FREIGHT PREPAID & FREIGHT COLLECT
Freight Prepaid và Freight Collect là gì? Hai thuật ngữ đó rất quan trọng như thế nào trong hoạt động thương mại? Nếu bạn mới bắt đầu xuất nhập khẩu, bạn có thể thấy các thuật ngữ này trên Bill of lading hoặc AWB và tự hỏi ý nghĩa của chúng. Nếu bạn là một công ty forwarder, bạn sẽ bắt gặp những thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên khi giao tiếp với các hãng tàu và forwarder khác trên khắp thế giới. Lý do tại sao thuật ngữ này rất quan trọng là vì nó liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp.
Thuật ngữ thương mại này dễ hiểu hơn khi bạn phân tích nghĩa của mỗi từ. Freight nghĩa phí vận chuyển, cước tàu, cước hàng không. Prepaid có nghĩa là trả trước. Collect có nghĩa thu thập, thu lại. Như vậy, Freight Prepaid nghĩa là trả trước phí vận chuyển. Freight Collect nghĩa là bạn trả phí vận chuyển sau. Freight Prepaid và Freight Collect cũng liên quan đến Incoterms. Incoterms được hiểu đơn giản là các điều khoản và điều kiện thương mại quy định ai sẽ là người trả phí vận chuyển từ đâu đến đâu. Khi đó Freight Prepaid sẽ do người xuất khẩu thanh toán, và Freight Collect sẽ do người nhập khẩu chi trả.
Đối với trường hợp Freight Collect, khi bạn sử dụng điều khoản EXW hoặc FOB trong giao dịch thương mại, người nhập khẩu sẽ trả tiền cước vận chuyển đường biển.
Mặt khác, Freight Prepaid là CFR, CIF, DAP, DDP, v.v., là người xuất khẩu thanh toán cước vận tải biển. Và Freight Collect và Freight Prepaid sẽ được show trên cả HBL và MBL. Bài viết của chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn dưới đây.
Trước hết, tôi sẽ ví dụ với điều khoản FOB và CFR.
Trong điều khoản FOB, người nhập khẩu trả tiền cước vận chuyển đường biển. MBL và HBL đều sẽ hiển thị Freight Collect.
Trong điều khoản CFR, nhà xuất khẩu trả tiền cước vận chuyển đường biển. MBL và HBL đều sẽ hiển thị Freight Prepaid.
Tuy nhiên, có những trường hợp cước trả trước và trả sau trên MBL và HBL hiển thị khác nhau. Ví dụ: MBL hiển thị Freight Prepaid còn HBL là Freight Collect.
Trường hợp này xảy ra khi hàng hóa được vận chuyển bởi 2 forwarder ở giữa shipper và consignee tại nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Fowarder được chia thành phía xuất khẩu và phía nhập khẩu, và họ làm việc cùng nhau để thu xếp việc vận chuyển hàng hóa. Tôi xin gọi forwarder tại nước xuất khẩu là A, còn forwarder tại nước nhập khẩu là B.
Đối với EXW và FOB, consignee sẽ trả cước vận chuyển nên sẽ là Freight Collect. Tuy nhiên, forrwarder B sẽ không booking trực tiếp với hãng tàu tại nước xuất khẩu được mà sẽ thông qua một forwarder A. Lúc này người trả cước tàu, cước hàng không trực tiếp cho hãng tàu/hãng hàng không chính xác là forwarder A, nên trên MBL sẽ hiển thị là “Freight Prepaid”, còn HBL sẽ hiển thị là “Freight Collect”.
Trường hợp này thường xảy ra trong các giao dịch trên thực tế giữa các forwarder. Vấn đề là forwarder A phải thanh toán trước cước vận chuyển cho hãng tàu theo quy định của Freight Prepaid. Tuy nhiên, tiền cước vận chuyển thực sự được nhà nhập khẩu “thanh toán lại” cho forwarder B. Và forwarder A có quyền hold hàng lại bất cứ lúc nào khi có lệnh của shipper trong trường hợp consignee vẫn chưa thanh toán tiền hàng hóa cho shipper.
Nếu bạn vẫn còn một số thắc mắc về các kiến thức xuất nhập khẩu, hoặc có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến bất kì đâu, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh và tốt nhất.
Công ty logistics cước vận chuyển quốc tế – cuocvanchuyen.vn
-
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
-
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
-
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
-
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
-
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
-
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
-
Cho thuê kho bãi, kho ngoại quan….
Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.