của cây bạch đàn hay cây khuynh điệp. Loại cây này thuộc nhóm thực vật có hoa, nằm trong họ đào kim cương. Cây bạch đàn có nhiều công dụng với con người hàng ngày.
Thuốc Eucalyptus Ratadis của Ấn Độ bào chế thành loại tinh dầu chưng cất từ lá bạch đàn, mang lại hiệu quả tốt cho công dụng chữa bệnh. Tinh dầu này mang lại hiệu quả cho việc làm giảm đau, giảm sưng thông qua cơ chế điều chỉnh với đáp ứng miễn dịch.
Bên cạnh đó bạn có thể dùng thuốc Eucalyptus với công dụng kháng khuẩn để ức chế ho và chống lại vi khuẩn gây hại. Bạn có thể bôi dầu khuynh điệp bôi trực tiếp lên da với mục đích giảm đau, giảm sưng khớp, đường hô hấp hay chữa mụn rộp sinh dục và chống nghẹt mũi rất tốt.
Hiện nay, thuốc Eucalyptus nằm trong nhóm thuốc ho Bảo Thanh, ngoài tinh dầu cây bạch đàn thì chúng còn gồm hoạt chất kẹo cao su xanh Tasmanian, kẹo cao su xanh, vỏ sắt..
2. Thuốc Eucalyptus có tác dụng gì?
Loại thuốc Eucalyptus có hoạt chất chính từ cây bạch đàn, với công dụng chữa được rất nhiều loại bệnh. Trong Đông Y từ xưa, thầy thuốc thường dùng lá bạch đàn với mục đích điều trị sốt, giảm đau, điều trị nhiễm trùng, giảm ho, bệnh lý đường hô hấp hay bệnh về xương khớp. Bên cạnh đó, lá bạch đàn còn điều trị vết thương, vết bỏng hay vết loét khó lành an toàn, hiệu quả.
Tinh dầu bạch đàn có thể được dùng để pha loãng để uống, với công dụng giảm sưng viêm, giảm đau màng nhầy ở đường hô hấp. Loại thảo dược này có công dụng giảm ho, đau xoang, bệnh viêm phổi mãn tính, hay nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn có thể dùng loại tinh dầu này như loại thuốc làm long đờm, giúp sát trùng, giảm ho, hạ sốt với những thành phần của dung dịch xông hơi.
Thuốc Eucalyptus với công dụng chính là điều trị vết bỏng, thương, loét và thậm chí ung thư. Loại tinh dầu này được pha loãng để bôi trực tiếp lên da điều trị viêm khớp, ngạt mũi, nhiễm Herpes sinh dục, hay ngứa do côn trùng cắn.
Trong nha khoa, thuốc Eucalyptus có tác dụng làm giảm đau răng hiệu quả, nhiễm trùng răng.
Thuốc Eucalyptus mang đến nhiều công dụng khác chưa được kể đến trên đây, tuy nhiên việc sử dụng cần phải được sự cho phép của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2022 tuyển sinh Cao đẳng Dược là một trong các ngành chủ đạo hiện nay tại các cơ sở Y tế. Nhằm bổ sung đầy đủ lực lượng cho ngành sức khỏe thì các bạn thí sinh khi theo học tại đây sẽ được trang bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng để có năng lực phù hợp với lĩnh vực này.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Eucalyptus
Eucalyptus được bào chế thành loại tinh dầu. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt nhất thì bạn hãy sử dụng đúng liều lượng và thời gian. Tránh việc lạm dụng thuốc, kéo dài thời gian sẽ làm giảm hiệu quả thuốc.
Thông tin về liều dùng Eucalyptus sẽ được cập nhật dưới đây. Lưu ý, bài viết không thay thế chỉ định của bác sĩ nhé.
3.1. Liều dùng thuốc Eucalypus an toàn
Với người lớn:
Tùy vào độ tuổi, tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc Eucalyptus với liều lượng khác nhau. Do vậy bạn cần được thăm khám trước khi sử dụng.
Với trẻ em:
Thảo dược Eucalyptus cần được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3.2. Cách dùng thuốc Eucalyptus
Tinh dầu Eucalyptus cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể kiểm tra thông tin trên nhãn đi kèm với thuốc để biết cách dùng thuốc an toàn hiệu quả. Trường hợp, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong thời sử dụng thảo dược, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Tác dụng phụ của thuốc Eucalyptus
Thuốc Eucalyptus có thể gây ra những tác dụng phụ bao gồm:
- Buồn nôn hoặc nôn ói;
- Đau bụng, tím tái, co giật;
- Chóng mặt, co thắt phế quản;
- Mê sảng;
- Yếu cơ;
- Gặp vấn đề về hô hấp: thở nhanh, nghẹt thở, thậm chí suy hô hấp năng.
Trên đây không bao gồm tất cả danh mục tác dụng phụ của thuốc Eucalyptus, do vậy mà chúng có thể gây ra những triệu chứng bất thường khác chưa được kể đến trên đây. Trường hợp xảy ra bất kỳ thắc mắc về tác dụng phụ nào thì người bệnh hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ và bác sĩ.
5. Thận trọng khi dùng thuốc Eucalyptus
Trước khi dùng thuốc Eucalyptus, người bệnh hãy báo cho bác sĩ về những vấn đề:
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược;
- Khi bị dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, hóa chất hay bất kỳ con vật nào;
- Với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Đặc biệt, nên thận trọng khi dùng thảo dược Eucalyptus với trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, cho con bú, trước khi phẫu thuật…
Thực tế, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ xác định rủi ro trong việc dùng thuốc khi đang mang thai hay đang cho con bú. Bởi vậy, trước khi sử dụng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Do vậy, bạn chỉ nên dùng trong trường hợp cần thiết hoặc cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.
6. Tương tác thuốc Eucalyptus như thế nào?
6.1. Eucalyptus tương tác với thuốc khác:
Khi dùng chung thảo dược này với các loại thuốc khác bạn đang dùng sẽ làm gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc. Bởi vậy, để hạn chế tình trạng trên thì tốt nhất, bạn hãy liệt kê các loại thuốc đang dùng bao gồm thuốc được kê toa, không kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng. Các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định liều dùng phù hợp. Đồng thời bạn cần tránh không tự ý dùng thảo dược, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thảo dược mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc Eucalyptus có thể tương tác với các thuốc dưới đây:
- Thuốc ảnh hưởng đến gan bao gồm: amitriptyline, haloperidol, odansetron;
- Thuốc Propranolol, Theophylline;
- Kháng viêm không steroid bao gồm piroxicam, meloxicam, ibuprofen;
- Thuốc trị tiểu đường như gliclazid, glimepiride, pioglitazone.
6.2. Thuốc Eucalyptus tương tác với đồ ăn, uống hay thực phẩm khác:
Thảo dược Eucalyptus khi dùng chung với một số loại thức ăn, thuốc lá hay rượu bia thì có thể gây ra sự tương tác. Bởi vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thảo dược với các loại đồ ở trên nhé. Nên tránh dùng rượu trong thời gian dùng thảo dược này, và thận trọng khi dùng chung với các loại thực phẩm khác nhé.
6.3. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Eucalyptus?
Việc sử dụng Eucalyptus có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn. Bởi vậy, nếu có tiền sử bệnh lý nào thì bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé. Nhất là với bệnh tiểu đường thì cần tránh xa.
Bài viết trên đây nhằm giúp tổng hợp thông tin về thuốc Eucalyptus để giúp bạn nắm được cách dùng, liều dùng an toàn, hiệu quả. Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé.