Chúng ta ai cũng đã từng chơi game. Các loại game trên nhiều nền tảng khác nhau, với đa dạng hình thức chơi. Nhưng liệu trong chúng ta ai đã từng nghe đến gamification (game hóa), được sử dụng trong các chiến dịch marketing để tăng tưởng khách hàng & doanh số trong các chiến lược kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu cùng trungthanh.net nhé.
Gamification là gì?
Gamification là gì? Gamification hay còn được gọi là “game hóa”, là ứng dụng một cách thực tế những cơ chế của game vào hoạt động marketing, giáo dục hoặc quản trị. Việc vận dụng khéo léo các cơ chế của một trò chơi như hệ thống nhiệm vụ, may mắn, sự tiến triển, thành quả đạt được,… sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thú vị, thu hút từ đó giúp thương hiệu của bạn khắc sâu vào tâm trí khách hàng (Mind of customer).
Hiểu đơn giản Gamification (game hóa) là một quá trình ứng dụng kỹ thuật trong game như: cách thức, luật chơi (điểm, huy hiệu, bảng xếp hạng…) tích hợp vào: ứng dụng mobile, website, social marketing…nhằm tăng số lượng người tiêu dùng tham gia.
Gamification có thể ứng dụng thành phần trò chơi vào các lĩnh vực như: marketing, truyền thông, thiết kế, văn hóa doanh nghiệp hay phát triển phần mềm.
Gamification khuyến khích sự tham gia của người dùng, được xem là một công cụ với nhiều ý tưởng sáng tạo tạo điều kiện giúp doanh nghiệp xây dựng ưu thế cạnh tranh khác biệt và độc đáo từ đó xây dựng được niềm tin và trung thành từ phía khách hàng tới doanh nghiệp. Có rất nhiều tập đoàn lớn đã ứng dụng gamification, bao gồm như: Starbucks và Nike, Pepsi, Coca, Dominos, Shopee, Tiki… Mỗi công ty đang linh hoạt hơn trong việc tìm ra những cách thức sáng tạo gamification để làm sao thu hút và tăng tương tác với khách hàng.
Điểm khác biệt rõ ràng nhất chúng ta nhận thấy giữa game thông thường và Gamification là nội dung. Game sử dụng nội dung riêng biệt, không có tính liên kết với thương hiệu chỉ mang tính giải trí, Gamification Marketing sẽ sử dụng những nội dung có sẵn có trong doanh nghiệp, thương hiệu (content, quà tặng, voucher…) từ đó khai thác theo nhiều định hướng khác nhau trong marketing để tạo ra những phần thưởng, luật chơi giúp đạt được mục tiêu đề ra như: khách hàng, lợi nhuận.
Ví dụ: Mỗi lần chúng ta chơi game, khi giành được phần chiến thắng hay phần thưởng thường chúng ta rất vui và thỏa mãn. Đó chính là cảm giác mà Gamification muốn mang đến và lôi kéo những người chơi.
Ba yếu tố của động lực trong Gamification
Trong cuốn sách “Gamify: Cách trò chơi thúc đẩy mọi người làm những điều phi thường”, Burke đề cập đến thành công của Gamification được bắt nguồn từ ba yếu tố động lực. Những động lực này được đặt ra dựa trên sự khai thác các yếu tố bên trong như xây dựng lòng tin, mang đến cảm giác may mắn,… tránh khai thác các giá trị bên ngoài như phần thưởng bằng tiền,…
3 yếu tố của động lực như sau:
- Mục đích: Không giống như các trò chơi thông thường, Gamification khai thác cảm xúc của người chơi. “Gamification thu hút người chơi ở mức độ cảm xúc để giúp đạt được mục tiêu có ý nghĩa đối với họ.” trích Burke .
- Quyền tự chủ: Người tham gia được đưa ra lựa chọn tiếp tục trò chơi hay dừng lại. Đưa ra các quyết định của riêng mình khi tiếp tục trò chơi.
- Khả năng làm chủ: Khi người chơi có thể hiểu và làm chủ trò chơi, điều này tạo cho họ động lực để tiếp tục và cố gắng hơn. Động lực thúc đẩy người chơi tham gia lúc này không còn là những phần thưởng mang giá trị về vật chất nữa, thứ kích thích họ tiếp tục tham gia đó chính là cảm xúc.
Khi ứng dụng 3 động lực này trong kinh doanh, marketing và giáo dục, chúng ta có thể thực sự hiểu gamification và triển khai đúng cách nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Năm nguyên tắc tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng
1. Cảm xúc tích cực
Khi mọi người đạt được thành tựu dù lớn hay nhỏ. Điều này sẽ tạo ra sự hài lòng và niềm vui cho người chơi, xúc tác họ đạt được nhiều thành tích hơn. Trong bối cảnh của Gamification Marketing hiện nay, khi người chơi tham gia một trò chơi của bạn và nhận được phần thưởng. Thương hiệu của bạn sẽ nhận được nhiều đánh giá và được nhắc đến một cách tích cực.
2. Tính gắn kết
Điều quan trọng trong cuộc sống của chúng ta chính là sự gắn kết. Đây là điều khiến chúng ta học hỏi, phát triển và nuôi dưỡng hạnh phúc.
Tất cả chúng ta đều cần một thứ gì đó trong cuộc sống của mình mà hoàn toàn đưa chúng ta có thể hưởng thụ hết những khoảnh khắc của hiện tại, tạo ra một “dòng chảy” hạnh phúc khi đắm chìm trong đó. Nếu bạn có thể tạo ra một trải nghiệm phong phú trong chiến dịch marketing của mình thông qua phần thưởng mong muốn, trải nghiệm người dùng thú vị hay môi trường cạnh tranh thì loại “luồng” tương tác này rất quan trọng để nâng cao trí tuệ, kỹ năng và khả năng cảm xúc của chúng ta.
3. Thành tích
Có những mục tiêu có thể đạt được và khi đạt được có thể mang lại cho các cá nhân cảm giác tự hào, thỏa mãn và hài lòng. Sự liên kết thương hiệu gắn liền với việc khách hàng đạt được mục tiêu theo đuổi của họ và có thể mang lại kết quả dài hạn vô cùng tích cực.
Điều này dẫn đến việc ngại sự mất mát của người chơi. Các nghiên cứu cho thấy, ở mức độ tâm lý, tổn thất có thể ảnh hưởng gấp đôi lợi nhuận. Điều này cho thấy rằng người chơi thà tránh thua lỗ hơn là thua được lợi nhuận tương đương.
4. Các mối quan hệ
Các mối quan hệ và kết nối xã hội là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống. Con người phát triển mạnh nhờ sự kết nối, vì vậy khi môt chiến dịch Gamification khai thác vấn đề này thông qua các yếu tố như bảng xếp hạng hoặc chia sẻ chúng trên mạng xã hội, điều này sẽ cho phép người chơi so sánh thành tích và tham gia vào cạnh tranh công bằng, từ đó người chơi sẽ có suy nghĩ về sự hoàn thành trong lĩnh vực kết nối.
5. Ý nghĩa
Ai cũng đều có cho mình mục đích và ý nghĩa sống ngoài việc chỉ đơn thuần theo đuổi thú vui và các của cải vật chất. Khi nói đến game hóa, việc bổ sung đơn giản một câu chuyện để giới thiệu vào game chẳng hạn như đưa ra lý do đằng sau một trò chơi cùng với phần thưởng mà khách hàng mong muốn sẽ là tất cả những gì cần thiết để khách hàng tham gia vào cuộc hành trình với cảm giác tự hào.
Sau cùng, khi được giao một nhiệm vụ với một lý do rõ ràng đằng sau, cùng với một mục tiêu cụ thể để hướng tới, game sẽ đạt được cả sự quan tâm và mức độ tương tác của khách hàng.
Tại sao cần Gamification trong Marketing
Lợi ích chính của gamification là tăng sự tham gia và hứng thú của khách hàng. Nếu khách hàng tham gia chơi cảm thấy hài lòng, thì họ sẽ tham gia và tương tác với doanh nghiệp. Thay vì khách hàng đã nhìn những bài quảng cáo bán hàng quá nhàm chán của bạn thì giờ khách hàng được trải nghiệm chơi gamification có cơ hội nhận quà, mua hàng giảm giá…
Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn mơ hồ và chưa hiểu mục đích chính của Gamification Marketing là gì, để trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này thì mục đích của Gamification khá rõ ràng, với 5 tiêu chí căn bản sau:
- Gắn kết với khách hàng tốt hơn.
