Đường sắt vốn là một trong những phương tiện giao thông có lịch sử lâu đời và đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc di chuyển và lưu thông hàng hóa từ trước đến nay. Trong đó, ga tàu Sài Gòn có vị trí huyết mạch nối liền tuyến đường sắt từ Bắc vào Nam. Cùng khám phá những điều thú vị về ga này nhé!
>>> Xem thêm: Ngã Tư Cầu Ông Bố – “Mảnh Đất Vàng” Thu Hút Nhà Đầu Tư
Thông tin tổng quan về ga tàu Sài Gòn
Ga Sài Gòn là nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam tọa lạc tại số 1 đường Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 1 km.
Trong đó, ga Sài Gòn là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam, là điểm cuối của đường sắt Việt Nam. Đây là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc Nam do là ga đầu mối của khu vực Nam bộ đi các tỉnh Trung bộ và Bắc bộ. Khi hành khách đi tàu hỏa từ TP.HCM sẽ xuất phát từ ga tàu Sài Gòn.
Ga tàu Sài Gòn ngày nay khác với ga Sài Gòn thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa. Thời đó, ga Sài Gòn đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp người dân hai đầu đất nước đi lại, vận chuyển hàng hóa và gặp nhau thuận tiện hơn nhiều.
Hàng năm, vào trước dịp Tết Nguyên Đán, ga Sài Gòn vẫn là nơi mà hành khách thường mất nhiều thời gian xếp hàng mua vé. Từ đầu năm 2007, ga đã áp dụng hình thức bán vé qua mạng, đã giúp giảm bớt phiền hà và tiết kiệm thời gian lẫn công sức cho hành khách.
- Tổng đài bán vé tại ga tàu Sài Gòn và hỗ trợ khách hàng: 1900 1520
- Đội vé: 0911499965
- Đường dây nóng: 0919978526
- Vận chuyển Hành lý: 0971814799
- Vận chuyển hàng hóa: 0896656786
Nếu các bạn muốn mua vé tàu ở ga Sài Gòn thì có thể liên hệ đến các đầu số trên đây để được hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng nhất.
Nếu bạn đi tàu hỏa (trong Sài Gòn gọi là tàu lửa hay xe lửa) hành khách xuất phát từ TP.HCM đi miền Trung hay miền Bắc thì sẽ đến nhà ga Sài Gòn tại số 1 đường Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.
>>> Xem thêm: Cầu Thủ Biên | Bất Động Sản Nở Rộ Quanh Cầu Thủ Biên
Lịch sử hình thành và phát triển của ga tàu Sài Gòn
Ga tàu Sài Gòn gốc ban đầu do thực dân Pháp xây dựng tại khu vực đường Hàm Nghi nay là Trạm trung chuyển Hàm Nghi gần chợ Bến Thành. Ga đã được khánh thành năm 1885. Từ đây tỏa đi các hướng có tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, đường sắt Sài Gòn – Nha Trang.
Năm 1911 thì người Pháp cho xây dựng ga tàu Sài Gòn mới ở vị trí ngày nay là công viên 23 tháng 9 và bến xe buýt Sài Gòn và hoàn thành vào tháng 9 năm 1915.
Năm 1978, thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn dời về ga Bình Triệu, đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ thành ga hành khách Sài Gòn ngày nay. Tháng 11-1983, ga tàu Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khai thác.
Ga Sài Gòn nằm ở số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 1km – là nhà ga cuối của tuyến đường sắt Bắc Nam, là điểm cuối trên đường sắt Việt Nam.
Ga Sài Gòn trước là ga hàng hóa Hòa Hưng được nâng cấp và đi vào hoạt động tháng 11 năm 1983. Ga Sài Gòn là ga hành khách trọng điểm của ngành Đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam, ga trực thuộc sự quản lý của Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn.
Quãng đường từ Quận 1 đến ga Sài Gòn dài khoảng 3,5 km. Bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy. Nếu đi đường Cách Mạng Tháng Tám thì bạn sẽ đi qua cả Chợ Bến Thành nữa.
Ga Sài Gòn là một nhà ga tàu lửa lớn của Việt Nam tọa lạc tại quận 3, TP.HCM, cách trung tâm TP khoảng 1 km. Hằng năm, vào dịp tết Nguyên đán và các kỳ nghỉ lễ, ga Sài Gòn là nơi rất nhiều hành khách tập trung để đi về quê.
Tên ga Sài Gòn do người Pháp xây dựng tại khu vực Công viên 23-9, gần chợ Bến Thành, được khánh thành năm 1885. Năm 1978, thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của UBND TPHCM, ga tàu Sài Gòn dời về ga Bình Triệu.
Đồng thời ga tàu cũng được nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ thành ga hành khách Sài Gòn ngày nay. Tháng 11-1983, ga Sài Gòn hiện hữu chính thức đi vào hoạt động, khai thác.
Vai trò của ga tàu Sài Gòn đối với giao thông và kinh tế đất nước
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay, vận chuyển đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong công tác vận chuyển hàng hóa và giao thương cùng các nước khác trong khu vực.
