Tìm hiểu: foam là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chất liệu này

Foam là gì

Foam là một loại chất liệu được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm hiện nay. Sản phẩm làm từ chất liệu foam được người tiêu dùng ưa chuộng do có trọng lượng nhẹ, độ bền cao và mềm dẻo.

Nếu bạn cũng đang quan tâm về chất liệu này, hãy cùng Everon khám phá ngay ưu – nhược điểm và những ứng dụng của chất liệu foam trong đời sống hiện nay.

1. Foam là chất liệu gì?

Foam còn có tên gọi khác là xốp hoặc mút, đây là một loại chất liệu nhẹ được cấu tạo từ các bọt khí xuất phát từ một chất lỏng hoặc rắn.

Vào cuối thế kỷ 20 chất liệu foam dạng rắn đã được đưa vào sản xuất và sử dụng. Nhờ có những ưu điểm như tỷ trọng thấp và khối lượng nhẹ nên chất liệu này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất chăn ga gối đệm.

Ngoài ra, foam còn được nghiên cứu và sử dụng tại cơ quan hàng không vũ trụ hàng đầu NASA nhờ sự dẻo dai và co giãn tốt, chúng có thể làm giảm áp suất trong không gian tác động đến cơ thể, từ đó bảo vệ được sức khỏe cho các phi hành gia.

2. Lịch sử nguồn gốc chất liệu foam

Chất liệu foam đã xuất hiện từ khoảng 500 năm (TCN) chủ yếu là chế tạo từ mủ cao su có sẵn trong tự nhiên. Cùng với sự phát triển của thế giới, hiện nay người ta đã nghiên cứu và chế tạo ra các loại foam tổng hợp với nhiều ưu điểm vượt trội để ứng dụng vào công nghiệp sản xuất quần áo, đệm, đồ nội thất, xây dựng…

Năm 1960, các chuyên gia của NASA đã phát minh ra vật liệu foam có thể làm giảm áp lực cho cơ thể khi ở trong không gian, cũng từ đó mà foam trở thành một nguyên liệu quan trọng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp nội thất, đặc biệt là sản xuất đệm.

Trong hơn 50 năm qua, chất liệu foam đã trải qua nhiều đợt nghiên cứu cải tiến và thay đổi, mỗi nhà sản xuất sẽ có công thức riêng của họ với mong muốn mang lại một sản phẩm tốt nhất.

Mặc dù có sự đa dạng về công thức hay tỉ lệ phối hợp các thành phần nhưng nguồn gốc của foam ngày nay đều xuất phát từ dầu mỏ, có hai loại phổ biến là Memory Foam và Polyurethane Foam.

3. Cấu tạo chất liệu foam

Chất liệu foam có cấu trúc và kích thước rất đa dạng, 2 loại cấu trúc được biết đến nhiều hiện nay là foam lỗ hổng và foam ô kín.

– Foam có cấu trúc lỗ hổng: Đây là một hệ thống các lỗ hổng liên kết với nhau và tạo thành một mạng lưới chặt chẽ tạo nên một chất liệu tuyệt vời.

– Foam có cấu trúc ô kín: Tuy loại này không có hệ thống lỗ hổng nhưng mật độ các phân tử foam liên kết với nhau dày đặc và được nén lại với nhau. Ưu điểm của dạng này là có cấu trúc ổn định hơn, ít hấp thụ độ ẩm hơn cấu trúc lỗ hổng nên được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất.

4. Phân loại chất liệu foam

4.1. PU Foam

PU Foam là một loại nhựa tồn tại dưới dạng bọt còn có một tên gọi khác là mút xốp. PU Foam có thành phần là chất lỏng polyol kết hợp cùng các chất khác như Polymethylene, Isocyanate, Polyphynyl. Chất liệu này có ưu điểm là có độ mềm, cứng có thể thay đổi được để phù hợp với yêu cầu của từng sản phẩm khác nhau.

PU Foam được sử dụng nhiều trong sản xuất giày da, túi xách và đệm nằm cao cấp, đặc biệt các tấm đệm foam Nhật Bản rất nổi tiếng trên thị trường quốc tế.

4.2. Memory Foam

Memory Foam là foam biến thế, do các nhà nghiên cứu của NASA phát minh ra từ năm 1966 với mục đích ban đầu là bảo vệ phi hành gia khỏi áp lực bên ngoài không gian Trái Đất.