- Khách hàng sẽ nhận được những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn, từ đó họ sẽ tin tưởng sử dụng và mua sản phẩm từ bạn.
- Tạo ra động lực kích thích khách hàng tham gia vào các chương trình marketing, các website, ứng dụng mobile như một phần trong cuộc sống của họ và thôi thúc họ cũng giới thiệu với bạn bè.
- Tăng khả năng biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
- Gia tăng trải nghiệm với khách hàng, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của mình với đối thủ.
Các thương hiệu đã áp dụng Gamification thế nào?
Gamification Marketing bắt đầu trở nên phổ biến vào cuối năm 1999 từ các chiến dịch Marketing của những thương hiệu lớn như: Pepsiman của Pepsi, Spot của 7 Up, Pizza Hero của Domino’s Pizza.
Tại Việt Nam nếu các bạn để ý sẽ nhận thấy tất cả các ông lớn như: Grab, Momo, VNPay, Tiki, Shopee Mall, Lazada, Vin Group, Coca, VPBank, Viettel… đều sử dụng chiến lược gamification trong truyền thông.
Một bài viết Cafebiz cho thấy: Việc sử dụng trò chơi để thu hút tương tác người dùng đã trở thành hướng đi không thể thiếu của các ứng dụng lớn khách như Momo, Grab, Shopee, Lazada. Bạn có thể đọc chi tiết bài viết đó tại đây.
Có thể bạn sẽ nghĩ: Ồ, toàn các thương hiệu lớn ứng dụng gamification, mình còn nhỏ lắm có lẽ không áp dụng được. Nhưng tư duy này hoàn toàn sai, gamification có thể giúp bạn lan rộng độ nhận diện thương hiệu, tăng tương tác với khách hàng cũng như tăng doanh số. Giờ cùng phân tích xem các thương hiệu đã áp dụng thế nào từ đó bạn sẽ nhận thấy mình cũng có thể áp dụng ra sao nhé!
Domino’s Pizza áp dụng Gamification thế nào?
Gamification có tên Pizza Hero của chuỗi nhà hàng Domino’s Pizza được phát hành đầu tiên vào năm 2012. Ý tưởng cho Gamification là để người chơi có thể tự tạo và tùy chỉnh những chiếc pizza của riêng mình. Nếu ai đó thích và muốn mua pizza của bạn, thì bạn sẽ nhận được một khoản lợi nhuận nhất định.
KẾT QUẢ: Con số ấn tượng chiến dịch Gamification của Domino’s Pizza mang lại:
- Tăng 30% doanh số trong suốt chiến dịch.
- 7 059 325 triệu cái pizza đã được làm thông qua ứng dụng của Domino’s
- Hơn 328 610 lượt tải ứng dụng, đạt top 3 các ứng dụng được download nhiều nhất trên appstore của Ipad lúc bấy giờ.
- 800 người tìm được việc làm ở các cửa hàng Domino’s pizza gần nhà.
Sau thành công chiến dịch Pizza Hero, Domino’s pizza lại phát hành một ứng dụng khác tên Piece of the Pie với mô hình tương tự. Với mỗi 60 điểm đạt được, người dùng có thể đổi lấy 2 loại bánh pizza cỡ vừa.
Shopee ứng dụng Gamification thế nào?
Shopee không phải cái tên lạ lẫm trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Việc áp dụng cách tích lũy số xu cho mỗi lần mua hàng hay mỗi lần đánh giá, phản hồi sản phẩm là một cách cực kỳ khôn khéo giúp ứng dụng Shopee luôn có lượng tương tác cao và giữ chân khách hàng. Và điều chắc chắn, lượng tương tác cao là một cách nhận định ứng dụng Shopee đó có thực sự nhiều người sử dụng, nhiều lượt mua hàng hay không?
Gamification lắc xu cũng là một trong những chiến dịch thành công trong marketing của Shopee, được áp dụng hàng tháng. Với mỗi lần rủ bạn bè, thêm bạn vào nhóm sẽ tăng thêm xu và khiến người tiêu dùng thích thú chờ đợi đến đúng giờ để cầm điện thoại lắc xu rơi xuống đã giúp ứng dụng bán hàng ngày càng tiếp cận thị trường Việt Nam và vượt qua nhiều đối thủ cùng ngành nhanh hơn.
