Bạn biết không, những bộ quần áo chúng ta mặc hằng ngày đều làm từ vải Fabric đấy. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thật sự chất liệu này là như thế nào. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vải Fabric là gì, đặc điểm của nó ra sao. Đặc biệt chúng ta sẽ phân biệt hai loại vải fabiric và Textile vì chúng rất giống nhau và ta rất dễ bị nhầm lẫn. Chúng ta hãy cùng đi vào phần đầu tiên nhé.
Vải Fabric là gì?
Đầu tiên, Fabric trong tiếng Anh có nghĩa là vải may mặc. Chính vì thế, chúng ta có thể hiểu đây là loại vải dùng trong lĩnh vực may mặc. Chất liệu này được làm từ loại sợi dệt (len, tơ, bông) hoặc sợi không dệt (sợi polypropylene).
Vải Fabric được sản xuất bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như: dệt, đan, móc,… Trong đó, kỹ thuật dệt được sử dụng nhiều nhất trong thị trường vải Fabric hiện nay.
Các loại sợi Fabric có nguồn gốc từ: thực vật, động vật hoặc dầu thô.
- Sợi Fabric nguồn gốc từ thực vật được sử dụng rất phổ biến hiện nay làm vải may mặc như: vải cotton, lanh, rayon,… Chúng có nguồn gốc từ: cây thông, tre hoặc vân sam,…
- Sợi động vật phổ biến có thể kể đến như len, cashmere, alpaca, lụa, … Chúng được lấy bằng cách chải, cắt lông động vật hoặc kéo sợi, VD: cừu, tằm, …
- Bên cạnh đó vải Fabric còn được làm từ dầu thô để tạo ra các chất liệu polyester, polyamide, nylon,…. Đây là loại sợi có độ bền cao và mềm mại hơn các loại sợi khác trong tự nhiên,.
Phân biệt vải Fabric và Textile
Nếu tìm hiểu ta sẽ thấy vải Fabric và Textile khá giống nhau vì chúng đều nói về dệt may nên có thể nhiều người sẽ hiểu chúng là cùng một loại. Tuy nhiên trên thực tế hai loại vải này thuộc hai nhóm khác nhau và được phân biệt như sau.
- Về phương điện thuật ngữ: Fabric được hiểu là loại vải sợi dùng cho may mặc, còn Textile được dịch nghĩa là “ngành dệt may”.
- Về công dụng: vải Fabric có ứng dụng cụ thể để may quần áo. Trong khi Textile lại được sử dụng để chế tạo nên các sản phẩm như mũ, tất, găng tay, đồ gia dụng, chăn màn,….
- Về nguyên liệu: Fabric được tạo nên từ các loại sợi thực vật, động vật và dầu thô. Còn Textile là sự kết hợp của chất liệu vải và sợi để tạo nên một chất liệu mới.
Tham khảo: Vải PU Là Gì? Đặc Tính Của Vải Polyurethane
Một số loại sợi Fabric phổ biến hiện nay
Fabric là một danh từ chung chỉ các loại vải dành cho lĩnh vực may mặc, trong Fabric gồm nhiều loại vải cụ thể khác. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê ra một số loại sợi Fabric phổ biến nhất hiện nay.
Sợi lụa
Sợi lụa là chất liệu có nguồn gốc tự nhiên được lấy từ kén tằm. Điểm đặc biệt của vải lụa là mịn, mỏng và được coi là một loại sợi giá trị của mọi thời đại.
Khi mặc đồ lụa, chúng ta sẽ có cảm giác cực kỳ thoải mái vì bề mặt vải rất mềm mịn, bóng mượt và còn có khả năng thấm hút cực kỳ tốt. Xét về góc độ thời trang thì vải lụa có tính thẩm mỹ cao, giúp tôn lên dáng vẻ thanh thoát của người mặc.
Nhược điểm của sợi lụa là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thường bị co rút hoặc nhăn. Đồng thời khi phơi đồ lụa dưới ánh nắng trực tiếp sẽ dễ bị bay màu hoặc bạc màu.
Sợi cotton
Cotton cũng là loại sợi tự nhiên và được lấy từ cây thông. Loại vải này có ưu điểm là có khả năng thấm hút cực kỳ tốt, đem lại cảm giác cực kỳ thoáng mát cho người mặc.
Ngoài ra sợi cotton cũng rất mềm mại và đặc biệt còn có khả năng kháng khuẩn cực tốt. Chính vì thế, cotton là loại vải thân thiện, phù hợp cho những người có làn da dễ bị nhạy cảm và cho trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, loại sợi này cũng mang một số nhược điểm như: dễ nhăn, dễ bám bụi và tuổi thọ không cao.
Sợi len
Lông cừu, lông dê hoặc một số loài động vật khác là nguyên liệu tạo nên sợi len. Để tạo ra loại sợi này người ta phải quay các sợi lông hoặc bện chúng với nhau tạo thành một sợi liên kết dài.