Memory Foam được làm từ Polyurethane và một số chất phụ gia để cải tiến độ đàn hồi và dẻo dai của chất liệu. Đây là nguồn vật liệu tiềm năng có thể thay thế cho cao su thiên nhiên trước thực trạng khan hiếm như hiện nay.

Memory Foam được đánh giá là một bước tiến cho ngành công nghiệp chăn ga gối đệm, trải qua nhiều nghiên cứu đã chứng minh được nó tuyệt đối an toàn với sức khỏe của người sử dụng.

Đệm được làm từ chất liệu Memory Foam còn có thể tránh được nấm mốc và vi khuẩn có hại, có thể duy trì thân nhiệt tốt, giúp nâng đỡ cột sống và tăng lưu thông máu trong cơ thể nhờ đó người sử dụng sẽ có được một giấc ngủ trọn vẹn.

4.3. PVC Foam

PVC Foam được sản xuất từ nhựa PVC, bột gỗ, foam và một số chất phụ gia cần thiết, các thành phần này được trộn theo tỉ lệ có sẵn sau đó nén ép kỹ để tạo hình cho từng sản phẩm.

Chất liệu này có rất nhiều ưu điểm nổi bật như trọng lượng siêu nhẹ, không thấm nước, có thể cách nhiệt tốt, ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân Oxy hóa trong môi trường. Một số ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất có thể kể đến như:

– Tủ, bàn, đệm ghế bông ép

– Vách ngăn, chậu cảnh, hàng rào

– Biển quảng cáo…

PVC Foam có độ bền cực cao, có thể sử dụng lâu dài lên đến 30 năm nên được nhiều người lựa chọn.

4.4. PE Foam

PE Foam là mút xốp dạng mỏng được tổng hợp từ foam và polyethylene, đặc điểm nổi bật của chất liệu này là độ mềm mại và dẻo dai nên có thể ứng dụng cho rất nhiều ngành sản xuất. Mức độ dày hay mỏng của PE Foam có thể điều chỉnh được phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm tạo thành và nhu cầu của người sử dụng.

PE Foam hiện nay có thể được dùng để thay thế cho cao su hay nilon, được ứng dụng vào sản xuất các loại bao bì, đóng gói. Chất liệu này rất thân thiện với môi trường vì có thể tái chế dễ dàng, không có mùi khó chịu. Đặc biệt mức giá PE Foam rẻ hơn nhiều so với các loại chất liệu tương đương khác.

Trong đời sống hằng ngày bạn có thể dễ dàng bắt gặp các vật dụng được chế tạo nên từ PE Foam như thảm thể thao, bao bì, xốp bảo vệ đệm hoặc miếng đệm nằm, ngồi…

PE Foam là màng mỏng xốp có thể dùng thay thế cao su, nilon.

5. Đặc tính của chất liệu foam

Chất liệu foam và các biến thể có thể được ứng dụng nhiều vào các ngành sản xuất vật dụng nội thất nhờ các đặc tính nổi trội. Để có thể có cái nhìn tổng quát hơn bạn có thể tham khảo một số đặc tính của chất liệu phổ biến này.

– Làm giảm áp lực: foam có độ đàn hồi rất tốt nên khi sử dụng làm đệm sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn, giảm được áp lực khi nằm. Chất liệu này có cấu tạo dày hơn hẳn các loại đệm khác gì thế khi sử dụng sẽ đem đến cảm giác dễ chịu và thoải mái.

Nhờ độ đàn hồi tốt mà đệm Foam có tác dụng giúp giảm đau nhức, mỏi lưng, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện sức khỏe người sử dụng.

– Trọng lượng siêu nhẹ: Những chiếc nệm làm từ Foam có kích thước gọn nhẹ, giúp người sử dụng có thể dễ dàng vệ sinh và bảo quản.

– Độ bền cao: Độ bền chính là một ưu điểm cực lớn tối với dòng chất liệu này. Nhiều nghiên cứu thực tiễn cho thấy các sản phẩm làm từ Foam có thể kéo dài thêm tuổi thọ từ 5 -7 năm mà các đặc tính vẫn duy trì được rất tốt.

– Thân thiện với môi trường: Chất liệu foam không gây ra mùi hôi khó chịu, không tác động xấu đến sức khỏe người dùng, ngoài ra còn có thể tái chế, giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường.

6. Ưu và nhược điểm của chất liệu Foam

6.1. Ưu điểm của chất liệu foam

– Nhờ khả năng nâng đỡ có thể tốt, tính đàn hồi cao nên những chiếc đệm Foam mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

– Thời gian sử dụng lâu dài, dù được sử dụng trong ngành sản xuất nào chất liệu Foam cũng được đánh giá cao về độ bền. Mỗi chiếc đệm Foam có tuổi thọ trung bình khoảng 7 – 10 năm mà vẫn giữ được các đặc tính ban đầu, không bị biến dạng, võng lún.

– Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt, vệ sinh và vận chuyển.

6.2. Nhược điểm của foam

– Đệm làm từ chất liệu foam có giá thành tương đối cao so với những sản phẩm cùng loại, giá trên thị trường khoảng từ 6 – 10 triệu, tuy nhiên rất phù hợp với những lợi ích mà nó mang lại.

– Có thể làm nóng lưng khi sử dụng: vì chất liệu foam có đặc điểm là giữ nhiệt nên khi sử dụng đệm foam nhiệt lượng tỏa ra từ cơ thể được hấp thụ và lưu lại khi sử dụng vào mùa hè có thể gây nóng bức, khó chịu. Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục được.

7. Khắc phục tình trạng nóng lưng khi nằm đệm foam

Bởi vì cấu trúc bên trong foam là một hệ thống các bọt khí dày đặc được nén lại nên không khí khó lưu thông, do đó những chiếc đệm foam rất dễ giữ nhiệt, gây nóng bức. Bạn có thể khắc phục được khuyết điểm này nhờ 3 cách sau:

– Cách 1: Bạn hãy sử dụng chiếc giường có gầm cao, nan giường cách đều nhau và thưa để có không gian thoáng mát tránh việc tích tụ nhiệt.

– Cách 2: Sử dụng một vỏ bọc nệm được làm từ vật liệu tự nhiên, mát mẻ, thoáng khí có thể làm giảm nhiệt khi sử dụng nệm vào mùa hè.

– Cách 3: Sử dụng lớp topper, đây là một lớp tiện ích thường dày khoảng 3cm được sử dụng để trải trên bề mặt đệm có tính năng làm mát rất tốt. Ngoài ra, lớp topper còn giúp chiếc nệm trở nên mềm mại hơn, sử dụng được lâu hơn.

Topper Memory Foam đến từ thương hiệu Everon sẽ làm giảm tình trạng nóng lưng, tạo độ êm ái cho bạn khi sử dụng vào mùa hè.

8. Ứng dụng của chất liệu foam

– Sản xuất quần áo: Nhiều quần áo thể thao, các phụ kiện thời trang đi kèm được sản xuất từ chất liệu foam. Nhà sản xuất đã vận dụng hết những ưu điểm của foam như nhẹ, bền, co giãn tốt, an toàn để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

– Xây dựng: Các biến thể của foam như Polyurethane Foam được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng. Polyurethane Foam có thể bám dính tốt, giãn nở đàn hồi tối ưu nên được sử dụng để trát vào các khe hở của tường hay dùng làm vật liệu cách nhiệt cho các công trình.

– Sản xuất chăn ga gối đệm: foam được dùng phổ biến nhất vẫn là trong ngành này, có rất nhiều thương hiệu đệm foam nổi tiếng trên thị trường được người tiêu dùng tin dùng và đánh giá cao.

Những chiếc đệm foam đàn hồi tốt giúp phân tán đều trọng lực của cơ thể, giảm các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi vai hông, tăng lưu thông khí huyết rất tốt cho sức khỏe.

Như vậy, các sản phẩm làm từ foam luôn đem đến một chất lượng vượt trội và độ bền cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Everon là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm đệm, topper đệm cao cấp, trong đó có các sản phẩm được làm từ chất liệu foam. Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ thì có thể liên hệ ngay Everon.com qua hotline 1800 1215 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

Xem thêm:

Nệm pe (đệm xốp ép) có tốt không? So sánh nệm PE và nệm bông ép