Sự khác biệt giữa Marketing thông thường và Marketing Gamification
Đây có phải những mẫu quảng cáo thông thường bạn vẫn nhìn thấy tại TTTM, Facebook hay tại những điểm bán tại các tuyến phố nhộn nhịp. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những mẫu quảng cáo với nội dung như:
- Xả kho tụt quần lên tới 80%
- Giảm giá 10% – 30% – 50%
- Tết sales hết 70%
- Chào mừng ngày … khuyến mại 20%
- …v….v…….
Tâm lý “giảm giá mới mua hàng” hay “muốn mua sản phẩm với mức giá hời” vẫn là tâm lý chung của khách hàng. Chính vì thế các nhà quảng cáo, truyền thông liên tục sử dụng những thông điệp quảng cáo thế này để tiếp cận với khách hàng với mục tiêu bán hàng.
Những mẫu quảng cáo thông thường này vẫn hiệu quả, tuy nhiên nhược điểm của chúng là gì? Khách hàng đã quá chán nản với hàng loạt bài bán hàng có nội dung tương tự như nhau. Các mẫu quảng cáo này cũng thường có nội dung tương tự nhau thiếu đi tính sáng tạo, khó thu hút khách hàng trong các mùa cao điểm, khó thu thập dữ liệu khách hàng, khó marketing tiếp cận lại những khách hàng đã tham gia.
Mình đã tổng hợp lại những điểm khác biệt giữa marketing thông thường và marketing gamification để bạn có thể hiểu rõ hơn.
4 nhược điểm của marketing thông thường:
- Thiếu tính sáng tạo các nội dung các cửa hàng đều có nội dung tương tự giống nhau.
- Tâm lý khách hàng khi có khuyến mại mới mua hàng.
- Rất khó để thu hút khách hàng trong mùa cao điểm.
- Không thu thập được dữ liệu khách hàng, khó marketing lại, cũng như không có hệ thống trao quà hay nhận thưởng minh bạch.
5 ưu điểm của Marketing Gamification:
- Nội dung sáng tạo, khác biệt không gây nhàm chán với khách hàng.
- Khách hàng chơi gamification có tâm lý may mắn sẽ nhận được quà.
- Dễ dàng thu hút khách hàng mùa cao điểm.
- Thu thập quản lý data khách hàng dễ dàng, hệ thống trao quà minh bạch.
- Marketing lại với khách hàng đã tham gia gamification dễ dàng hơn.
Cơ chế hoạt động của Gamification Marketing
Cơ chế hoạt động của gamification là đánh vào tâm lý con người. Con người luôn muốn vui vẻ, tham gia vào các cuộc chơi, muốn được thưởng, thể hiện bản thân, thành tích cạnh tranh.
Ba tâm lý chính của con ngườI:
- Ai cũng muốn được thưởng: Khuyến khích người chơi “săn” phần thưởng khi sử dụng mang lại lợi ích cả 2 bên (người chơi & doanh nghiệp).
- Đố kỵ, ghen tỵ: Con người luôn ghen tỵ những thứ xung quanh. Cái mình đạt được mà người khác không đạt được thì càng thích thú. Thích thú khi đạt được thứ mà mình đạt được người khác không đạt được, tận hưởng niềm vui chiến thắng. Ví dụ: Chơi gamification trúng voucher giảm giá 50%, đem voucher 20% đi mua hàng.
- Thể hiện bản thân phải chiến thắng: Con người luôn muốn chinh phục chiến thắng mọi thứ. Khi chơi game chưa nhận được phần thưởng cao nhất, họ sẽ làm mọi thứ để chinh phục thứ họ muốn. Ví dụ: phải chia sẻ cho bạn bè mới được chơi tiếp, mầm mống chiến dịch lan truyền viral từ đây.
Xem thêm: Chatbot Viral là gì? Cách triển khai Chatbot Viral thành công
Chiến dịch gamification marketing nào thỏa mãn đủ 3 tiêu chí này chắn chắc chiến dịch marketing đó cực kỳ thành công mà mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp.
