Tiền pháp định (Fiat) là gì?
Nói một cách đơn giản, tiền fiat là tiền pháp định có giá trị được xác lập bởi chính phủ hơn là một hàng hóa có đặc tính vật lý. Quyền lực của chính phủ giúp thiết lập giá trị của tiền fiat chính là chìa khóa cho loại tiền này. Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng hệ thống tiền fiat để mua hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và tiết kiệm. Tiền fiat đã thay thế bản vị vàng và các hệ thống dựa trên hàng hóa khác trong việc thiết lập giá trị của tiền pháp định.
Sự nổi lên của tiền Fiat
Tiền fiat có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước ở Trung Quốc. Tỉnh Tứ Xuyên đã bắt đầu phát hành tiền giấy trong thế kỷ 11. Ban đầu, nó có thể được dùng để trao đổi cho lụa, vàng hoặc bạc. Khi Kublai Khan lên nắm quyền, ông đã thiết lập một hệ thống tiền fiat trong thế kỷ 13. Các sử gia cho rằng tiền này góp phần cho sự sụp đổ của Đế chế Mông Cổ do tình trạng chi tiêu quá mức và siêu lạm phát bắt nguồn từ sự suy vi của đế chế này.
Tiền fiat cũng được sử dụng ở châu Âu trong thế kỷ 17, được áp dụng bởi Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan. Hệ thống này đã thất bại ở Thụy Điển và chính phủ sau cùng đã bỏ nó để dùng bản vị bạc. Trong hai thế kỷ tiếp theo, New France ở Canada, các thuộc địa Mỹ, và sau đó là chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm tiền fiat với nhiều kết quả hỗn hợp đem lại.
Vào thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã quay trở lại sử dụng tiền dựa trên hàng hóa ở mức hạn chế. Năm 1933, chính phủ chấm dứt việc đổi tiền giấy lấy vàng. Năm 1972, dưới thời Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn bản vị vàng, đặt dấu chấm hết của nó trên quy mô quốc tế, chuyển sang hệ thống tiền fiat. Điều này dẫn đến việc sử dụng tiền fiat trên toàn cầu.
Tiền Fiat và Bản vị vàng
Hệ thống bản vị vàng cho phép chuyển đổi tiền giấy thành vàng. Thực tế, tất cả tiền giấy được bảo đảm bằng một lượng vàng hữu hạn do chính phủ nắm giữ. Trong một hệ thống tiền dựa trên hàng hóa, chính phủ và ngân hàng chỉ có thể đưa thêm tiền vào nền kinh tế nếu họ nắm giữ một lượng vàng dự trữ bằng về giá trị. Với hệ thống này, chính phủ bị hạn chế khả năng in tiền và tăng giá trị cho tiền vốn chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế.
Mặt khác, trong hệ thống tiền fiat, tiền có thể không được chuyển đổi sang bất kỳ thứ gì khác. Với tiền fiat, chính quyền có thể trực tiếp tác động đến giá trị của tiền và gắn nó vào các điều kiện kinh tế. Chính phủ và ngân hàng trung ương có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với hệ thống tiền tệ và có thể phản ứng trước các dạng sự kiện tài chính và khủng hoảng bằng các công cụ khác nhau, như tạo ngân hàng dự trữ phân đoạn và thực hiện nới lỏng định lượng.
Những người ủng hộ hệ thống bản vị vàng cho rằng hệ thống tiền dựa trên hàng hóa ổn định hơn bởi vì nó được bảo đảm bởi một cái gì đó thực sự là vật chất và có giá trị. Những người ủng hộ hệ thống tiền fiat phản đối vì tính bất ổn của giá vàng. Trong ngữ cảnh hệ thống bản vị vàng, giá trị của tiền dựa trên hàng hóa và tiền fiat có thể biến động. Nhưng với một hệ thống tiền fiat, chính phủ có sự linh hoạt hơn để đối phó với một trường hợp kinh tế khẩn cấp.
Một số ưu và nhược điểm của việc sử dụng tiền fiat
Các nhà kinh tế và các chuyên gia tài chính khác không nhất trí trong việc ủng hộ tiền fiat. Bên bảo vệ và bên phản đối nhiệt tình tranh luận về những ưu và khuyết điểm của hệ thống tiền tệ này.
-
Sự khan hiếm: Tiền Fiat không bị ảnh hưởng và bị giới hạn bởi sự khan hiếm của một mặt hàng vật chất như vàng.
-
Chi phí: Việc tạo ra tiền fiat có chi phí phải chăng hơn so với tiền dựa trên hàng hóa.
-
Phản ứng linh hoạt: Tiền fiat cho chính phủ và ngân hàng trung ương sự linh hoạt để giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế.
-
Thương mại quốc tế: Tiền fiat được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới, giúp nó trở thành một loại tiền được chấp nhận cho thương mại quốc tế.
-
Thuận tiện: Tiền fiat không phụ thuộc vào dự trữ vàng. Dự trữ vàng đòi hỏi phải có kho lưu trữ, bảo vệ, giám sát và các yêu cầu tốn kém khác.
-
Không có giá trị nội tại: Tiền fiat không có giá trị nội tại. Điều này cho phép chính phủ tạo ra tiền từ không gì cả, có thể dẫn đến lạm phát và làm sụp đổ hệ thống kinh tế.
Tiền Fiat và Tiền điện tử
Một sự khác biệt đáng chú ý giữa hai hệ thống tiền này là cách thức tạo ra. Bitcoin, như hầu hết các tiền điện tử, có một nguồn cung được kiểm soát và hạn chế. Trái ngược lại, tiền fiat có thể được các ngân hàng tạo ra từ không gì cả, dựa theo phán đoán của họ về nhu cầu kinh tế của quốc gia.
Là một dạng tiền kỹ thuật số, tiền điện tử không có đặc điểm vật lý và không biên giới, khiến chúng ít hạn chế hơn đối với các giao dịch trên toàn thế giới. Hơn nữa, các giao dịch là không thể thay đổi được, và tính chất của tiền điện tử làm cho việc lần vết giao dịch là khó khăn hơn so với hệ thống tiền fiat.
Đáng chú ý, thị trường tiền điện tử có quy mô nhỏ hơn nhiều, và do đó dễ bay hơi hơn so với thị trường truyền thống. Đó là một trong những lý do tiền điện tử vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.
Kết luận
Tương lai của cả hai loại tiền này là không chắc chắn. Trong khi tiền điện tử vẫn còn một chặng đường dài để đi và chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, lịch sử của tiền fiat cho thấy khả năng dễ bị tổn thương do loại tiền này. Đó là một nguyên nhân lớn khiến nhiều người đang khám phá những triển vọng tiến tới một hệ thống tiền điện tử cho các giao dịch tài chính của họ – ít nhất là trong một vài tỷ lệ phần trăm.
Một trong những ý tưởng chính đằng sau việc tạo ra Bitcoin và tiền điện tử là tìm ra một dạng tiền mới được xây dựng trên một mạng ngang hàng phân tán. Rất có thể Bitcoin không được tạo ra để thay thế toàn bộ hệ thống tiền fiat, nhưng nó đưa ra một mạng lưới kinh tế thay thế có tiềm năng giúp tạo ra một hệ thống tài chính tốt hơn cho một xã hội tốt hơn.