Giao thông đường sắt có một lợi thế so với các phương thức vận tải khác đó là khối lượng vận tải lớn, tạo ra năng suất cao, tạo giá trị cạnh tranh của nền kinh tế lớn. Tại các đô thị lớn đã hình thành đường sắt, từ đó làm thay đổi bộ mặt đô thị. Xác định vai trò đó, định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt nước ta hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết và nên được quan tâm đúng mức.
Đất nước Việt Nam ta có địa hình trải dài từ Bắc vào Nam, có các đô thị tập trung sát biển nên mật độ dân cư tại những khu vực này khá cao, do vậy tuyến đường sắt Bắc- Nam có thể xem như một hệ thống giao thông vận tải huyết mạch và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cả nước. Vì thế, vai trò của ga tàu Sài Gòn và các ga tàu khác cũng vô cùng cần thiết.
Theo như số liệu thống kê năm 2018, mạng lưới đường sắt quốc gia Việt Nam có 7 tuyến chính với tổng chiều dài gần 3.160 km. Trong đó 2.646 km đường chính tuyến và 514 km đường ga/ nhánh, bao gồm 3 loại khổ ray mà chủ yếu là khổ đường 1000mm (chiếm 84%), còn lại là khổ đường 1.435 mm (6%) và khổ đường lồng (9%). Vận chuyển đường sắt – đặc biệt tuyến đường sắt Bắc Nam ngày càng được nâng cấp và mở rộng.
Để cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp vận chuyển nông- thủy sản, thiết bị y tế đòi hỏi nhiệt độ luôn được duy trì thì vào ngày 9/10/2017, dịch vụ vận chuyển Container lạnh bằng đường sắt tuyến Sóng Thần – Bình Thuận – Lào Cai đã được khai mở nhờ sự hợp tác của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phối hợp với Tổng công ty Đường sắt VN tổ chức.
Đây được xem như một tín hiệu đáng mừng đối với ga tàu Sài Gòn. Và là giải pháp vận chuyển mang đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp trong thời buổi công nghệ hiện đại hiện nay.
Vào tháng 10/2017, đoàn tàu chuyên chở Container hàng trái cây tươi bảo quản lạnh đi từ Sóng Thần đến Lào Cai của TCT Tân Cảng Sài Gòn đã chính thức đi vào vận hành, góp phần giảm chi phí vận chuyển hàng hóa đáng kể so với đi đường bộ. Điều này vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa cho doanh nghiệp.
Việc đầu tư và nâng cấp mở rộng sẽ ưu tiên tại các ga hàng hóa hiện hữu của đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tại các khu ga: Sóng Thần, Yên Viên và Đông Anh. Sau đó từng bước mở rộng đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại các ga hàng hóa trên toàn mạng đường sắt.
Trong tương lai ngành đường sắt sẽ có những hướng phát triển tích cực để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày một đa dạng.
Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ quản lý vào ngành vận tải: Cung cấp thiết bị kết nối mạng với trung tâm điều hành để thông báo tình trạng Container như: Nhiệt độ của container lạnh, Container đang đóng, niêm phong hay đã mở, vị trí toa tàu để có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng cũng như hành trình hàng hóa được vận chuyển trên tàu.
Tuy nhiên, nhìn chung ngành đường sắt cũng như ga tàu Sài Gòn cũng có những hạn chế nhất định, dẫn đến chưa thể phát huy được hết thế mạnh vốn có như thiếu sự đồng bộ và thiếu vốn đầu tư.
Định hướng phát triển đường sắt chưa thật rõ ràng và nhất quán, mô hình thay đổi liên tục và vấn đề tái cấu trúc chưa được quan tâm đúng mức. Nhưng nhìn chung, để khai thác năng lực của tuyến đường sắt Việt Nam thì phải có những đầu tư táo bạo và mang tính lâu dài. Từ đó mới phát huy hết tiềm năng của ngành đường sắt cũng như góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế nước nhà.
Lợi thế di chuyển và lưu thông hàng hóa qua ga tàu Sài Gòn
Bên cạnh các hình thức vận chuyển khác hiện đại và thuận tiện hơn như đường biển, máy bay, đường bộ…thì vận chuyển đường sắt tại ga tàu Sài Gòn vẫn được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là một số lợi thế nổi bật mà vận chuyển đường sắt sẽ đem lại cho các cá nhân và doanh nghiệp trong cả nước hiện nay.
Lịch trình di chuyển cố định, rõ ràng, chính xác
So với các hình thức vận chuyển khác thì vận chuyển đường sắt cung cấp cho bạn lịch trình rõ ràng về thời gian tàu khởi hành, điểm đến và dừng đỗ kho để khách hàng có thể nắm bắt được lịch trình ổn định và chính xác nhất.
Thông thường, thời gian và hành trình của ga tàu Sài Gòn nói riêng và tàu hỏa nói chung luôn được ấn định từ trước và rất ít khi bị xê dịch, trừ những tình huống không mong muốn như thời tiết biến động xấu hoặc hư hỏng kỹ thuật.