Bốn lưu ý khi áp dụng Gamification vào chiến lược Marketing
1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch gamification marketing. Bạn cần xác định đúng nhóm khách hàng bạn đang hướng đến để có thể xây dựng kịch bản và luật chơi sao cho phù hợp. Nhóm đối tượng khách hàng của bạn được xác định dựa trên nhu cầu của họ với sản phẩm ở các độ tuổi khác nhau, những từ khóa mà họ đang tìm kiếm liên quan đến sản phẩm.
Phân tích khách hàng mục tiêu, nói cách khác, chính là vẽ chân dung rõ nét của họ:
- Khách hàng là ai?
- Khách hàng nhìn như thế nào?
- Khách hàng có sở thích gì?…
- Họ thường tương tác ở đâu, quan tâm thông tin gì?
Bạn có thể dựa vào 3 tiêu chí mình đưa ra bên dưới:
- Giới tính khách hàng: nam/ nữ.
- Độ tuổi:
- Thế hệ Z (1995 – 2000): Thích giá rẻ, thích chia sẻ nhận quà, cá tính.
- Thế hệ Y (1981 – 1996): Dành nhiều thời gian lướt Facebook, quan tâm đến các nhãn hàng mang lại sự khác biệt thế nào, không ham rẻ.
- Trên 45 tuổi: Ít tương tác với thương hiệu, cần đồng cảm, sức thuyết phục từ người khác.
- Khu vực sống: thành phố/ nông thôn.
Ví dụ:
- Nhóm khách hàng thế hệ Z: thích giá rẻ vì vẫn đang độ tuổi đi học, họ không ngại chia sẻ cho bạn bè để được nhận quà và thích sự cá tính khác biệt. Bạn có thể chọn những phần quà không cần quá đắt tiền nhưng phải có sự khác biệt và cá tính trong đó, món quà giải quyết được đúng vấn đề nhóm khách hàng đang quan tâm.
- Nhóm khách hàng thế hệ Y: Họ là thế hệ đã kiếm được tiền, đã có nhiều trải nghiệm mua hàng từ các thương hiệu, họ cũng không ham rẻ, họ cũng nhận thấy không có món quà nào là miễn phí mà chất lượng cả. Thay vì tặng quà là vật phẩm bạn có thể tặng nhóm khách hàng những voucher giảm giá, chơi gamification để được mua sản phẩm với giá hời….
2. Xác định mục tiêu chiến dịch Gamification
Để tránh việc cứ đến dịp ngày lễ hay một sự kiện nào đó bạn đều muốn làm một cái gì đó mới mẻ và rất cảm tính, thì hãy ngồi xuống và lên những mục tiêu rõ càng. Vì đơn giản khi có mục tiêu rõ ràng bạn có thể làm mọi việc tốt hơn với cùng một nguồn lực bỏ ra.
2.1 Dùng Gamification để xả hàng tồn
Bạn đang có một lượng hàng tồn khá lớn mà không biết làm để có thể marketing đẩy hàng tồn, Gamification là một giải pháp bạn có thể áp dụng. Tôi đã tư vấn mục tiêu này cho một thương hiệu thời trang nữ khi họ gặp tôi với mong muốn áp dụng gamification để đẩy hàng tồn. Một chiến dịch gamification đã được xây dựng có tên”Quay giá nào mua giá nấy”. Khách hàng tham gia chơi sẽ có cơ hội mua sản phẩm với giá hời.
2.2 Thu thập thông tin khách hàng
Một số sản phẩm giá trị cao không bán được lần đầu tiên, bạn có thể sử dụng những quà tặng hấp dẫn giá trị về mặt tinh thần hoặc chi phí đầu tư không quá cao để tặng khách hàng, đổi lại khách hàng phải để lại thông tin của mình. Ví dụ: Bán thực phẩm chức năng giá trị sản phẩm trung bình khoảng 2 triệu/ sản phẩm (20 gói), bạn có thể tặng miễn phí khách hàng 1 gói sản phẩm để trải nghiệm, đổi lại khách hàng phải để lại thông tin để nhận quà và thanh toán phí vận chuyển. Bạn có thể kết hợp tặng voucher giảm giá 10-30% (tùy biên độ lãi) để trong set quà tặng. Khi sản phẩm khách hàng trải nghiệm tốt thật sự khách hàng sẽ mua tiếp và bạn sẽ tư vấn thêm…
2.3 Tăng nhận diện thương hiệu, tương tác
Bài đăng gamification kết hợp với những luật chơi khéo léo như: người chơi vào like share comment thì nhận thêm 1 lượt quay….Mục tiêu của việc tăng nhận diện thương hiệu không quá đặt nặng vào lợi nhuận khi tổ chức chiến dịch, tuy nhiên nếu tương tác nhiều bạn kết hợp khéo léo với các mục tiêu khác để bán được hàng thì điều đó càng tuyệt vời hơn.
