FAO là viết tắt của từ Food and Agriculture Organization of the United Nations tên của một tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc. Trong đó FAO đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm, lương thực, cứu trợ ở một số vùng, quốc gia lãnh thổ đang gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực đồng thời đẩy lùi các nạn đói ngày càng phổ biến.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. FAO là gì?
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (viết tắt là FAO) được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc (UN).[2]
Năm 1951, trụ sở chính của FAO tại Washington DC, Mỹ được chuyển về Roma, Ý.
Tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên.
FAO tiếng Anh là Food and Agriculture Organization of the United Nations.
The Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) is a specialized agency of the United Nations that leads international efforts to defeat hunger and improve nutrition and food security. Its Latin motto, fiat panis, translates to “let there be bread”. It was founded in October 1945.
The FAO is headquartered in Rome, Italy and maintains regional and field offices around the world, operating in over 130 countries. It helps governments and development agencies coordinate their activities to improve and develop agriculture, forestry, fisheries, and land and water resources. It also conducts research, provides technical assistance to projects, operates educational and training programs, and collects data on agricultural output, production, and development.
Composed of 197 member states, the FAO is governed by a biennial conference representing each member country and the European Union, which elects a 49-member executive council. The Director-General, currently Qu Dongyu of China, serves as the chief administrative officer. There are various committees governing matters such as finance, programs, agriculture, and fisheries.
Xem thêm: ASEAN là gì? Chức năng và vai trò của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN
2. FAO là tổ chức gì?
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, được thành lập ngày 16/10/1945 tại Hội nghị Quebec (Ca-na-đa). Kể từ năm 1981, thế giới đã chọn ngày 16 tháng 10 làm Ngày Lương thực thế giới. Trụ sở của FAO đặt tại Rôm, Italia.
Đây là tổ chức liên chính phủ bao gồm 183 nước thành viên (2008). Ngân sách hoạt động là nguồn ngân sách thường xuyên do các nước thành viên của FAO đóng góp và nguồn từ Chương trình hỗ trợ tài chính được cấp chủ yếu từ Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ uỷ thác của các ngân hàng hoặc của các nước tài trợ. Năm 1993, nguồn ngân sách thường xuyên của FAO đạt 673,1 triệu USD, đến năm 2003, con số đó chỉ đạt khoảng 650 triệu USD.
Do ngân sách sụt giảm, FAO đã kêu gọi các nước thành viên tăng mức đóng góp nhằm nâng ngân sách thường xuyên lên 2,2% là mức để FAO không phải cắt giảm các chương trình hoạt động đã cam kết tại các nước. Mức ngân sách 2006 – 2007 của FAO đã tăng lên 765 triệu USD.
Hoạt động của FAO có tư cách như một trung tâm thu thập và phân tích các thông tin, tư vấn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, lương thực và dinh dưỡng trên phạm vi toàn cầu. FAO cũng là một diễn đàn quốc tế quan trọng về lương thực và nông nghiệp, đồng thời tư vấn về chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đối với các nước thành viên, FAO khuyến khích và tìm nguồn tài chính để hỗ trợ chương trình hợp tác kỹ thuật giữa các nước thành viên mà tiêu biểu là hợp tác Nam-Nam.
Mặt khác, FAO hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ các quốc gia thành viên nâng cao mức dinh dưỡng và mức sống của người dân, thông qua việc tăng cường sản xuất, chế biến, cải thiện thị trường và phân phối sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm; khuyến khích phát triển nông thôn và nâng cao điều kiện sống của người nông dân nông thôn, qua đó thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Đứng đầu FAO là Tổng giám đốc, hiện là ông Giắc Diúp (Jacques Diouf), quốc tịch Xê-nê-gan. Bộ máy hoạt động của FAO gồm: Đại hội đồng, Hội đồng và các Uỷ ban chuyên trách. Đại hội đồng là cơ quan quyền lực cao nhất, đại biểu là các quốc gia thành viên họp hai năm/một lần để thông qua các chương trình và ngân sách cho các hoạt động của FAO. Hội đồng gồm 49 nước thành viên do Đại hội đồng bầu (nhiệm kỳ 3 năm). Hội đồng là cơ quan lãnh đạo của FAO và có nhiệm kỳ 3 năm. Các Uỷ ban chuyên trách (Uỷ ban Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản vv…) có trách nhiệm giúp Hội đồng và Đại hội đồng giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.
Để thực hiện các mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về lương thực, FAO đã tiến hành một số cải tổ về cơ cấu tổ chức, tăng cường quyền lực và phân cấp cho các văn phòng khu vực và văn phòng quốc gia, lập văn phòng tiểu khu vực, tăng cường các dự án trên thực địa. Với chủ trương “Kỹ thuật của FAO, kinh nghiệm thực tiễn ở khu vực và các nước”, nhìn chung, hoạt động nghiệp vụ của FAO đã có hiệu quả hơn.
Một số lĩnh vực hợp tác của FAO:
– Trong khuôn khổ các dự án UNDP, ngoài UNDP và nước nhận viện trợ, FAO tham gia như một thành viên thứ ba. Trong mối quan hệ này, FAO vừa là cơ quan điều hành dự án, vừa là cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp chuyên gia cho dự án.
– Hợp tác thông qua Chương trình hợp tác kỹ thuật: Đây là sự hỗ trợ của FAO dưới hình thức dự án trợ giúp các nước thành viên. Mỗi dự án trị giá khoảng từ 250.000 USD đến 500.000 USD, trích từ nguồn ngân sách thường xuyên của FAO. Chương trình hợp tác kỹ thuật cung cấp vốn và kỹ thuật dưới các hình thức như chuyên gia, dịch vụ tư vấn và cung cấp trang thiết bị cho dự án. Khoảng 60% dự án loại này hỗ trợ trực tiếp cho các nước nhận viện trợ và 40% cho các chương trình quốc tế khác. Đặc trưng của dự án của Chương trình hợp tác kỹ thuật là không cần tổ chức các đoàn đánh giá khi dự án kết thúc. Trung bình thời gian thực hiện dự án là một năm, tuy nhiên, ngoại lệ có dự án kéo dài nhưng không được quá hai năm.
– Hợp tác thông qua Quỹ uỷ thác của FAO, là nguồn viện trợ nước ngoài của các chính phủ, các ngân hàng và các tổ chức trên thế giới thông qua FAO thực hiện và quản lý.
– Hợp tác thông qua Sáng kiến Chương trình lương thực truyền thông (TeleFood)
Sáng kiến này được FAO đưa ra năm 1997, theo đó, hàng năm FAO phát động thực hiện sáng kiến nhằm huy động thêm nguồn tài chính cho các dự án chống đói nghèo; thông qua các hoạt động truyền thông giúp nâng cao nhận thức của người dân về nạn đói nghèo trên thế giới. Nguồn vốn cho mỗi dự án thuộc loại này khoảng 10.000 USD/dự án.
– Hợp tác thông qua chương trình đặc biệt về an ninh lương thực (SPFS-Special Programme for Food Security), Chương trình này hiện đang được triển khai ở 69 quốc gia nhằm nâng cao năng lực cho các nhóm nông dân và các hộ nghèo thành thị, giúp họ vượt qua những trở ngại, có đuợc cơ hội trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực bền vững.
– Hợp tác thông qua Chương trình hợp tác giữa các nước đang phát triển, gọi tắt là hợp tác Nam-Nam. Mục đích của Chương trình là khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước đang phát triển, cho phép nước nhận dự án cơ hội tiếp cận kinh nghiệm của các nước đang phát triển khác thông qua việc sử dụng chuyên gia của chính các nước đang phát triển thực hiện dự án. Nội dung chủ yếu của Chương trình hợp tác Nam-Nam là nước đang phát triển này cung cấp kinh nghiệm, chuyên gia trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vv .. cho các nước đang phát triển khác. Chương trình được đánh giá cao vì chi phí cho chuyên gia thấp, dễ chia sẻ kinh nghiệm vì các nước đang phát triển thường có điều kiện và trình độ phát triển tương tự nhau.
Xem thêm: NATO là gì? Giới thiệu về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
3. Mục tiêu và vai trò của tổ chức FAO là gì?
FAO từ khi thành lập đến nay đã đề ra những phương hướng, mục tiêu và vai trò phát triển, xúc tiến thực hiện các dự án nông nghiệp ở nhiều quốc gia, trong đó mang các sứ mệnh lớn, cùng tìm hiểu thêm về mục tiêu và vai trò của tổ chức FAO trong phần tiếp theo của bài viết.
3.1. Mục tiêu của tổ chức FAO:
Các mục tiêu chính của FAO với toàn thế giới là:
– Xóa đói
Ở một số quốc gia tính tới thời điểm thành lập tổ chức cho đến nay vẫn còn diễn ra tình trạng nạn đói, FAO nhằm mang đến sự trợ giúp và thực hiện mục tiêu xóa đói ở một số nước có chiến tranh, thiên tai hay bệnh dịch.
