Kiểu chữ và Font chữ: Phân biệt sự khác nhau

Font là gì

Kiểu chữ và Font chữ đóng góp vai trò quan trọng trong thiết kế và xây dựng thương hiệu. Hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ này sẽ cho phép bạn trình bày chính xác những gì mình muốn trong bản vẽ kỹ thuật số. Cùng Top Marketing phân biệt sự khác nhau giữa kiểu chữ và font (phông) chữ.

Kiểu chữ và Font chữ có điểm gì khác nhau?

Kiểu chữ là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia về kiểu chữ (tiếng Anh là Typeface hoặc Font family): Là định dạng bảng chữ cái có cùng chung một đặc tính thiết kế. Một kiểu chữ đơn lẻ được thể hiện bằng độ đậm, phong cách, độ rộng, độ nghiêng, in nghiêng, sự trang trí và nhà thiết kế nhưng không phải là kích thước.

Mỗi kiểu chữ được phân loại dựa theo phong cách của chúng. Một số dạng phổ biến thường gặp là:

1. Kiểu chữ Serif

Như tên của nó, là kiểu chữ bao gồm “serifs”. Serif nghĩa là một đường thẳng hoặc một nét nhỏ ở trên thành phần của chữ, thường là những đường định hướng và ổn định cấu tạo chữ. Serif hay được biết đến với tên gọi “chữ có chân”. Các kiểu chữ và phông chữ Serif mang lại cảm giác tinh vi, cổ điển.

Nhiều kiểu chữ Serif có niên đại hàng trăm năm. Đây là một trong những kiểu chữ lâu đời nhất được sử dụng ở thế giới phương Tây. Được phát triển bởi Nicolas Jensen vào năm 1470. Chúng gắn liền với sự phát triển của ngành in. Vậy nên, nếu thiết kế của bạn có nhiều chữ, hãy cân nhăc sử dụng serif. Bởi phần chân của kiểu chữ này sẽ giúp điều hướng mắt người đọc.

2. Sans serif

Trong tiếng Latin, sans-serif nghĩa là “không có chân”. Mục đích để chỉ những kiểu chữ không có thêm các yếu tố “serif”. Chúng tạo xu hướng giao tiếp một cách thoải mái, thân mật hơn.

3. Kiểu chữ trang trí

Kiểu chữ trang trí là những kiểu chữ vui nhộn, bắt mắt. Tạo cảm giác thích hợp hơn một chút so với kiểu chữ serif và sans serif tiêu chuẩn.

Những dạng này thường không phù hợp với nội dung văn bản bởi có thể khó đọc. Đặc biệt khi chúng ở kích thước nhỏ.

4. Kiểu chữ script

4. Kiểu chữ script

Đây là kiểu chữ trông giống như viết tay. Nếu bạn muốn tạo cho thương hiệu cảm giác được thiết kế thủ công và cá nhân hóa, kiểu chữ script có thể là lựa chọn tuyệt vời.

Script có thể khó đọc ở kích thước nhỏ. Định dạng này thích hợp để tạo Banner, ​​dòng tiêu đề hoặc thông báo. Với trường hợp nhiều văn bản, nên để kiểu Serif hoặc Sans-serif.

Font chữ là gì ?

Font chữ – còn gọi là Phông chữ – là tập hợp hoàn chỉnh các chữ cái, dấu câu, chữ số, ký tự đặc biệt xếp thành nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm tuân theo một kiểu loại, định dạng (chữ thường hoặc đậm), hình dáng (thẳng hoặc nghiêng) và kích cỡ riêng.

Như vậy, kiểu chữ là thiết kế của một loại. Còn font chữ đề cập đến kích thước và trọng lượng cụ thể của loại đó. Một kiểu chữ thường tập hợp nhiều font chữ.

Có 3 loại font chữ cơ bản : Font Bitmap, PostScript và font True Type. Mỗi loại có 2 phiên bản: Font màn hình (screen font) và Font máy in (printer font).

Họ Font chữ

Họ font chữ là một nhóm các phông chữ có liên quan. Mỗi kiểu chữ có thể có nhiều font chữ. Ví dụ, kiểu chữ Arial. Nó có thể là font chữ nghiêng hoặc chữ đậm với kích thước 14 hoặc 16px. Bộ sưu tập của tất cả các phông chữ này là một họ font chữ.

Tầm quan trọng của kiểu chữ và font chữ

Ngày nay, rất nhiều người gọi chung 2 thuật ngữ kiểu chữ và phông chữ là một. Phổ biến nhất thường dùng là “Font”.

Font chữ và kiểu chữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn. Không chỉ là phương tiện thể hiện ngôn ngữ, trong thiết kế, chúng còn phản ánh những gì một bản vẽ kỹ thuật số muốn truyền tải. Mỗi lĩnh vực khác nhau có các font chữ dành riêng. Ví dụ với các tài liệu, sách báo thường sử dụng kiểu Serif. Đối với các slide trình chiếu, các bản thiết kế (không dành cho giáo dục) thường dùng font chữ không chân. Người thiết kế chuyên nghiệp cần biết sử dụng font chữ một cách linh hoạt; Kết hợp nhiều font và màu sắc với nhau.

Như vậy Top Marketing đã giúp các bạn tìm hiểu khái niệm Font chữ là gì ? Kiểu chữ là gì ? Và phân biệt sự khác nhau giữa kiểu chữ với font chữ. Ngoài ra, cần lưu ý rằng mỗi loại font chỉ hỗ trợ một ngôn ngữ nhất định. Nếu bạn sử dụng các phông không hỗ trợ ngôn ngữ của mình sẽ dẫn tới lỗi font chữ.

Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm: Nên chọn font chữ nào khi viết email marketing ?

Comments

comments