2.4 Tri ân khách hàng/ Món quà cộng thêm
Đây là kịch bản diễn ra khi khách hàng phải mua hàng mới được quay. Ví dụ: Bất kỳ khách hàng nào mua hàng hóa đơn trên 500.000đ sẽ được tham gia gamification, quà tặng có thể là: voucher, sản phẩm còn tồn…. Mục tiêu này nên triển khai vào mùa thấp điểm trong năm hoặc một dịp đặc biệt nào đó. Bạn nên xem xét kỹ tránh trình trạng không đủ nhân viên để chăm sóc khách hàng phản hồi về chương trình này.
2.5 Upsell/ Tăng doanh số
Đây có thể là mong muốn của bất kỳ ai làm kinh doanh. Tất nhiên khi triển khai bạn kết hợp 2-3 mục tiêu trên thì doanh số ít nhiều cũng sẽ tăng gián tiếp. Hãy thiết lập tặng voucher, quà tặng hợp lý và cân đối dữ liệu khách hàng thu về cũng như nguồn lực nhân viên hiện tại có đáp ứng được không từ đó linh động thay đổi. Trành việc bạn ôm đồm quá nhiều mục tiêu trong khi nguồn lực hạn hẹp. Khách chơi gamification xong không có nhân viên tư vấn họ sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ từ bạn.
3. Thiết lập phần thưởng hấp dẫn
Phần thưởng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược Gamification bất kỳ. Xác định những gì bạn muốn cho đi như một sự khích lệ hoặc một món già có giá trị thực tế mà khách hàng có thể sử dụng. Quà tặng bạn chọn có thể là:
- Voucher.
- Mã giảm giá.
- Sản phẩm, hiện vật.
Hãy chắc chắn rằng phần thưởng đó làm khách hàng mục tiêu của bạn thích và bỏ công sức và thời gian để tham gia giật giải. Một số lưu ý khi bạn chọn phần thưởng cho chiến dịch:
- Phần thưởng phải thật và chất lượng chứ không phải một sản phẩm đôn giá lên hoặc kém chất lượng, đây là điều cực kỳ tối kỵ
- Thể lệ nhận quà nên rõ ràng, minh bạch tránh xảy ra xung đột không đáng có với khách hàng.
- Phần thưởng nên có voucher, mã giảm giá để dễ dàng chuyển đổi khách chơi gamification thành khách mua hàng.
- Không nên chọn phần thưởng có giá trị cao quá khiến khách hàng cảm thấy chương trình đang “dùng chiêu trò”, từ đó khiến khách hàng không tham gia bất kỳ các chiến dịch gamification nào khác bạn tổ chức.
Bên cạnh quà tặng cũng cần thiết lập các luật chơi cho chương trình. Một số luật chơi bạn có thể tham khảo như:
- Giới hạn thời gian chơi minigame.
- Chia sẻ cho bạn bè để nhận thêm lượt quay. (Chia sẻ cho 1 bạn được nhận thêm 1 lượt)
- Quà tặng áp dụng khi bạn mua sản phẩm trị giá trên 500k.
Như hình ảnh trên là một minigame được triển khai bởi thương hiệu giày Smartmen. Các bạn có thể thấy thông điệp chương trình, phần quà, thời gian diễn ra chương trình rất hẫp dẫn . Khi khách hàng thấy họ chơi minigame họ nhận được lợi ích họ sẽ tham gia chơi và chia sẻ cho bạn bè, từ đó chiến dịch marketing gamification của doanh nghiệp mới đạt kết quả tốt nhất.
Bốn chiến lược để bạn có thể tạo ra phần thưởng hấp dẫn nhất nhằm thu hút khách hàng.
1. Hiệu ứng chim mồi để tăng khách hàng tham gia
Vậy phần thưởng chim mồi là phần thưởng có giá trị cao và cực kỳ thu hút người chơi nhưng với xác suất trúng cực thấp có khi là 0% hoặc chỉ trao thưởng vào khung giờ được định sẵn. Phần thưởng chim mồi cũng có thể là phần thưởng chỉ có một và để trúng thưởng phần thưởng này khách hàng phải làm một số nhiệm vụ như: mời nhiều bạn, tag nhiều bạn…
Khi sử dụng phần thưởng có giá trị cao để thu hút khách tham gia, họ sẽ có tâm lý: “tôi muốn trúng quà tặng này”.
Ví dụ: Hình bên trên là 3 thương hiệu triển khai gamification. Phần tô viền xanh chính là phần thưởng chim mồi.
- Hình 1: Thương hiệu máy tính, phần thưởng chim mồi là laptop Dell T5810 trị giá 39 triệu đồng.
- Hình 2: Thương hiệu thời trang nữ, phần thưởng chim mồi là được mua 1/10 sản phẩm đang chạy gamification với giá 0 đồng.
- Hình 3: Thương hiệu thời trang nữ, phần thưởng chim mồi là đưỡ miễn phí 1 sản phẩm bất kỳ.
2. Tạo tâm lý may mắn qua phần thưởng Chúc may mắn lần sau 0%
“Chúc bạn may mắn” luôn là phần thưởng được sử dụng nhiều trong các chiến dịch gamification. Bằng việc setup tỷ lệ quay trung vào vòng quay này là 0% sẽ giúp khách hàng cảm thấy may mắn hơn, tạo niềm vui cho khách cũng như kích thích nhu cầu mua sắm tăng cao hơn.
Hãy cố gắng tạo ra tâm lý gần gũi giữa khách hàng và thương hiệu của bạn. Vậy thì, cho dù quà to hay nhỏ nhưng hãy luôn để cho khách hàng thấy được sự chân thành từ thương hiệu chứ không phải chiêu trò, để từ đó có thêm niềm tin và gắn bó với thương hiệu.
3. Sức hút từ phần thưởng miễn phí
Quà tặng miễn phí tuy giá trị không cao nhưng phải tạo được thiện cảm cực tốt trong mắt khách hàng.
- Với nhà hàng: Tặng đồ uống miễn phí.
- Với trung tâm sửa chữa xe: Tặng 1 lần rửa xe miễn phí.
- Với salon: Tặng 1 lần cắt tóc miễn phí.
- Với Fitness: Tặng 1 buổi tập trải nghiệm miễn phí.
Một chiến dịch gamification marketing sẽ được thu hút nhiều hơn khi có các sản phẩm miễn phí, những phần thưởng miễn phí sẽ là chìa khóa để mở cửa đến gần hơn trong việc chinh phục tâm lý khách hàng. Dù là khách hàng mới hay cũ, việc sử dụng quà miễn phí cũng giúp khách hàng thích thú và giúp thương hiệu ghi điểm trong mắt khách hàng.
Một số chiến lược nữa mình sẽ update sau…..
4. Cố gắng đơn giản hóa trò chơi
Để đưa nó vào chiến lược markeitng, bạn nên giữ nó càng đơn giản càng tốt. Một trò chơi hoặc cuộc thi phức tạp sẽ bị mất đối với khán giả của bạn. Nếu họ không thể hình dung ra một cách nhanh chóng hoặc bạn yêu cầu quá nhiều để bắt đầu, họ sẽ từ bỏ nó. Với sự chú ý tương đối ngắn kéo dài và nhiều phiền nhiễu, hãy xem xét làm cho mỗi trò chơi tương đối ngắn.
Bạn nên sử dụng các nhóm tập trung và các trang web thử nghiệm người dùng để xác định kết hợp các yếu tố giúp trò chơi dễ dàng tiếp cận, nhưng đủ thách thức để giúp người dùng quay lại nhiều hơn. Đầu vào nhận được trong các nhóm tập trung và kiểm tra người dùng cũng đáng giá, vì phản hồi sẽ giúp hoàn thiện nội dung Gamification hơn.