– Đẩy lùi và giảm thiểu tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng
Mất an ninh lương thực xảy ra ở một số vùng trên thế giới đang bị cạn kiệt nguồn sản xuất lương thực do gặp những thiên tai những khó khăn từ tự nhiên như lũ lụt, hạn hán hay xung đột kéo dài, tổ chức FAO từ đó đặt ra mục tiêu về việc cứu trợ và giúp cải tạo để có nguồn cung dồi dào năng lượng thực phẩm.
Từ đó hạn chế và đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em, nhất là với những quốc gia, vùng, lãnh thổ đang gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực thực phẩm. Ngoài ra FAO cũng thực hiện những cảnh báo riêng về tình trạng mất an ninh lương thực ở một số vùng, quốc gia và lãnh thổ trên phạm vi toàn thế giới.
– Cải thiện năng suất nông nghiệp
Tìm hiểu một trong những mục tiêu chính của FAO là gì có thể kể đến mục tiêu cải thiện năng suất nông nghiệp với sự phối hợp chặt chẽ với FAO và các thành viên nước tham gia, trong đó tổ chức FAO sẽ đưa ra những trợ giúp cụ thể để giúp cải thiện năng suất nông nghiệp mang đến những tiêu chuẩn dinh dưỡng của các nước nông nghiệp trên toàn thế giới.
– Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý
Một trong những nguyên nhân chính gây ra những cảnh báo và tình trạng mất an ninh lương thực ở một số vùng thuộc về yếu tố tự nhiên hay biến đổi khí hậu gây nên tình trạng bão lụt, hạn hán hay thiên tai kéo dài, hoạt động sản xuất lương thực cần có sự cải thiện trước tiên về mặt cốt lõi, trong đó mục tiêu của FAO đưa ra là giúp sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý bao gồm các thành tố như đất, nước, khí hậu hay nguồn gen có lợi cho thế hệ hiện tại và tương lai.
3.2. Vai trò của tổ chức FAO là gì?
Song hành với mục tiêu đề ra cho kế hoạch đường dài ở hiện tại và tương lại của tổ chức, FAO cũng đóng vai trò quan trọng với toàn thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng khi thực hiện tốt sứ mệnh và trọng trách của mình, mang đến những thành quả quan trọng không thể thiếu.
Đối với thế giới
– Nâng cao đời sống và chế độ dinh dưỡng của người dân ở các quốc gia thành viên
Đối với những quốc gia khi tham gia và gia nhập tổ chức lương thực liên hợp quốc FAO sẽ có được quyền lợi trong việc thúc đẩy và phát triển chế độ dinh dưỡng của người dân, vai trò của tổ chức này bao gồm việc nâng cao đời sống và chế độ dinh dưỡng, thực hiện những vai trò cụ thể để thúc đẩy và phát triển sản xuất cũng như cung cấp lương thực.
– Đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực và nông sản
Một trong những vai trò khác của FAO không thể không kể đến việc tạo hiệu quả trong quá trình sản xuất với những đề xuất và dự án cụ thể ở từng quốc gia thành viên, với những nước nông nghiệp, vai trò của tổ chức FAO gần như rõ ràng hơn bao giờ hết trong sự phát triển và đẩy mạnh nguồn cung lương thực thực phẩm.
– Giải phóng con người khỏi nạn đói
Đúng như với tên gọi và tôn chỉ của tổ chức, tất cả các mục tiêu về an ninh dinh dưỡng hay cung cấp lương thực và đề xuất dự án cải thiện nguồn cung cấp lương thực cũng là một trong những mục tiêu thực hiện cho vai trò của tổ chức là giải phong con người trên mọi vùng, quốc gia hay lãnh thổ thoát khỏi nạn đói.
Vai trò của FAO đối với Việt Nam
Việt Nam trở thành một trong những thành viên của tổ chức từ năm 1975 và trong hơn 40 năm qua đã có những thành tựu đáng kể, từ đó có thể khẳng định FAO đóng vai trò quan trọng với đất nước có thế mạnh sạn xuất lương thực và thực phẩm như ở Việt Nam.
Thúc đẩy qua trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
FAO có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực Việt Nam với việc thực hiện và tập trung vào nhiều chính sách dự án chuyển giao công nghệ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, an ninh lương thực dinh dưỡng, trong đó tổng số tiền tài trợ của tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc dành cho Việt Nam lên đến hàng trăm triệu đô la.
Kiểm soát các dịch bệnh gây hại đến nông sản chăn nuôi
Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc – FAO. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.