Sợi len có độ xốp cao, khối lượng nhẹ và là chất liệu giữ ấm cực kỳ hiệu quả. Chính vì thế len thường được dùng để sản xuất áo mùa đông. Các trang phụ bằng vải len có nhiều phong cách mới lạ và được giới trẻ rất ưa chuộng.
Nhược điểm của sợi len là dễ bị nấm mốc xâm nhập. Chính vì thế bạn cần lưu ý trong việc bảo quản đồ len và nên bảo quản trong môi trường khô thoáng.
Tham khảo: Vải Phi Là Gì? Tất Tần Tật Về Vải Phi
Sợi tổng hợp
Một số loại sợi Fabric tổng hợp như:
- Sợi Polymid dùng cho vải dệt may;
- Sợi PVA có trong các bộ quần áo lao động, lưới đánh cá;
- Sợi PU dùng để dệt vải Lycra hoặc kết hợp với một số chất liệu khác để làm các trang phục ôm sát cơ thể như quần áo lót, áo vận động viên,…
Các loại sợi này được hình thành từ việc tổng hợp Polymer và chúng có rất nhiều ưu điểm như: bền lâu, có độ co dãn cao, không nhăn,….
Sợi vải tổng hợp
Loại vải này được tạo nên từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, nứa, gỗ, …, sau đó được trộn với một số chất hoá học để tạo ra sợi vải. Vải sợi nhân tạo cũng là loại vải có tuổi thọ cao và giá thành rẻ trên thị trường.
Vải Fabric không dệt
Trong phần trước chúng ta có nói rằng có hai loại vải Fabric là có dệt và không dệt. Trong đó, vải có dệt là các chất liệu như len, lụa,… đã đề cập ở trên. Tuy nhiên vải không dệt nghe khá mới lạ. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu vải không dệt là gì nhé!
Vải không dệt là gì?
Tên tiếng Anh của loại vải này là Non- woven Fabric. Đây là loại vải được làm từ các hạt Polypropylene, được kéo thành sợi và đan bằng phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi.
Chất liệu này còn được trộn thêm một số phụ gia trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra loại vải có đặc tính tốt nhất.
Sau đó, chất liệu này được đem đi đục màng và sử dụng chất dung môi hóa để tạo nên những tấm vải mềm, nhẹ và xốp.
Đặc điểm của vải không dệt
- Có khả năng chịu lực cao: các hạt nhựa tổng hợp là yếu tố tạo nên tính đàn hồi cao của vải không dệt.
- Thân thiện với môi trường: Vải không dệt có khả năng tự phân hủy khi chúng được chôn xuống đất. Thời gian phân hủy hoàn toàn khoảng từ 5 năm đến 7 năm vì thế chúng không gây ra ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Cũng vì thế mà các chuyên gia về môi trường khuyên chúng ta nên sử dụng chất liệu này.
- Giá thành thấp: vải không dệt có giá thành thấp tuy nhiên chất lượng của nó không hề thua kém các chất liệu như vải dệt hay vải bạt.
- Màu sắc đồng bộ: màu sắc của vải không màu không trải qua quá trình nhuộm mà được nhà sản xuất pha trộn một cách dễ dàng. Vì thế màu sắc vải đều và không bao giờ có hiện tượng chỗ đậm, chỗ nhạt.
- In ấn dễ dàng: vải không dệt cho phép bắt mực in và hiển thị thông tin in ấn một cách rõ ràng.
Tuy nhiên vải không dệt cũng có những nhược điểm như: tuổi thọ ngắn, kém bền với nước.
Tham khảo: Vải Cát Giấy Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Nó Và Ứng Dụng Trong May Mặc
Ứng dụng của vải không dệt Fabric
- Trong nông nghiệp: Vải không dệt được sử dụng để ngăn côn trùng, bảo vệ côn trùng, sâu bệnh. Với đặc tính nhẹ nên trong quá trình sử dụng bạn sẽ không mất quá nhiều công sức và thời gian.
- Trong lĩnh vực bảo vệ lao động: Vải không dệt là chất liệu chính để tạo ra những sản phẩm bảo hộ lao động như: găng tay, mặt nạ chống khói, quần áo bảo hộ, giày bảo hộ,…
- Trong y tế: Áo phẫu thuật dành cho các y bác sĩ được làm từ loại vải này.
- Trong may mặc: Với tính dẻo dai, và cho phép hiển thị mực in rõ nét nên loại vải này được sử dụng nhiều trong các loại túi vải. Bên cạnh đó, chất liệu này cũng có thể chế tạo ra những miếng lót quần áo, trang phục biểu diễn, đế giày,…
- Trong lĩnh vực hàng không: Đồ nội thất máy bay, đồ dùng một lần cho khách được làm từ vải không dệt do nó có khả năng chống cháy, trọng lượng nhẹ và tiện dụng.
Bài viết trên chúng ta đã có thêm một lượng kiến thức nhất định về vải Fabric là gì, các đặc điểm và cách phân biệt loại vải này với vải Textile rồi. Qua đó ta cũng thấy rằng vải Fabric có vai trò rất quan trọng trong đời sống và được ứng dụng phổ biến vào các sản phẩm xung quanh ta. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vải Fabric và các loại chủng loại của nó.