Nhìn chung, vận tải đường sắt luôn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì tuyến đường dài, ổn định lịch trình để có thể vạch định được kế hoạch, thời điểm nhận hàng để yên tâm hơn.
Thời gian vận chuyển nhanh chóng, thuận tiện, an toàn
Vận chuyển đường sắt tại ga tàu Sài Gòn ngày nay được thiết kế và trang bị hiện đại để tối ưu tốc độ vận chuyển một cách nhanh nhất, rút ngắn được thời gian vận chuyển, nhờ đó mà đáp ứng được nhu cầu nhanh-gọn-chính xác trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế như hiện nay.
Có một số hành trình có thời gian vận chuyển chỉ kéo dài khoảng 18- 20 ngày. Trong khi đó, nếu đi bằng đường biển mất 40 – 45 ngày.
Ga tàu Sài Gòn vận chuyển hàng hóa cung cấp những thế mạnh về mặt thời gian, khối lượng hàng hóa và giá cước phải chăng, rõ ràng cho cá nhân và doanh nghiệp. Vì thế, bên cạnh hình thức khác, các doanh nghiệp vẫn tin tưởng sử dụng hình thức vận chuyển đường sắt.
Vì hành trình của đường sắt chỉ có độc quyền nên không phải chia sẻ tuyến đường với các phương tiện khác. Vì thế, tuyệt đối không gặp tắc đường, tai nạn, công trình thi công, thậm chí ngập lụt do yếu tố thời tiết nên thời gian tàu chạy luôn ổn định xuyên suốt, nhanh nhất có thể. Từ đó có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian giao hàng cho các doanh nghiệp.
Khối lượng vận chuyển lớn, hàng hóa đa dạng
Có thể ngành giao thông vận tải đường sắt nước ta hiện nay có một ưu điểm rất lớn là nó có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa cực kỳ lớn, nhất là hàng hóa nặng như vận chuyển xe máy, ô tô, hàng hóa siêu trường, trọng trường đều có thể đáp ứng được.
Đáp ứng nhu cầu hàng hóa đa dạng từ các sản phẩm công nghiệp như máy móc, thiết bị, sản phẩm nông nghiệp, đến vật liệu xây dựng, đồ dùng nội thất, ô tô, xe máy, hàng sản xuất, hàng tiêu dùng…đều có thể vận chuyển nhanh chóng và bảo quản chất lượng tốt nhất. Chỉ có vận chuyển đường sắt qua ga tàu Sài Gòn mới có thể di chuyển được hàng hóa có khối lượng lớn như vậy một cách thuận tiện và không làm cản trở đến giao thông của người dân do hàng hóa cồng kềnh.
Đặc biệt hơn, khi kết hợp vận chuyển bằng các toa chuyên dùng như: Toa xe P chuyên chở xăng dầu, các loại hàng hóa chất lỏng, Toa xe Mc chuyên chở các loại Container, Toa xe GG chuyên chở hàng lẻ, hàng bao kiện, Toa xe Mcc chuyên chở Container lạnh, Toa xe NR chuyên chở ô tô, Toa xe H thành cao mở nóc chuyên chở các loại hàng linh kiện, Container,… đáp ứng được năng lực vận chuyển lớn với hàng hóa cực kỳ đa dạng của các doanh nghiệp hiện nay.
Giá vận chuyển tại ga tàu Sài Gòn tiết kiệm và ít thay đổi
Cùng giống như lịch trình, khi đã nắm được khối lượng cũng như loại hàng hóa, giá cước vận chuyển sẽ được ấn định rõ ràng và rất ít biến động trong quá trình vận chuyển người và hàng hóa. Do đó khách hàng hoàn toàn yên tâm về giá thành, tính cạnh tranh trong vận tải đường sắt tại ga tàu Sài Gòn.
Vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa giúp tiết kiệm được nhiên vật liệu, một đoàn tàu hỏa cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với cùng một khối lượng vận chuyển, thân thiện với môi trường.
Do đó, giá thành cũng rẻ hơn so với các phương thức vận chuyển khá rất nhiều. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Từ đó giúp doanh nghiệp của bạn cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Định hướng phát triển ga tàu Sài Gòn và đường sắt nói chung
Các công tác đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kho bãi, thiết bị xếp dỡ, phát triển dịch vụ Logistics đường sắt đang được nghiên cứu và phát triển rộng rãi hơn trong tương lai.
Ngành đường sắt trong những năm trở lại đây đã có những thay đổi tích cực, cụ thể như đổi mới các ứng dụng khoa học công nghệ từ việc nhỏ nhất là nâng ke ga ở một số ga để bằng với mặt sàn của tàu, áp dụng công nghệ mới xử lý khu vệ sinh trong các toa đường dài…
Nói chung, ga tàu Sài Gòn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tuyến đường sắt Bắc Nam của nước ta. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tổng quan, vai trò và định hướng của ga Sài Gòn trong tương lai.
>>> Xem thêm: Cầu Thủ Thiêm | Tìm Hiểu Làn Gió Mới Cho Bất Động Sản Trong Khu Vực
- Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản
- Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Website: https://meeymap.com/
- Số điện thoại: 0869092929
- Email: Contact@meeyland.com