Có lẽ với các tín đồ nghệ thuật có một chút vốn nhỏ tiếng Anh và khát khao tạo ra cái đẹp thì thuật ngữ Fine Art sẽ không phải là thuật ngữ quá lạ lẫm. Cùng với sự phát triển của kinh tế số tác động đến xu hướng thẩm mỹ hiện nay, con người đã không ngừng mở ra những cơ hội hốt bạc cho các ngành nằm trong khối ngành Fine Art – những bộ óc sáng tạo cùng với nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn. Bạn đang tìm kiếm cơ hội làm việc trong môi trường nghệ thuật, bạn chưa hiểu rõ fine Art là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Fine Art là gì?
Nếu công việc bạn muốn gắn bó cả đời là những ý tưởng sáng tạo, bạn có thể bỏ qua những bộ phim yêu thích, những ngày thư giãn bên bạn bè, người thân. Thay vào đó bạn có thể rong ruổi trên khắp mọi nẻo đường để sở hữu cho mình những bức ảnh đẹp cùng với việc giết thời gian để lắng nghe ý tưởng khởi phát trong bạn. Bạn sẵn sàng note lại toàn bộ những ý tưởng mới của mình lên word hay lên giấy với những hình ảnh, màu sắc, sự pha trộn…chắc chắn bạn đã thuộc về “cảnh giới” Fine Art. Những tín đồ mỹ học đã quá quen thuộc với thuật ngữ Fine Art. Nó mang ý nghĩa là mĩ thuật hay mỹ nghệ, đây chính là sự kết hợp giữa bộ óc thẩm mỹ và nghệ thuật. Mục tiêu truyền tải cảm xúc trước không gian, thiên nhiên, con người và ý tưởng concept bằng hình ảnh, màu sắc với nhiều chất liệu khác nhau mà con người có thể nhìn thấy được chính là mục tiêu lớn nhất cho sự ra đời của Fine Art.
Chính vì vậy, ngoài cách gọi Fine Art hay mỹ thuật thì nghệ thuật thị giác cũng chính là cách gọi về loại hình nghệ thuật này. Bạn có thể bắt gặp Fine Art ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống. Những sản phẩm được nặn từ đất sét, những cánh bướm được cắt dán lên giấy vở thủ công, những bài vẽ tĩnh vật…đó chính là những sản phẩm đại diện cho Fine Art. Tuy nhiên, Fine Art được hiểu khác với xu hướng applied Art, nó được hiểu hướng đến những giá trị mang tính hàn lâm về cảm xúc của người đọc về các tác phẩm cũng như giá trị thẩm mỹ của nó ở các khía cạnh khác nhau chứ không phải là mục đích ứng dụng của nó trong thực tế.
Bạn đã từng không ngừng xuýt xoa với những tác phẩm nổi tiếng như Nàng Mona Lisa của tác giả Leonardo da vinci hay bức tượng khỏa thân David của tác giả Michelangelo… Những tác phẩm đó dù rất đẹp nhưng không nằm trong sự quản trị của Fine Art mà là của người anh em khác của Fine Art. Đấy được gọi là nghệ thuật ứng dụng vì cả hai tác phẩm đều được đặt hàng trước đó.
Được tạo ra từ mục đích trí tuệ và thẩm mỹ, những khái niệm đầu tiên của Fine được tái hiện ngay từ những ngày sơ khai của loài người, chúng chính là những hình vẽ được khắc họa chi tiết trên đá, trên trống hay trên những hang động…hay những kiệt tác thi ca xưa và nay.
Ví như nét đẹp của hoa lê trong thơ Nguyễn Du có câu:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Câu thơ tái hiện không gian ngày xuân nhẹ nhàng với những nét điểm xuyết nhấn nhá vô cùng độc đáo. Hay đến tác phẩm “Tôi yêu em” của Puskin lại mang đến cho người đọc những cảm xúc yêu đương chân thành. Rồi đến “củi một cành khô lạc mấy dòng” của tác giả Huy Cận lại tái hiện cho người đọc một bức tranh buồn trước khói sông Tràng Giang.
Quy mô của Fine Art trong lịch sử được trình bày đa dạng trên nhiều lĩnh vực nổi bật như kiến trúc, âm nhạc, thi ca, điêu khắc và vẽ. Hiện nay, Fine Art còn có thêm những loại hình đa dạng khác bao gồm: chỉnh sửa video, sản xuất và in ấn, công nghiệp xuất bản, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh và phim ảnh.
Chủ nhân của những tác phẩm sáng tạo trong Fine Art được gọi chung là nghệ sĩ. Mỗi lĩnh vực lại dần được chuyển thành tên riêng như nhà thiết kế, biên tập phim, photographer – nhiếp ảnh gia.
Mặc dù đã có từ rất lâu đời, song định nghĩa về Fine Art mới chỉ xuất hiện cách đây gần 2 thế kỷ, khi mà chủ nghĩa lãng mạn lên ngôi, để truyền đạt, diễn tả ý tưởng, khám phá, hay cảm xúc về những bình luận thể hiện cái tôi của tác giả trong từng tác phẩm. Tuy vây, qua nhiều thời kỳ và đặc biệt là chịu sự tác động của công nghệ mới, Fine Art dần được thay thế và mở rộng không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật đơn thuần. Nhưng về cơ bản Fine Art vẫn được ra đời bởi cảm quan thẩm mỹ và bộ óc sáng tạo. Những tác giả nặng lòng với Fine Art thì dù những nét vẽ được phác họa trên giấy hay trên các công cụ khác thì các tác phẩm đó vẫn mang đầy đủ 2 yếu tố hữu ích và thẩm mỹ, mục đích phục vụ cho cuộc sống như những tác phẩm nghệ thuật hay những bản thiết kế nội thất. Đây vẫn có thể coi là những nhà mỹ thuật học.
Chắc hẳn bạn đã phần nào nắm được Fine Art là gì. Nhưng vẫn còn nhiều điều thú vị về các lĩnh vực cụ thể của Fine Art mà bạn quan tâm. Đó cũng chính là những cơ hội hấp dẫn về công việc của bạn.
2. Một số lĩnh vực của Fine Art bạn nên biết.
Hội họa
Đây là lĩnh vực nghệ thuật đại điện của Fine Art, với các công cụ bút sáp, màu vẽ, tác giả đã diễn tả ý tưởng của mình trên vải, giấy hay nhiều các chất liệu khác để thể hiện hình ảnh về con người, về thiên nhiên.. và người ta gọi đó là tranh vẽ.
Kiến trúc
Kiến trúc chính là khả năng tổ chức không gian, bày trí, bản vẽ thiết kế, lập hồ sơ trong các công trình xây dựng. Nó được xuất hiện từ những thời kì sơ khai của loài người với mục đích bảo vệ lãnh thổ, về sau này nó lại là một ngành hot trong các ngành nghệ thuật như thiết kế xây dựng, thiết kế nội thất…
Mỹ thuật đương đại
Đang là hot trend trong nghệ thuật, nghệ thuật cắt dán ảnh, nghệ thuật kết hợp với các phương tiện truyền thông như Digital Painting hay Digital Art đến nghệ thuật trình bày, nghệ thuật trình điện, nghệ thuật hình động trong tạo video hoặc cũng có thể là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật để tạo ra những sản phẩm số hoàn hảo.
Đồ họa
Đồ họa là loại hình mỹ thuật công nghiệp, kết hợp giữa nghệ thuật xử lý Thay vì tạo ra các bản vẽ bằng đường nét trên giấy, người sử dụng có thể sử dụng các thao tác với chuột để tạo ra những bản thiết kế cân đối về bố cục hình ảnh cũng như văn bản.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Fine Art giúp các bạn phần nào hiểu được Fine Art là gì. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có thể đưa ra được những lựa chọn đúng đắn cho công việc của mình!
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT
FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn