GATT là gì? Các nguyên tắc của hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch?

GATT là gì? Các nguyên tắc của hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch?

Gatt là gì

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch là điều ước được thành lập ra nhằm thực hiện tự do óa thương mại quốc tế giữa các nước thành viên để góp phần phát triển kinh tế, thương mại trên toàn thế giới. Vậy hiệp định GATT là gì, được xây dựng trên những nguyên tắc nào? Hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

GATT là gì?

GATT là viết tắt của tên Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan (General Agreement on Tariffs and Trade). Đây là tổ chức đa giang sơn được xây dựng vào năm 1947 để thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc tế trải qua những chương trình đc điều hướng chung về tự do hóa kinh tế.

Tổ chức kế thừa GATT là Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Công việc của GATT tập trung vào việc thương thuyết cắt giảm thuế quan đa phương và xóa khỏi hạn ngạch tương tự những vẻ ngoài cản trở kinh tế phi thuế quan khác.

GATT cũng đã tổ chức 10 vòng đàm phán về cắt giảm thuế, bao gồm vòng đàm phán Kenedy 1962-1967, đảm bảo mức cắt giảm quan thuế bình quân 35% và gần đó là vòng đàm phán Uruguay 1986.

Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, GATT là diễn đàn đàm phán. Trong 48 năm hoạt động, GATT trải qua 8 vòng đàm phán: vòng Giơnevơ năm 1947 đàm phán về thuế; vòng Annecy (năm 1949) đàm phán về thuế, vòng Torquay (1950- 1951) đàm phán về thuế, vòng Giơnevơ (1955- 1956) đàm phán về thuế; vòng Dillon (1961- 4962) đàm phán về thuế; vòng Kennedy (1964- 4967) đàm phán về thuế và các biện pháp chống phá giá; vòng Tôkyô (1973-1979) đàm phán về thuế, các biện pháp phi thuế quan và các hiệp định khung; vòng Uruguay (1986-1994) đàm phán về thuế, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tác, các dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, dệt, may mặc, nông nghiệp và việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

1-8

Nguyên nhân của việc ký cam kết đánh thuế thu nhập giữa các quốc gia

Đánh thuế trùng là vấn đề kinh tế mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều gặp phải khi xây dựng hệ thống chính sách thuế của mình. Đánh thuế trùng được hiểu là việc hai hay nhiều quốc gia áp dụng một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một kì tính thuế.

Việc đánh thuế trùng của các quốc gia xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, do xung đột về quyền đánh thuế, mỗi quốc gia đều khẳng định và áp dụng quyền đánh thuế của mình theo một hoặc hai hoặc cả ba nguyên tắc là theo quốc tịch, theo nơi cư trú và theo lãnh thổ. Chẳng hạn, trường hợp một quốc gia khẳng định quyền đánh thuế với khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài của một đối tượng nộp thuế vì đối tượng nộp thuế đó cư trú ở quốc gia này. Còn quốc gia khác lại khẳng định quyền đánh thuế cũng đối với khoản thu nhập đó vì lý do khoản thu nhập này phát sinh tại quốc gia mình (xung đột giữa quốc gia nguồn và quốc gia nơi cư trú).

Thứ hai, do pháp luật các nước quy định về cách xác định quốc tịch, nơi cư trú, nguồn thu nhập cũng khác nhau dẫn tới các trường hợp đánh thuế trùng. Chẳng hạn, hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập của một đối tượng nộp thuế vì cho rằng đối tượng nộp thuế cư trú ở nước họ (xung đột giữa hai quốc gia về việc xác định đối tượng cư trú). Hoặc trường hợp hai hay nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập của một đối tượng đánh thuế bởi họ cho rằng thu nhập phát sinh ờ nước họ (xung đột về cách xác định nguồn phát sinh thu nhập).

Có thể nói do xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế – xã hội ngày càng mở rộng, hiện tượng một đối tượng nộp thuế có nhiều quốc tịch, nhiều nơi cư trú, nhiều nguồn thu nhập phát sinh cả trong và ngoài nước là tương đối phổ biển, dẫn tới nhiều trường hợp bị đánh thuế trùng đổi với các loại thuế trực thu.

Việc đánh thuế trùng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội chung ở các quốc gia, nó là rào cản đối với dòng luân chuyển hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động, cản trở quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Chẳng hạn, việc đánh thuế trùng sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu tư bản đối với các nước có nhiều vốn đầu tư. Do mục đích của nhà đầu tư khi đầu tư vốn ra nước ngoài là nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nếu bị đánh thuế trùng sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ đã thu được, do vậy họ sẽ hạn chế không muốn đầu tư ra nước ngoài trong khi họ đang thừa vốn và có ý muốn đầu tư. Đối với các quốc gia thiếu vốn đầu tư việc đánh thuế trùng sẽ ngăn cản việc đầu tư vào nước mình, mặc dù quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư có nhiều chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế nhưng những lợi ích kinh tế mà quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư đã ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị loại trừ do việc bị đánh thuế trùng. Bởi vì, việc chuyển lợi nhuận từ một nước – nơi phát sinh thu nhập về nước là nơi người nộp thuế thuộc đối tượng cư trú sẽ bị thu thuế đầy đủ. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư mà một nước đã cố gắng khuyển khích thông qua chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư…

gatt-la-gi-1-2

Chính vì xuất phát từ lợi ích của quốc gia mình, với mục tiêu thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp đa quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại, công nghiệp, tài chính, cùng cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và luân chuyển lao động mà không bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng lặp giữa các quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã tìm cách loại bỏ hiện tượng đánh thuế trùng bằng việc ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần để giải quyết các vấn đề song phương, đa phương về thuế. Ngoài ra, hiệp định tránh đánh thuế hai lần ra đời còn xuất phát từ yêu cầu chống trốn lậu thuế quốc tế, bảo vệ nguồn thu của ngân sách mỗi quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của chuyên gia từ nước này sang nước khác và vì mục đích hỗ trợ trao đổi văn hoá – giáo dục… qua đó củng cố và tăng cường mối quan hệ về kinh tế, chính trị, ngoại giao giữa các quốc gia.

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là văn kiện pháp lý song phương trong đó đưa ra khuôn khổ để các nước phân chia quyền lợi thuế từ đối tượng nộp thuế hoạt động qua biên giới đồng thời loại bỏ rào cân đối với dòng luân chuyển hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động giữa quốc gia.

  • Xét trên phương diện luật pháp, hiệp định tránh đánh thuế hai lần chính là những quy định giới hạn quyền đánh thuế của từng quốc gia trong khuôn khổ pháp lý của hiệp định.
  • Xét trên phương diện kinh tế, hiệp định tránh đánh thuế hai lần là sự thỏa thuận nhằm phân chia nguồn thu cho ngân sách nhà nước của nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn, công nghệ và phân công lao động.
  • Xét trên phương diện quản lý, hiệp định tránh đánh thuế hai lần là biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trên phạm vi quốc tế qua việc trao đổi thông tin.

Với việc nhận thức rõ bản chất và vai trò của hiệp định tránh đánh thuế hai lần sẽ giúp chúng ta có những bước đi thích hợp trong xây đựng chính sách thuế của mình, đặc biệt điều kiện kinh tế hội nhập như hiện naỵ

Các nguyên tắc cơ bản của GATT

1.Nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Các quy tắc của GATT được thiết kế cho nền kinh tế có định hướng thị trường thiết lập các điều kiện cạnh tranh đối với hệ thống doanh nghiệp tự do. Trong trường họp cần thiết bảo hộ, các biện pháp thuế hoặc phi thuế có thể được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử. Theo nguyên tắc này, thuế quan hay các quy định khác được áp dụng đối với hàng nhập khẩu hay xuất khẩu không phân biệt đối xử giữa các bên tham gia GATT.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

  • Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ ”tối huệ quốc” không được sử dụng trong điều này).
  • Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.

Nguyên tắc MFN được quy định trong trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1947 (viết tắt là GATT) áp dụng đối với ”hàng hoá”. Điều 1 của GATT đề ra các nguyên tắc then chốt của cách đối xử tối huệ quốc (MFN). Nguyên tắc làm nền tảng này của GATT sau này được mở rộng sang cả các lĩnh vực khác của thương mại ngoài việc buôn bấn hàng hoá: cả thương mại dịch vụ (GATS) và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đén thương mại (TRIPS). Những ngoại lệ đối với quy tắc này được định nghĩa rõ ràng và nghiên cứu kỹ lưỡng, thường thì những ngoại lệ được thực hiện dưới các khoản khước từ đặc biệt (Điều XXV của GATT 1994, miễn trừ MFN trong lịch trình GATT), theo Phần IV của GATT 1994 hay còn được gọi là “Điều khoản cho phép” năm 1979 (ví dụ GSP). Lần lượt việc MFN có thể được chấp nhận đối với các liên minh thuế quan và các khu vực thương mại tự do (Điều XXIV của GATT 1994) hoặc vì sự hội nhập kinh tế (Điều V, GATS). Dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn.

Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác của mình.

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: Mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được “ưu tiên nhất”.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc – MFN trong hệ thống thương mại đa phương tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.

Với sự tồn tại của nguyên tắc đối xử MFN, các quốc gia sẽ được bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Một nguyên tắc then chốt khác của GATT, như đã ghi trong Điều III, là một khi ở trong biên giới, hàng hoá sẽ nhận được đối xử quốc gia (NT) giống như đối với hàng hoá nội địa khác, kể cả liên quan đến mức thuế nội địa hoặc áp dụng các quy định của quốc gia. Hơn nữa, nguyên tắc này được mở rộng sang các lĩnh vực “mới” như dịch vụ, và một số ngoại lệ trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Tính có thể dự đoân trước và tính minh bạch là những tấc động chính của hệ thống GATT đối với các thương nhân và doanh nghiệp. Những thoả thuận ký kết và cam kết thông báo dựa vào luật lệ là phương tiện quan trọng bảo đảm rằng các điều kiện và môi trường thương mại sẽ được âp dụng bình đẳng đối với tất cả các Bên tham gia ký kết.

Nguyên tắc đối xử quốc gia là quy chế yêu cầu các quốc gia thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài và cả nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa.

Thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia – NT trong hệ thống thương mại đa phương nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài với nhà sản xuất kinh doanh trong nước.

Nguyên tắc này được hiểu là dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó dang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.

Điều này có nghĩa là nước nhập khẩu không được đối xử phản biệt giữa sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp trong nước với sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp nước ngoài về thuế và các khoản lệ phí trong nước cũng như về điều kiện cạnh tranh.

Thông qua các cam kết nhượng bộ về cắt giảm thuế quan, và dựa trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, sản phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên được đối xử bình đẳng với nhau trên thị trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu như nước nhập khẩu tùy tiện áp dụng thuế nội địa và các quy định mang tính phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu với sản phẩm trong nước nhằm mục dích bảo hộ ngành sản xuất trong nước thì hiệu quả của việc tự do hóa thương mại kể trên sẽ không còn ý nghĩa. Chính vì thế hai nguyên tắc này được áp dụng kết hợp nhằm bảo đảm điều kiện canh tranh bình đẳng không chỉ giữa sản phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên mà còn giữa sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu. Cũng với lí do đó mà hai nguyên tắc này được coi là hòn đá tảng của GATT/WTO nhằm thực hiện mục tiêu không phân biệt đối xử và tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên.

2. Nguyên tắc mở cửa thị trường.

Nguyên tắc “mở cửa thị trường” hay còn gọi là “tiếp cận” thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.

Về mặt chính trị, “tiếp cận thị trường” thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lý, “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán ra nhập WTO.

Mở cửa thị trường được thực hiện thông qua các cam kết về :

  • Cấm áp dụng các biện pháp về hạn chế số lượng
  • Giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan;
  • Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan

3. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Cạnh tranh công bằng (fair competition) được hiểu là thương mại quốc tế được tiến hành trong những điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau.

Nguyên tắc này được công nhận trong án lệ của vụ U ruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working group) để xem xét vụ này. Nhóm công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lý việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà U ruguay có quyền “mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của U ruguay.

Trên cơ sở kết luận của Nhóm công tác, Đại hội đồng GATT đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan “đàm phán” với U ruguay để thay đổi các cam kết và nhân nhượng thuế quan trước đó. Vụ kiện của U ruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các nước đang phát triển. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lý không vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên tắc “cạnh tranh công bằng”.

4. Nguyên tắc minh bạch

Minh bạch là nguyên tắc quan trọng của WTO nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại quốc tế. Minh bạch cho phép các nhà nhập khẩu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ,…có khả năng dự đoán trước về hệ thống pháp lý và chính sách về thương mại của các nước thành viên, cũng như phát hiện sớm các vi phạm quy định của WTO.

Minh bạch bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, phải dành cơ hội thoả đáng cho các bên có liên quan được góp ý trong quá trình lập quy. Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh.

2-7

Trên đây là toàn bộ thông tin GATT là gì, nguyên nhân cũng như các nguyên tắc cơ bản của hiệp định này. Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ bản chất của hiệp định này để có những bước đi phù hợp trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay.